Tại sao hay bị chậm kinh

>>> Bạn có thể tham khảo: Tới tháng nên làm gì? 5 mẹo giúp bạn hết mệt trong người vào ngày đèn đỏ

7. Mãn kinh sớm

Hầu hết phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45-55. Những phụ nữ có các triệu chứng trong khoảng 40 tuổi hoặc trước đó được xem là bị mãn kinh sớm, điều này có nghĩa là quá trình rụng trứng đang suy yếu và kết quả là dẫn đến lỡ kinh, cuối cùng là chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt.

8. Các vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó nồng độ hormone này có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, chu kỳ của bạn rất có thể sẽ trở lại bình thường.

Tại sao hay bị chậm kinh
Nguyên nhân trễ kinh là gì?

Nguy cơ mắc bệnh

Đối tượng thường mắc phải tình trạng trễ kinh

Tình trạng trễ kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào đã có kinh nguyệt. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường địa phương liên quan đến dinh dưỡng và bệnh mạn tính có thể làm tăng nguy cơ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trễ kinh có thể bao gồm:

  • Bệnh sử gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người phụ nữ khác bị trễ kinh, bạn có nguy cơ mắc phải vấn đề này;
  • Rối loạn ăn uống. Nếu bạn mắc chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ thì bạn có nguy cơ cao mắc phải tình trạng trễ kinh;
  • Luyện tập thể dục thể thao. Chế độ luyện tập thể thao nghiêm ngặt có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng kinh có nguy hiểm không? 10 cách để giảm đau bụng kinh hiệu quả

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế được dùng để chẩn đoán tình trạng chậm kinh

Bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào ở cơ quan sinh sản không. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể kiểm tra ngực và bộ phận sinh dục của bạn để xem bạn có đang trải qua những thay đổi bình thường của tuổi dậy thì hay không.

Chậm kinh có thể là dấu hiệu cho biết một loạt các vấn đề nội tiết tố phức tạp. Để tìm ra nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể phải tiến hành nhiều xét nghiệm và thường mất nhiều thời gian.

– Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Một loạt các xét nghiệm máu có thể cần thiết, bao gồm:

  • Thử thai. Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận khả năng mang thai;
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn có thể xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không;
  • Kiểm tra chức năng buồng trứng. Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu có thể xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không;
  • Xét nghiệm prolactin. Nồng độ hormone prolactin thấp có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên;
  • Xét nghiệm nội tiết tố nam. Nếu bạn có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn.
Tại sao hay bị chậm kinh
Cách điều trị khi bị chậm kinh

– Kiểm tra hình ảnh

Tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:

  • Siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh của cơ quan nội tạng. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản của bạn hay không;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp này sẽ chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận có bình thường không;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên không.

Những phương pháp dùng để điều trị tình trạng chậm kinh

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chậm kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu khối u hoặc sự tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra tình trạng thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tập thể dục khi có kinh nguyệt: Bạn cần lưu ý những điều gì?

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng trễ kinh là gì? Một số yếu tố lối sống, chẳng hạn như tập thể dục quá nhiều hoặc ăn quá ít, có thể gây ra chậm kinh, do đó bạn cần phải cân bằng công việc, giải trí và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống. Nếu bạn không thể làm giảm căng thẳng, hãy nhờ đến gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Hẳn bất kỳ bạn gái nào cũng phải đối mặt với ít nhất đôi ba lần chậm kinh hay nhiều bạn lo lắng không biết chậm kinh 1 tuần hay chậm kinh 5 ngày, 7 ngày có sao không. Ngày đèn đỏ đến "không đúng hẹn" đôi lúc cũng khiến các teengirls hết sức lo lắng. Bạn biết không, có rất nhiều nguyên nhân chậm kinh, có thể là bình thường nhưng nhiều lúc lại tiềm ẩn những nguy hiểm. Hãy cùng Kotex Girlspace tìm hiểu trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường và tại sao bị chậm kinh nhé!

Tại sao hay bị chậm kinh

Các nguyên nhân chậm kinh 2 tháng 

1. Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra từ 28 - 32 ngày hoặc có thể chậm hơn từ 1 - 2 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra hơn 35 ngày thì đó là trễ kinh. Tùy vào lối sống sinh hoạt, bệnh lý phụ khoa và một số nguyên nhân khác thì tình trạng trễ kinh có thể diễn ra lâu hơn từ 1 - 2 tháng.

2. Nguyễn nhân chậm kinh ở phái đẹp

Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến chậm ,trễ kinh mà chị em cần phải biết nhằm hạn chế mắc phải. 

2.1.Tăng/giảm cân quá mức và đột ngột

Mong muốn sở hữu một thân hình hoàn hảo, nhiều bạn gái có thể sẽ tìm cách tăng hoặc giảm cân cấp tốc. Tuy vậy, việc thay đổi cân nặng cơ thể một cách bất thường như vậy có thể dẫn đến chậm kinh - thậm chí là trễ kinh 2 tháng. 

Nguyên nhân là do cơ thể không sản xuất đủ hoặc quá nhiều estrogen, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn và không ổn định. Vì vậy, con gái hãy cải thiện cơ thể theo một lộ trình thật khoa học nhé.

