Khi sinh con lành bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm 2024

Từ 1/7/2023, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con.

Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính như sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở

Theo đó, lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: "Lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con".

Từ 1/7/2023, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con.

Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản của lao động nữ được tính như sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở

Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp tuất hàng tháng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên thành 1,26 triệu đồng/tháng đối với thân nhân không có người nuôi dưỡng.

Hiện nay có những vấn đề gì liên quan đến chế độ thai sản khi sinh con mà người lao động cần biết?

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là rất đơn giản

Theo đó, người lao động nữ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con là được nhận trợ cấp thai sản. Từ quy định này mà không ít người lao động mà sau khi đã phát hiện có bầu rồi mới tham gia bảo hiểm xã hội nhưng vẫn được nhận về số tiền trợ cấp khi sinh con.

Trên thực tế, với những người lao động mà có bầu rồi mới đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có công văn về việc thanh tra đơn vị. Nhưng việc thanh tra – giải trình khá đơn giản. Chỉ cần bộ phận nhân sự nắm chắc một chút về Luật bảo hiểm và luật lao động là có thể giải trình thành công bộ hồ sơ thai sản. Chính vì vậy, đây là lỗ hổng mà hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam đang gặp phải bởi trên thực tế, có rất nhiều người lao động tận dụng lỗ hổng này để trục lợi tiền thai sản từ quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Tiền trợ cấp thai sản bao gồm những khoản gì?

Rất nhiều người lao động không nắm rõ chế độ thai sản khi sinh của bản thân sẽ nhận được những khoản tiền nào? Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động được nghỉ thai sản là 6 tháng. Vậy trong 6 tháng này người lao động không đi làm nhưng được bảo hiểm xã hội trả trợ cấp thai sản 6 tháng bằng với tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (không phải lương thực nhận). Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm 1 khoản tiền trợ cấp cho con là 2 tháng lương cơ sở. Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng tức nhận về 2.980.000 đồng.

Như vậy, tiền thai sản bằng: 6 tháng tiền lương đóng bảo hiểm và 2 tháng lương cơ sở tiền trợ cấp một lần cho con.

3. Khi nào phải làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con?

Người lao động cần phải làm chế độ thai sản khi nào là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề cần xác định cho 02 trường hợp:

  • Trường hợp 01: Người lao động đã nghỉ hẳn việc trước khi sinh và đã chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nếu đủ điều kiện hưởng thai sản thì cần phải làm chế độ trước khi con 6 tháng tuổi. Bởi, trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 không có quy định về việc khi người lao động đã nghỉ hẳn việc thì thời hạn làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản là bao lâu nhưng trên thực tế các bạn nên làm trước khi con 6 tháng tuổi.
  • Trường hợp 02: Người lao động nghỉ sinh nhưng vẫn còn là người lao động ở công ty. Trong trường hợp này, người lao động đề nghi đơn vị làm hồ sơ thai sản lúc nào cũng được. Có thể làm luôn sau khi sinh con hoặc chậm nhất là sau khi hết thai sản 6 tháng và quay trở lại làm việc 45 ngày. Nếu làm hồ sơ chậm thì doanh nghiệp và người lao động cần làm hồ sơ giải trình, khá là phiền phức nên người lao động cần lưu ý để không mất quyền lợi.

4. Hồ sơ làm chế độ thai sản 6 tháng sau khi sinh con chỉ cần Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh

Cụ thể, khi làm trợ cấp thai sản 6 tháng cho lao động nữ sinh con, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 chỉ yêu cầu người lao động phải nộp Giấy khai sinh bản sao hoặc Giấy chứng sinh nhưng trên thực tế, doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động nộp tất cả những giấy tờ có liên quan như giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật hoặc có những doanh nghiệp bắt người lao động phải nộp cả Giấy khám thai mới làm hồ sơ thai sản.

