Khái niệm nghiệp vụ sư phạm là gì

Giáo viên là một nghề được rất nhiều người lựa chọn cho sự nghiệp của mình, thế nhưng không phải cứ tốt nghiệp ngành sư phạm thì mới có thể làm được giáo viên, những người theo chuyên ngành khác hoàn toàn có thể thực hiện ước mơ trên bục giảng.

Để trở thành giáo viên hiện nay không phải là quá khó, cho dù bạn tốt nghiệp ngành luật, ngành xây dựng hay môi trường, kỹ thuật… vẫn có cách để trở thành người giáo viên, chỉ cần bạn có năng lực và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Vậy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu thông qua nội dung bài viết này

Nghiệp vụ sư phạm là gì?

Nghiệp vụ sư phạm là chương trình đào tạo những kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho những cá nhân có định hướng làm việc trong ngành giáo dục mà chưa qua đào tạo chuyên môn về sư phạm.

Nghiệp vụ sư phạm không hạn chế đối tượng đã tốt nghiệp ngành nghề gì và để hoàn thành khóa học nghiệp vụ này quý vị sẽ mất khoảng thời gian 2 – 3 tháng. Trong chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm, cá nhân sẽ được trang bị những kiến thức sau:

– Ôn tập lại kiến thức chuyên ngành.

– Kiểm tra năng lực giảng dạy bằng các đề thi.

– Được giảng dạy kiến thức mới về chuyên môn.

– Được học cách viết giáo án, ra đề thi.

– Cá nhân được rèn luyện tính kiên nhẫn, rèn luyện khả năng giảng bài lưu loát và sẵn sàng trả lời những câu hỏi khó của học viên.

 – Được trang bị kỹ năng xử lý linh hoạt, khéo léo đối với những học viên yếu kém và cá biệt.

– Được thực tập giảng dạy tại các trường hệ công lập, bán công hoặc dân lập.

– Trang bị những kiến thức về xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học…

Như vậy, khi tham gia khóa đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, cá nhân sẽ được đào tạo những kỹ năng tối thiểu khi đứng lớp. Và sau khi hoàn thành khóa học này, cá nhân sẽ được cơ sở bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm. Vậy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là văn bằng chứng minh cá nhân đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm và muốn trở thành giáo viên.

Trừ những cá nhân đã được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ năng sư phạm tại các trường sư phạm thì những người tốt nghiệp những ngành nghề khác muốn đứng trên bục giảng bắt buộc phải có nghiệp vụ sư phạm. Bởi vì mỗi một lứa tuổi, một cấp học và môn học khác nhau sẽ có những sự khác nhau về tâm lý lứa tuổi, nội dung môn học, và như vậy sẽ có phương pháp giảng dạy khác nhau.

Chính vì thế, nếu quý vị không tốt nghiệp ngành sư phạm nhưng muốn dạy tại các cơ sở mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm, trường trung cấp, cao đẳng, đại học bắt buộc phải tham gia khóa học, được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được quy định bởi pháp luật. Trước đây, các trường đại học áp dụng các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và bậc 2. Tuy nhiên hiện nay, khi có bằng cử nhân thuộc ngành sư phạm có thể dạy các cấp học khi có một trong hai loại chứng chỉ sau:

– Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp: chứng chỉ này dành cho những cá nhân muốn giảng dạy tại cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp.

– Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học và cao đẳng (được áp dụng trên phạm vi cả nước).

Trên đây là giải đáp câu hỏi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Khái niệm nghiệp vụ sư phạm là gì
Nghiệp vụ sư phạm là gì? Phân loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Khái niệm nghiệp vụ sư phạm là gì

Để trở thành một người đứng trên bục giảng, bên cạnh việc tốt nghiệp đại học chính quy ngành sư phạm, bạn hoàn toàn có thể chọn một con đường khác đó là thi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bổ sung cho hồ sơ của mình. Vậy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì và làm thế nào để thi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog TopCV nhé!

Nghiệp vụ sư phạm là gì?

