Khả năng tài chính của khách hàng là gì

Một doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ cần tiến hành các hoạt động khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc khi phát triển các sản phẩm mới sẽ cần tìm hiểu mong muốn của đối tượng khách hàng trung thành. 

Mục đích phân loại khách hàng theo bậc tài chính

Phân loại khách hàng chính là một bước không thể thiếu trong kinh doanh và marketing, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ kịp thời, đúng nhu cầu và đem lại phản hồi tích cực nhất. 

Khi cung cấp một sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, điều doanh nghiệp quan tâm nhất là doanh số sản phẩm đem lại. Chính vì vậy họ càng phải quan tâm đến việc khách hàng nằm trong bậc tài chính nào, có phù hợp với loại hình sản phẩm mình đang kinh doanh hay không. Phân loại khách hàng theo bậc tài chính sinh ra với mục đích giúp doanh nghiệp chia nhỏ nhóm khách hàng đã, đang, sẽ sử dụng sản phẩm thành những nhóm riêng với những đặc tính chung về tài chính, năng lực chi tiêu nói chung. 

Trong nền kinh tế hiện đại có thể nói việc sử dụng các phương thức phân loại khách hàng không cần quá máy móc mà có thể dễ dàng kết hợp nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Với hình thức phân loại khách hàng theo bậc tài chính, thường các doanh nghiệp kinh doanh đa sản phẩm sẽ sử dụng để đem lại kết quả tốt nhất cho nhóm sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng riêng. 

Lý do cần phân loại khách hàng theo bậc tài chính

Nếu như trước đây, danh tiếng của một sản phẩm thường được khách hàng tham khảo qua quảng cáo trên TV, nghe theo đánh giá nhận định từ bạn bè người thân thì với sự phát triển của truyền thông đại chúng quan điểm và suy nghĩ của khách hàng sẽ dễ bị tác động hơn. Nhằm kiểm soát hành vi mua của khách hàng, việc phân loại bậc tài chính sẽ là thước đo để doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ được cá nhân hóa phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của tệp khách hàng đó. 

2. Hoạt động phân loại khách hàng theo bậc tài chính

Trong phần 2 của bài viết, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình phân loại khách hàng theo bậc tài chính cùng các nhóm khách hàng được phân loại và những ví dụ minh họa cụ thể nhé. 

2.1. Quy trình phân loại khách hàng theo bậc tài chính

Trước khi phân loại khách hàng doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát để nắm được nhóm khách hàng có những đặc điểm gì cụ thể. 

Các đặc điểm thường được phân chia bao gồm: 

- Nhân khẩu học: Khách hàng ở khu vực nông thôn hay thành thị, nếu ở thành phố lớn thì có ở khu vực trung tâm hay các vùng ngoại ô

- Độ tuổi: Độ tuổi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, những khách hàng dưới 18 tuổi sẽ có nhu cầu chi tiêu khác với khách hàng ở độ tuổi từ 18 - 22 hoặc từ 22 đến 30 tuổi, ngoài ra nhóm khách hàng trung niên, người già cũng sẽ có mong muốn khác về sản phẩm

Quy trình phân loại khách hàng theo bậc tài chính

- Giới tính: Khách hàng nam giới sẽ có ưu tiên khác với nữ giới, ngược lại

- Lối sống, sở thích: Khách hàng trẻ tuổi sẽ lựa chọn hình thức mua hàng trực tuyến, khách hàng lớn tuổi sẽ chọn hình thức mua hàng trực tiếp. Các phương thức marketing cũng sẽ được vận dụng tương tự

Sau khi kết thúc quá trình khảo sát trên doanh nghiệp có thể kết hợp thêm các công cụ marketing trên nền tảng mạng xã hội, lượt xem TVC trên Youtube, rating quảng cáo trên các khung giờ để đi đến quá trình phân loại. 

2.2. Các nhóm khách hàng được phân loại

Với những thông tin kể trên, việc phân loại khách hàng theo bậc tài chính sẽ đem đến 3 nhóm khách hàng sau: 

2.2.1. Nhóm khách hàng tài chính phụ thuộc

Nhóm khách hàng này thường nằm ở độ tuổi học sinh sinh viên hoặc người cao tuổi, đã hết khả năng lao động. Họ thường không có thu nhập hoặc thu nhập thấp (lương hưu, trợ cấp xã hội) và phụ thuộc tài chính bởi những đối tượng xung quanh như họ hàng, người thân. 