Điều này là vô lý bởi: để chứng minh một người được hưởng chế độ thai sản chỉ cần chứng minh về việc họ có sự kiện sinh con là bảo hiểm xã hội đã chi trả chế độ thai sản cho người lao động rồi. Vậy giấy tờ để chứng minh sự kiện sinh con hoặc là Giấy chứng sinh tại Bệnh viện hoặc là giấy khai sinh là đủ. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại bắt người lao động nộp cả Giấy ra viện, giấy phẫu thuật…. Sự thiếu hiểu biết trên đã gây khó khăn cho người lao động thậm chí là ảnh hưởng đến quyền lợi của họ..jpg)

5. Khi nghỉ sinh con người lao động được những quyền lợi gì?

Ngoài tiền trợ cấp thai sản như tại mục 2, người lao động nữ khi sinh con được rất nhiều quyền lợi, cụ thể:

  • Trong 6 tháng nghỉ thai sản, người lao động được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí mà không phải bỏ tiền ra đóng hằng tháng như hồi còn đi làm việc.
  • Trong 6 tháng nghỉ thai sản, người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội miễn phí. Điều này được hiểu là: khi nghỉ sinh 6 tháng, người lao động vừa được hưởng tiền trợ cấp 6 tháng lương, vừa không phải bỏ tiền đóng bảo hiểm nhưng vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong sổ là 6 tháng đó có đóng bảo hiểm xã hôi. Điều này quá chi là có lợi.
  • Trong 6 tháng nghỉ thai sản, người lao động không được cơ quan đóng bảo hiểm thất nghiệp nên người lao động cần lưu ý để tính toán quyền lợi cho việc nhận thất nghiệp khi nghỉ việc.

Lưu ý: Tất cả những quyền lợi nêu trên chỉ áp dụng đối với người lao động nghỉ thai sản khi vẫn còn làm tại Doanh nghiệp còn với những lao động nghỉ hẳn việc và tự cầm sổ bảo hiểm xã hội về địa phương để làm chế độ thì sẽ không có quyền lợi này.

6. Ngoài tiền trợ cấp thai sản tại mục 2, người lao động còn được nhận thêm tiền gì nữa không?

Câu trả lời là có. Đây là khoản tiền dưỡng sức sau khi sinh con. Tiền dưỡng sức sau sinh chỉ áp dụng đối với người lao động sau khi nghỉ hết chế độ thai sản và đi làm lại. Tháng đi làm lại phải đóng bảo hiểm và không được xin nghỉ không lương. Vậy là người lao động có thể được nhận tiền trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh.

Chế độ dưỡng sức sau sinh là cao, cụ thể: Nếu người lao động sinh thường được nghỉ dưỡng sức 5 ngày, sinh phẫu thuật được nghỉ 7 ngày. Số ngày nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ tết, nghỉ hằng tuần. Ngoài ra, mức trợ cấp 1 ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Tiền lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Vậy một ngày người lao động nhận được gần 500.000 đồng.

7. Hồ sơ làm chế độ dưỡng sức có đơn giản không?

Theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ làm chế độ dưỡng sức khá đơn giản vì người lao động không cần phải nộp bất kỳ giấy tờ gì của bệnh viện để chứng minh mình không đủ sức khỏe đi làm việc. Theo đó, người lao động sẽ auto được nghỉ dưỡng sức theo quy định là 5 ngày nếu sinh thường và 7 ngày nếu sinh mổ. Vậy để chứng minh là người lao động sinh thường hay sinh mổ thì người lao động cần nộp Giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận phẫu thuật lên cơ quan bảo hiểm xã hội để được nhận quyền lợi dưỡng sức.

Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có giấy chứng nhận của bệnh viện về việc không đủ sức khỏe đi làm mới cho hưởng dưỡng sức. Điều này là vô lý và sai luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Vậy nên người lao động cần nắm rõ quy định để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Phụ nữ bị sảy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sảy thai10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Vợ không tham gia BHXH chồng có tham gia BHXH khi vợ sinh thì chồng được hưởng mức trợ cấp bao nhiêu?

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con." Như vậy, trường hợp sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Vợ sinh chồng đóng bảo hiểm xã hội thì Dương nhận bao nhiêu tiền thai sản?

Theo quy định trên thì mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam có vợ sinh con sẽ được tính như sau: Tiền thai sản = 100% x (mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội : 24) x Số ngày nghỉ hưởng chế độ.

Chủ đề