Nghiệp vụ sư phạm là hệ thống các kiến thức kỹ năng dành cho người có mong muốn làm công tác giảng dạy, đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Nghiệp vụ sư phạm bao gồm kiến thức về khoa học giáo dục, các kỹ năng như thiết kế bài giảng, thiết kế giáo án, giảng bài, truyền đạt kiến thức, nắm được phương pháp kiểm tra năng lực người học và ra đề thi, quản lý lớp học,… Đây là những kiến thức và kỹ năng căn bản để trở thành một người giáo viên đứng lớp.

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? 

Với những sinh viên chính quy ngành sư phạm, nghiệp vụ sự phạm là những kiến thức và kỹ năng bắt buộc trong chương trình học. Do đó, nếu không tốt nghiệp từ ngành Sư phạm song có mong muốn làm công tác giảng dạy thì chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là bằng cấp chứng minh một người có kiến thức và kỹ năng đáp ứng những nhiệm vụ cơ bản trong việc giảng dạy, giúp người học hoàn thiện khả năng đứng lớp, có thể đảm nhiệm vị trí công tác.

Khái niệm nghiệp vụ sư phạm là gì
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

>>> Tham khảo: Không có bằng sư phạm, làm thế nào để trở thành giáo viên tiếng Anh giỏi?

Có mấy loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm? Phân loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Hiện nay, theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012), các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm như sau

  • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp: Đây là loại chứng chỉ sư phạm áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm và có mong muốn đi dạy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo khác.
  • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Cao đẳng, Đại học: Đây là loại chứng chỉ sư phạm áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm có mong muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.

Ngoài ra, bên cạnh việc tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm, nếu muốn đi dạy tại các trường thì bạn còn phải đăng ký và vượt qua các kỳ thi tuyển của các cơ sở giáo dục cũng như đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng trường.

Học nghiệp vụ sư phạm để làm gì? Tại sao giáo viên cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?

Nếu bạn còn phân vân có nên học nghiệp vụ sư phạm không thì câu trả lời là có. Bởi công việc giảng dạy đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn riêng biệt dành cho mỗi lứa tuổi/ mỗi cấp bậc cũng như mỗi môn học khác nhau. Kiến thức chuyên môn của người dạy có vững đến đâu nhưng nếu không có nghiệp vụ sư phạm vững vàng thì cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh được.

Do vậy để có thể đứng lớp, làm tròn công việc của một người giáo viên, bên cạnh vững vàng chuyên môn, kiến thức, người dạy nhất định phải có những kỹ năng sư phạm thì mới có thể được nhận vào dạy tại các trường tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chính quy.

Khái niệm nghiệp vụ sư phạm là gì
Có nên học nghiệp vụ sư phạm không?

Nghiệp vụ sư phạm học ở đâu? Làm thế nào để học và thi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Trước hết, bạn cần đăng ký tham dự khóa học Chứng chỉ Sư phạm cho giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp/ Đại học Cao đẳng (theo thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các lớp học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thường được tổ chức tại các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm tại địa phương, hoặc các trường có khoa sư phạm.

Ngoài ra, bạn có thể đăng ký học chững chỉ nghiệp vụ sư phạm tại trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Đại học sư phạm Hà Nội II nếu địa phương bạn không có lớp. Khóa học nghiệp vụ sư phạm thường kéo dài khoảng 2-3 tháng và được sắp xắp vào buổi tối hoặc cuối tuần (tùy lớp), tạo điều kiện tốt nhất cho học viên có thể vừa công tác vừa đi học. Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ được đăng ký thi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ngay tại trường.

Về mặt yêu cầu chuyên môn tiếng Anh, học viên cần phải thi đạt Chứng chỉ B2 theo chuẩn khung châu Âu của 8 trường Đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp chứng chỉ hoặc chứng chỉ B2 của tổ chức Cambridge cấp.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết Nghiệp vụ sư phạm là gì? Phân loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bạn đã có thêm kiến thức về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc chuyên viên bán hàng hấp dẫn nhất nhé!