Người già, trẻ em là đối tượng trong nhóm khách hàng tài chính phụ thuộc

Mức độ phụ thuộc của mỗi cá nhân sẽ khác nhau, học sinh sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, người già có thể phụ thuộc 1 phần vào con cái, phần còn lại họ sẽ sử dụng lương hưu.

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp đặc biệt thuộc nhóm khách hàng này: người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động, người khuyết tật,... 

Có thể nói, mặt hàng tập khách hàng này hướng đến là những sản phẩm cơ bản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc có lý do mua chính đáng. 

Ví dụ: Các phụ huynh thường mua cho con em hoặc cha mẹ sản phẩm điện thoại cơ bản, có mức giá từ 200.000 - 500.000 đồng. Loại sản phẩm này chỉ đáp ứng được tác vụ cơ bản: nghe, gọi, nhắn tin và không có thêm bất kỳ tác vụ giải trí nào khác. Ngoài ra các hãng điện thoại hằng năm cũng tung ra những sản phẩm điện thoại thông minh cơ bản, mức giá từ 2 - 3 triệu phục vụ tập khách hàng học sinh sinh viên cần một sản phẩm có thể truy cập internet, giải trí đơn giản, có thể chụp ảnh, lưu trữ tài liệu. 

2.2.2. Nhóm khách hàng tài chính độc lập

Đây là nhóm khách hàng mà các doanh nghiệp thưởng đẩy mạnh tiếp thị và có sức tiêu thụ cao nhất. Nhóm khách hàng này thường nằm trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên, họ đã có việc làm ổn định và thu nhập cá nhân. 

Người lao động nói chung thuộc đối tượng khách hàng tài chính độc lập

Thêm vào đó, cũng có rất nhiều khách hàng có tài khoản tiết kiệm hoặc có những tài sản riêng giá trị cao (nhà, ô tô,...) Họ không bị phụ thuộc tài chính và có thể tự đưa ra các quyết định chi tiêu phục vụ bản thân và thỏa mãn mong muốn của chính mình. 

Các sản phẩm được nhóm khách hàng này chi tiêu thường khá đa dạng, từ những nhu yếu phẩm đến các sản phẩm dịch vụ giải trí, các loại sản phẩm trung cấp, cao cấp. 

Nối tiếp ví dụ về việc mua sắm điện thoại bên trên, các hãng điện thoại hàng năm sẽ đưa ra những dòng máy cận cao cấp và cao cấp. Trong đó mức giá dòng máy cao cấp sẽ từ 15 - 20 triệu trở lên; mức giá cho dòng máy cận cao cấp sẽ vào khoảng từ 7 - 10 triệu. Các khách hàng tài chính độc lập thường là những khách hàng mục tiêu mua những sản phẩm này. Theo nhiều đánh giá cho thấy, nhóm khách hàng này có nhu cầu mua sắm cao và ổn định, là khách hàng trung thành và thường là đối tượng marketing chủ yếu bởi họ cũng chính là người đem lại nguồn tài chính cho nhóm tài chính phụ thuộc, phụ trách việc chi tiêu và đưa ra các quyết định mua cuối cùng dành cho nhóm khách hàng này. 

2.2.3. Nhóm khách hàng tài chính tự do

Đây là tập khách hàng thường được các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xa xỉ hoặc những sản phẩm có giá trị cao hướng đến. So với nhóm khách hàng tài chính độc lập thì mức chi tiêu của nhóm khách hàng tài chính tự do thậm chí còn cao hơn. Họ thuộc tầng lớp thượng lưu và là những người giàu có, có điều kiện sống ở mức tốt nhất. 

Giới thượng lưu nằm trong nhóm khách hàng tài chính tự do

Đây là tập khách hàng thân quen của những thương hiệu thời trang xa xỉ. Họ không ngại trả một số tiền lớn để phục vụ sở thích miễn là có thể khẳng định được địa vị của bản thân trong giới thượng lưu. Họ quan tâm đến các hình thức phục vụ, chăm sóc khách hàng và cảm xúc thỏa mãn khi mua sản phẩm hơn cả giá trị của sản phẩm đó. 

Hoạt động phân loại khách hàng theo bậc tài chính là một công việc tối quan trọng đối với các doanh nghiệp để đưa ra những phương án kinh doanh, marketing phù hợp nhất. Mong rằng timviec365.vn đã giúp bạn đọc hiểu thêm về hoạt động này thông qua những thông tin trong bài viết trên. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!

Phân loại khách hàng của ngân hàng

Hoạt động phân loại khách hàng của ngân hàng sẽ có gì khác so với các doanh nghiệp khác? Có những cách phân loại khách hàng trong ngân hàng nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Phân loại khách hàng của ngân hàng

Video liên quan

Chủ đề