Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

BÀI 14:

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. ( TIẾT 2)

I. NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- HS kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nêu được các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- HS nhận biết được các hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, biết báo  cho những người có trách nhiệm biết  để xử lí.

- HS biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

- Có ý thức bảo vệ môi trường  và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường

II. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mỗi người chúng ta cần phải có những hiểu biết, quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như  những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta điều đó.

HS QUAN SÁT TRANH

Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

  • Học sinh nhắc lại vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được.

     - Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

HỌC SINH QUAN SÁT TRANH

Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách
Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

Điều 6: (Luật bảo vệ môi trường 2005) quy định:

     Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.

     Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

     Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Điều 7( Luật bảo vệ môi trường 2005) Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc,chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

* TƯ LIỆU:

1. Ở nước ta có luật nào quy định  về việc bảo vệ môi trườngtài nguyên thiên nhiên?

à Về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ở nước ta có “ Luật bảo vệ môi trường năm 2005, luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004” và một số luật khác.

2. PL nước ta quy định ntn về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

àĐiều 29 của Hiến Pháp: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh ết, tổ chức, xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

3. Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

à Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phuc6 ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học ( Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Điều 3, Khoản 3)

4. Pháp luật nghêm cấm hành vi nào liên quan đến bảo vệ rừng?

à Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: cấm phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ( Điều 7, khoản 1). Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 Điều 12 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như: chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác.

5. Để bảo vệ nguồn nước pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?

à Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định cấm thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn MT; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước ( Điều 7, khoản 5)

6. Pháp luật nghêm cấm hành vi nào liên quan đến bảo vệ động vật quý hiếm?

à Cấm khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cớ quan nhà nước có thẩm quyền quy định ( Điều 7, khoàn 3)

7. PL có quy định gì về bảo vệ không khí?

à Cấm thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn MT cho phép (Điều 7,  Khoản 6)

5. Những quy định cơ bản của pháp luật về  bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.

- Một số hành vi bị pháp luật  nghiêm cấm:

+ Thải chất thải chưa được xử lí,các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước.

+ Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí.

+ Phá hoại, khai thác trái phép rừng.

+ Khai thác kinh doanh các động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do nhà nước quy định.

Xử phạt vi phạm hành chính gần 2 tỷ đồng về lĩnh vực tài nguyên, môi trường

10 tháng đầu năm 2017, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước của 138 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh), Bộ đội Biên phòng tỉnh tuần tra, xử phạt vi phạm về hoạt động khoáng sản trên các sông…

Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và yêu cầu các tổ chức, cá nhân khắc phục các tồn tại, hạn chế. Thanh tra Sở đã xử phạt vi phạm hành chính, trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 37 trường hợp, tổng số tiền gần 2 tỷ đồng (trong đó 12 trường hợp về khoáng sản, 8 trường hợp về đất đai, 17 trường hợp về lĩnh vực môi trường).

Thời gian tới, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện và hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2017; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện vi phạm hoặc có khiếu kiện của nhân dân; lập phương án xử lý nghiêm các cơ sở cố tình không thực hiện khắc phục.

Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

Lấy mẫu kiểm nghiệm nước thải tại Công ty Rich Beauty Việt Nam.

* Lồng ghép ANQP.

Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc dchị mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm"

HÌNH ẢNH TỘI PHẠM MUA BÁN ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM

 

Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

- Đối mới mỗi người: giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, trồng cây xanh, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng quy định...

- Đối với nhà nước: ban hành pháp luật về bảo vệ MT, TNTN, tuyền truyền, giáo dục cho người dân về nghĩa vụ bảo vệ MT; xử lí những hành vi vi phạm; tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường...

Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nh

Ở trường và địa phương em có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?

6. Những biện pháp cần thiết để bảo vệ MT và TNTN

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định

- Hạn chế dùng chất khó phân hủy (nilon, nhựa), thu gom , tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.

- Tiết kiệm điện, nước sạch...

* LỒNG GHÉP

Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách

III. BÀI TẬP.

Tình huống 1: Một lần dọn vườn T thấy một con chuột trong góc vườn liền vứt ra đường vì  T nghĩ rằng “ Vứt ra đường cho đỡ thối nhà, với lại đằng nào cũng có công nhân quét rác đấy là công việc của họ”

? Em thấy việc làm của T là đúng hay sai vì sao.

? Nếu là em em sẽ xử lí con chuột đó như thế nào

 Bài tập 2: Để bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên cần phải tiết kiệm nước, khoáng sản, lâm, hải sản đúng hay sai? Vì sao?

 Bài tập 3: Bón nhiều phân hóa học cho đất được màu mỡ là một biện pháp để bảo vệ môi trường, đúng hay sai? Vì sao?

Bài tập 4: Vì sao phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và không khí?

Bài tập 5: Để bảo vệ môi trường cần phải hạn chế sự phát triển của các nhà máy, đúng hay sai? Vì sao?

IV.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.

- Häc thuéc néi dung bµi häc.

+ Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương có những hiện gì tốt và chưa tốt, các nguồn gây ô nhiễm, các hình thức gây ô nhiễm ( bãi rác, ao hồ, chất thải, nước thải của làng nghề, của nhà máy, lò giết mổ động vật, chất thải của bệnh viện).

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên như trồng cây rây rừng, bảo vệ nguồn nước, làm vệ sinh kênh mương….

+ Thời gian dự kiến.

+ Cách tiến hành mỗi công việc.

+ Phân công người phụ trách từng công việc.