Kháng dính nào không đúng vệ việc thăm đồng thường xuyên trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

I. Khái niệm và tác dụng của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

1. Khái niệm.

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lí.

2. Tác dụng.

II. Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

 1. Trồng cây khoẻ.

- Cây khoẻ: Là cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, không mang mầm bệnh, có tính chống chịu cao...

- Trồng cây khoẻ có tác dụng:

+ Cho năng suất, chất lượng nông sản cao.

+ Hạn chế được sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

2. Bảo tồn thiên địch.

- Thiện địch: Là những loài sinh vật có khả năng tiêu diệt những sinh vật gây hại cho mùa màng.

+ Mèo: tiêu diệt chuột

+ Chuồn chuồn kim: tiêu diệt bướm hại.

+ Bọ ba khoang: tiêu diệt các loài sâu hại...

- Tác dụng: hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại trên đồng ruộng.

3. Thăm đồng thường xuyên.

- Kịp thời phát hiện những dấu hiệu của sự thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở cây trồng để từ đó có những biện pháp điều chỉnh hợp lí.

- Kịp thời phát hiện những dấu hiệu của sự nhiễm sâu bệnh, sự xuất hiện của cỏ dại, sự phá hại của chuột...để từ đó có những biện pháp phòng trừ hợp lí.

4. Nông dân trở thành chuyên gia.

Để trở thành chuyên gia thì nông dân cần phải:

+ Thường xuyên trau dồi kiến thức về trồng trọt và bảo vệ thực vật.

+ Vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được vào thực tiễn sản xuât.

+ Phổ biến kiến thức cho người khác cùng áp dụng.

III. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

 1. Biện pháp kĩ thuật.

- Những biện pháp cụ thể:

+ Làm đất, làm vệ sinh đồng ruộng.

+ Tưới tiêu, bón phân, bón vôi hợp lí.

+ Luôn canh cây trồng, gieo trồng đứng thời vụ.

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhược điểm: Hiệu quả phòng trừ thường không cao.

 2. Biện pháp sinh học.

- Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc những sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hai do sâu bệnh gây ra.

- Hướng sử dụng:

+ Sử dụng thiên địch.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học: chất kháng sinh, chất gây ngán, chất dẫn dụ...

- Ưu, nhược điểm.

+ Ưu điểm: Có tác dụng lâu dài và không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản.

+ Nhược điểm: Khó sử dụng, tốn kém

3. Sử dụng giống cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh.

- Khả năng kháng sâu bệnh của cây trồng do gen quy định.

+ Giống Lúa N203: kháng đạo ôn, rầy nâu.

+ Giống Lúa CH5: Kháng khô vằn, bạc lá.

+ Giống Ngô lai LVN4: kháng sâu đục thân, sâu đục bắp.

- Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: Vừa nâng cao năng suất vừa hạn chế được sự phát triển của dịch hại.

+ Hạn chế: khó chọn ra được giống cây trồng thích hợp.

4. Biện pháp hoá học.

- Khái niệm: SGK

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: tiêu diệt sâu bệnh nhanh, rộng

+ Nhược điểm: có thể gây ngộ độc cho người và gây ô nhiễm môi trường.

- Yêu cầu khi sử dụng:

+ Chỉ được sử dụng khi dịch hại đã tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp khác tỏ ra không có hiệu quả.

+ Chỉ được sử dụng những loại thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng.

+ Phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

5. Biện pháp cơ giới vật lí.

Là biện pháp sử dụng tay, vợt hoặc các loại bẫy như bẫy bả, bẫy đèn, bẫy dính...để tiêu diệt sâu hại.

 6. Biện pháp điều hoà.

Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái.

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là?

A. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý.

B. Cải tạo đất, gieo trồng đúng thời vụ.

C. Phun thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên.

D. Chọn tạo các giống cây trồng khỏe mạnh.

Đáp án đúng A.

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý, phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lý nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mỗi biện pháp.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Cây trồng là cây được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt đưa vào sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các loài cây trên Trái Đất. Cây trồng được thu hoạch hằng năm hay theo mùa, các sản phẩm này được dùng để làm thức ăn, cỏ khô và cho nhiều những mục đích kinh tế khác. Phát triển cây trồng cũng là một phần của nông nghiệp.

– Có rất nhiều loại được sử dụng cho mục đích công nghiệp. Cây trồng được trồng và thu hoạch dùng để bán lấy lợi nhuận hay dùng để làm thức ăn cho người hoặc động vật, những địa điểm có nhiều cây trồng thì những chỗ đó rất thích hợp cho cây trồng.

– Luống cây trồng: Nhiều cây trồng được trồng theo những dãy hàng, được biết như luống cây trồng. Trước đây, máy kéo không thu hoạch được cây trồng ngoài việc làm hư hại tới chúng. Máy kéo đầu tiên được biết tới thiết kế dùng để thu hoạch được các cây trồng gọi là máy kéo luống cây trồng.

– Nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, bao gồm:

+ Trồng cây khỏe, bảo tồn thiên địch.

+ Phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Nông dân trở thành chuyên gia nắm được kiến thức, vận dụng được vào thực tiễn sản xuất mà còn có khả năng phổ biến cho người khác áp dụng.

– Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

+ Biện pháp kỹ thuật: là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất. Cụ thể là cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, luân canh.

+ Ưu điểm là đơn giản và rất dễ thực hiện.

+ Nhược điểm là hiệu quả lâu, khó ngăn chặn khi sâu bệnh phát triển thành dịch.

– Các biện pháp cụ thể và tác dụng cụ thể như sau:

+ Cày bừa: Diệt trừ sâu hại trong đất.

+ Vệ sinh đồng ruộng: Phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh.

+ Tưới tiêu, bón phân hợp lý: Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao khả năng kháng sâu bệnh.

+ Luân canh cây trồng: Không cho sâu bệnh sống lâu với một loại cây trồng.

+ Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên: Kịp thời phát hiện sâu bệnh.

Như vậy, câu hỏi Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là? Đã được chúng tôi trả lời và giải thích chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.