2.2. Vận động quá sức

Tương tự nhu cầu tìm vóc dáng hợp ý kể trên, hội chị em sẽ tập gym, thể dục… liên tục dẫn đến quá sức. Lúc này, con gái không cung cấp đủ calo cần thiết cho cơ thể sẽ làm giảm nồng độ estrogen, có thể dẫn đến trễ kinh 2 tháng. Con gái chỉ cần giảm cường độ tập luyện, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để "mùa dâu" quay lại bình thường.

2.3. Tâm trạng không ổn định

Một lý do khác khiến con gái phải đặt câu hỏi trễ kinh 2 tháng có sao không, đó là lúc hệ thần kinh bị ức chế dẫn tới "ngày ấy" vẫn còn xa vời vợi. Do khi gặp nhiều căng thẳng, áp lực - cơ thể con gái sẽ sản sinh hàm lượng lớn hormone cortisol & adrenalin: tác động trực tiếp đến việc sản sinh estrogen, gây ra trễ kinh 2 tháng. Để khắc phục, con gái hãy nhớ luôn thật lạc quan, vui vẻ và có thái độ sống tích cực nhé!

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Con gái có thể bị trễ kinh 2 tháng, nếu sử dụng một số loại thuốc khác nhau như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc chống trầm cảm, corticosteroids, thuốc hoá trị liệu ung thư…

2.5. Tuyến giáp bất thường

Trễ kinh 2 tháng còn có thể đến từ một số rối loạn về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp… gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bởi lẽ đây là bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và giữ toàn bộ cơ thể cân bằng.

2.6. Các bệnh lý phụ khoa

Đây là nguyên nhân mà con gái không thể chủ quan đâu đấy! Tuy đây là một lý do phổ biến dẫn đến trễ kinh 2 tháng, bắt nguồn từ các bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng... nhưng nhiều chị em vẫn có thể chưa nhận ra để có giải pháp phù hợp. Đừng quên để ý quan sát, theo dõi chu kỳ và các dấu hiệu cơ thể để trao đổi cùng bác sĩ phụ khoa để được khám & điều trị kịp thời con gái nhé.

Tại sao hay bị chậm kinh

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm, trễ kinh

Tham khảo: Phân biệt có kinh trễ và mang thai

3. Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi chậm, trễ kinh

3.1. Chậm, trễ kinh 5 ngày hoặc 1 tuần có sao không?

Thông thường một số chỉ em sẽ thường gặp tình trạng trễ kinh 5 ngày hoặc hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do tình trạng căng thẳng kéo dài, chế độ sinh hoạt không khoa học hoặc do mang thai.

Tại sao hay bị chậm kinh

Chậm kinh 5 ngày hoặc 1 tuần ảnh hưởng gì đến cơ thể

3.2. Trễ kinh 5 ngày, 1 tuần và 2 tháng là dấu hiệu cho nguyên nhân nào?

Trong chu kỳ kinh nguyệt,. chị em đã quan hệ tình dục không an toàn thì tình trạng mang lại ngoài ý muốn rất có thể xảy ra. Một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là tình trạng chậm, trễ kinh 5 ngày hoặc hơn. Để đảm bảo thì chị em có thể mua que thử thai về thử hoặc đến thăm khám bác sĩ.

3.3. Trễ kinh 2 tháng có sao không?

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường trong hệ sinh sản, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của chị em. Trễ kinh 2 tháng có thể ức chế sự rụng trứng. Trứng không thể rụng sẽ dẫn đến tình trạng mất kinh, vô sinh hoàn toàn.

Tuỳ vào nguyên nhân khác nhau mà mới có thể kết luận rằng trễ kinh 2 tháng có sao không, thế nên các bạn gái khi gặp trường hợp trễ kinh 2 tháng hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời nhé - để luôn đảm đảm được sức khỏe giới tính của mình thật tốt.

4. Khắc phục trễ kinh 2 tháng như thế nào?

Trễ kinh 2 tháng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bạn gái mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. Việc tìm kiếm các phương pháp điều trị là vô cùng cần thiết và cần được tiến hành nhanh chóng để hạn chế.

 

Tại sao hay bị chậm kinh

Khắc phục trễ kinh 2 tháng như thế nào

4.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn mang lại sự ổn định cho chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Bạn gái cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như tăng hàm lượng vitamin từ trái cây và rau xanh trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, tập thể dục hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. Việc giữ tâm trạng thoải mái, tránh bị stress cũng giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Tại sao hay bị chậm kinh

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để có chu kỳ kinh nguyệt ổn định

4.2. Thăm khám tại cơ sở y tế uy tín

Khi tình trạng trễ kinh kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp và hiệu quả. Việc sớm phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn giúp ích cho việc điều trị bệnh dứt điểm, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân.

Tại sao hay bị chậm kinh

Thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị tình trạng trễ kinh

5. Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra trễ kinh 2 tháng để có thể điều chỉnh và tìm giải pháp thích hợp nhé. Khi chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định thì chị em cũng đừng quên sử dụng sản phẩm Kotex Cool để mang lại cảm giác tự tin và thoải mái trong những ngày “đèn đỏ” nhé.