Nghị định thông tư dich tiếng anh là gì năm 2024

Nghị định là văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Trong khi thông tư là văn bản pháp luật do Bộ hay cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện nghị định của chính phủ. Nghị định tiếng Anh là gì?Nghị định tiếng Anh là decree, decree có thể làm danh từ và động từ

An ninh quốc gia

An ninh trật tự

Bảo hiểm

Cán bộ-Công chức-Viên chức

Chính sách

Chứng khoán

Cơ cấu tổ chức

Cổ phần-Cổ phần hoá

Công nghiệp

COVID-19

Dân sự

Đất đai-Nhà ở

Đấu thầu-Cạnh tranh

Đầu tư

Địa giới hành chính

Điện lực

Doanh nghiệp

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

Giao thông

Hải quan

Hàng hải

Hành chính

Hình sự

Hôn nhân gia đình

Kế toán-Kiểm toán

Khiếu nại-Tố cáo

Khoa học-Công nghệ

Lao động-Tiền lương

Ngoại giao

Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Quốc phòng

Sở hữu trí tuệ

Tài chính-Ngân hàng

Tài nguyên-Môi trường

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật

Thông tin-Truyền thông

Thực phẩm-Dược phẩm

Thuế-Phí-Lệ phí

Thương mại-Quảng cáo

Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Tư pháp-Hộ tịch

Văn hóa-Thể thao-Du lịch

Vi phạm hành chính

Xây dựng

Xuất nhập cảnh

Xuất nhập khẩu

Y tế-Sức khỏe

Lĩnh vực khác

Tại khoản 5 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định để quy định những vấn đề tại Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

Nghị định của Chính phủ
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nghị định thông tư dich tiếng anh là gì năm 2024

Nghị định là gì? Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng nước ngoài trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng nước ngoài trong trường hợp nào?

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài được căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; bản dịch có giá trị tham khảo.

Các văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 102 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
1. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ra tiếng nước ngoài nếu thấy cần thiết.
...

Theo quy định nêu trên thì Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác nếu Nghị định được ban hành để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Lưu ý: Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

Bản dịch Nghị định của Chính phủ ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm yêu cầu như thế nào?

Yêu cầu đối với bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 102 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
...
4. Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.

Theo quy định nêu trên thì bản dịch Nghị định của Chính phủ ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.