Khi nào các phương trình phản ứng cần nhiệt độ năm 2024

[tex]t^{o}[/tex] chính là nhiệt độ đó bạn!1 số phương trình cần nhiệt để phản ứng tạo thành ,1 sô thì không cần !

  • 5

    [tex]t^{o}[/tex] chính là nhiệt độ đó bạn!1 số phương trình cần nhiệt để phản ứng tạo thành ,1 sô thì không cần !

vậy mình ghi tất cả có sai không bạn ?

Khi nào các phương trình phản ứng cần nhiệt độ năm 2024

  • 6

    vậy mình ghi tất cả có sai không bạn ?

Có sai chứ bạn! Bạn lưu ý: - Phân huỷ: có nhiệt độ - Rắn với rắn: có nhiệt độ - Khí với rắn: có nhiệt độ và 1 vài pt khác cần nhiệt độ

  • 7

    Có sai chứ bạn! Bạn lưu ý: - Phân huỷ: có nhiệt độ - Rắn với rắn: có nhiệt độ - Khí với rắn: có nhiệt độ và 1 vài pt khác cần nhiệt độ

ủa nói chung lại là ghi hết hả bạn, sao bạn kia nói là có cái ghi có cái không ghi còn bạn thì nói khác nữa, cuối cùng mình nghe ai đây

Khi nào các phương trình phản ứng cần nhiệt độ năm 2024

  • 8

ủa nói chung lại là ghi hết hả bạn, sao bạn kia nói là có cái ghi có cái không ghi còn bạn thì nói khác nữa, cuối cùng mình nghe ai đây

Bài viết Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học.

Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học (cực hay, chi tiết)

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

Phản ứng hóa học xảy ra khi:

- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau: Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng hóa học xảy ra càng dễ.

Ví dụ:

Trong thí nghiệm cho sắt tác dụng với lưu huỳnh, dùng sắt và lưu huỳnh ở dạng bột sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất làm phản ứng dễ dàng hơn.

– Đun nóng đến một nhiệt độ nhất định, tùy mỗi phản ứng cụ thể (do có những phản ứng hóa học cần đun nóng lúc đầu để khơi mào phản ứng, cũng có những phản ứng hóa học không cần đun nóng).

Ví dụ:

Natri phản ứng với nước mà không cần đun nóng. Trong khi sắt và lưu huỳnh cần nhiệt độ để phản ứng xảy ra.

– Thêm chất xúc tác, tùy mỗi phản ứng cụ thể: Chất xúc tác thúc đẩy phản ứng nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Ví dụ:

Từ rượu muốn tạo thành giấm ăn cần có chất xúc tác là men.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là

  1. Bột sắt được tiếp xúc với bột lưu huỳnh.
  1. Đun nóng bột sắt , sau đó đun nóng bột lưu huỳnh.
  1. Cho thêm chất xúc tác vào hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh.
  1. Bột sắt tiếp xúc với bột lưu huỳnh và được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.

Lời giải:

Đáp án D.

Ví dụ 2: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học mà không cần phải đun nóng?

  1. Lưu huỳnh tác dụng với sắt.
  1. Phân hủy đường thành than.
  1. Kẽm tác dụng với axit clohiđric.
  1. Than cháy trong không khí.

Lời giải:

Đáp án C.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Điều kiện để một phản ứng hóa học xảy ra là

  1. các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
  1. phải có chất xúc tác.
  1. phải đun nóng.
  1. cả 3 điều kiện trên.

Lời giải:

Đáp án A.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất càng nhỏ thì phản ứng xảy ra càng dễ.
  1. Phản ứng hóa học nào cũng phải cần chất xúc tác.
  1. Có phản ứng hóa học phải đun liên tục suốt thời gian phản ứng.
  1. Phản ứng hóa học nào cũng cần phải đun nóng để khơi mào phản ứng.

Lời giải:

Đáp án C.

Câu 3: Chất xúc tác là

  1. chất ức chế phản ứng hóa học.
  1. chất bị biến đổi sau khi phản ứng hóa học kết thúc.
  1. chất kích thích phản ứng xảy ra.
  1. chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Lời giải:

Đáp án D.

Câu 4: Để tạo thành axit axetic từ rượu nhạt cần chất xúc tác là

  1. men giấm.
  1. men rượu.
  1. axit.
  1. muối ăn.

Lời giải:

Đáp án A

Giấm là dung dịch axit axetic loãng.

Để tạo thành axit axetic từ rượu nhạt cần men giấm làm xúc tác.

Câu 5: Phản ứng nào sau đây cần đun liên tục suốt thời gian phản ứng?

  1. Phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric.
  1. Phản ứng phân hủy đường.
  1. Phản ứng lên men rượu.
  1. Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh.

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
  1. Trong quá trình sản xuất rượu từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
  1. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
  1. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.

Lời giải:

Đáp án B

A sai vì dầu hỏa dễ cháy hơn củi nên dầu hỏa cháy làm ngọn lửa to hơn.

C sai vì chất xúc tác có tính chọn lọc.

D sai chất vì chất làm giảm tốc độ phản ứng gọi là chất ức chế phản ứng.

Câu 7: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1. đốt trong lò kín.
  1. xếp củi chặt khít.
  1. thổi hơi nước.
  1. thổi không khí khô.

Lời giải:

Đáp án D.

Câu 8: Cho sắt phản ứng với axit clohiđric. Phản ứng xảy ra dễ nhất khi sắt ở dạng nào sau đây?

  1. Dạng viên nhỏ.
  1. Dạng bột.
  1. Dạng tấm mỏng.
  1. Dạng dây.

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 9: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây.

  1. Đập nhỏ than trước khi đưa vào bếp làm than khó bén lửa.
  1. Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (III) sunfua.
  1. Nghiền nhỏ vừa phải đá vôi giúp phản ứng nung vôi diễn ra dễ dàng hơn.
  1. Thêm chất xúc tác MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.

Lời giải:

Đáp án C.

Câu 10: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu ?

  1. Chất xúc tác.
  1. Áp suất.
  1. Nồng độ.
  1. Nhiệt độ.

Lời giải:

Đáp án A.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

  • Khi nào các phương trình phản ứng cần nhiệt độ năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Khi nào các phương trình phản ứng cần nhiệt độ năm 2024

Khi nào các phương trình phản ứng cần nhiệt độ năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.