Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là gì tại sao

nêu khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp nước ta hiện nay và giải thích tại sao?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 12
  • Ngữ văn lớp 12
  • Tiếng Anh lớp 12

Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là

Câu hỏi: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là

A. khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp không còn nhiều.

B. cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.

C.  thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

D. mạng lưới cơ sở chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cây công nghiệp.

Lời giải: 

Đáp án đúng: C.  thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

Giải thích:

Ví dụ như khi cà phê được giá, người dân đua nhau trồng cà phê, khi được mùa mất giá, giá cà phê thấp, người dân chặt bỏ cà phê; cây lâu năm cần có thời gian sinh trưởng và phát triển dài mới cho sản phẩm tốt vì vậy nếu giá cả bấp bênh sẽ rất ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất cây lâu năm.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nông nghiệp trồng trọt nước ta và tình hình sản xuất cây công nghiệp  nhé!

1. Đặc điểm Nền nông nghiệp nước ta- nông nghiệp nhiệt đới:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

*Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng, cho phép:

+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp.

+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.

- Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

* Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…

Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.

- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

2. Ngành trồng trọt

- Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.

- Xu hướng giảm tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

- Trong ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, rau đậu; tăng tỉ trọng giá trị sx cây công nghiệp.

*Sản xuất lương thực:

- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

+ Làm nguồn hàng xuất khẩu

+ Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:

+ Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh...

- Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực

*Sản xuất cây thực phẩm 

- Rau đậu được trồng hầu hết ở các địa phương, đặc biệt là ngoại thành các thành phố lớn.

- Diện tích trồng rau > 500 nghìn ha.

* Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

Cây công nghiệp:

- Ý nghĩa:

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu.

+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

- Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi: khí hậu, đất, nguồn lao động, mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp…

+ Khó khăn: Thị trường tiêu thụ…

- Tình hình sản xuất:

+ Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.

+ Cây công nghiệp lâu năm:

Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng. Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.

Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.

Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè…

+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, tằm, thuốc lá...

Cây ăn quả

- Phát triển khá mạnh trong những năm gần đây.

- Một số loại cây ăn quả được trồng tập trung nhất: chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm,...

- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

45 điểm

Trần Tiến

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là A. Công nghiệp chế biến chưa phát triển. B. Giống cây trồng còn hạn chế. C. Thị trường có nhiều biến động.

D. Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất

Tổng hợp câu trả lời (1)

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là Thị trường có nhiều biến động. Sản phẩm cây công nghiệp lâu năm là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta, khi thị trường thế giới nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong nước. Ví dụ như khi cà phê được giá, người dân đua nhau trồng cà phê, khi được mùa mất giá, giá cà phê thấp, người dân chặt bỏ cà phê; cây lâu năm cần có thời gian sinh trưởng và phát triển dài mới cho sản phẩm tốt vì vậy nếu giá cả bấp bênh sẽ rất ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất cây lâu năm => Chọn đáp án C

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta là: A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cửa Lò, Cam Ranh, Quy Nhơn, Sài Gòn. B. Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Cam Ranh, Sài Gòn. C. Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Sài Gòn. D. Hải Phòng, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cửa Lò, Quy Nhơn, Sài Gòn
  • Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn, chủ yếu là do A. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành. B. điều kiện chăm sóc thuận lợi. C. nhu cầu của thị trường. D. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.
  • Giải thích thế nào là cơ cấu công nghiệp theo ngành và cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. Cho ví dụ minh hoạ và nêu mối quan hệ giữa chúng.
  • Nhân tố chủ yếu nào sau đây có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta? A. Quá trình công nghiêp hóa đất nước B. Tác động của xu hướng khu vực hóa. C. Thành tựu của công cuộc Đổi mới. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • Khó khăn chủ yếu của mạng lười đường sông nước ta là A. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu. B. Tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp. C. Các phương tiện vận tải ít được cải tiến, D. Trang bị các cảng sông còn nghèo nàn.
  • Nêu khái quát và phân tích thuận lợi và khó khăn về đIều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển sản xuất ở Tây Nguyên.
  • Tại sao địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại chủ yếu là đồi núi thấp và thấp dần theo hướng tây bắc- đông nam.
  • Câu 2. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam là: A. Căm-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin B. Căm-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin C. Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin D. Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin
  • Đặc điểm nổi bật của dân số nước ta không phải là A. dân số đông, nhiều thành phần dân tộc B. gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ C. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn D. dân số có sự biến đổi về cơ cấu nhóm tuổi
  • Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. Nêu khái quát các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ đề