Kết cấu tài sản là gì

Tài sản của doanh nghiệp gồm những gì?. Làm thể nào để Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì

Khi nào được đánh giá lại nguyên giá của tài sản cố định

Lưu ý các nguyên tắc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Cho biết một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp năm N như sau

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
A.Tài sản ngắn hạn 35.800 38.200
1.Tiền 6.000 4.000
2.Phải thu khách hàng 15.000 18.000
3. Hàng tồn kho 14.800 16.200
B. Tài sản dài hạn 16.800 16.600
1.TSCĐ HH 16.800 16.600
-Nguyên giá 18.000 18.000
-HMLK (1.200) (1.400)
2.TSCĐ Vô hình 0 0
Tổng tài sản 52.600 54.800

Yêu cầu

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Bài làm

                                                                                                                                                                  CL: chênh lệch,  ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng CL số tiền Tỷ lệ CL tỷ trọng
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(1) (6)=((5)/(1)  
A.Tài sản ngắn hạn 35.800 68.06 38.200 69.71 2.400 6.71 1.65
1.Tiền 6.000 11.41 4.000 7.3 -2.000 -33.33 -4.11
2.Phải thu khách hàng 15.000 28.52 18.000 32.85 3.000 20 4.33
3. Hàng tồn kho 14.800 28.14 16.200 29.56 1.400 9.46 1.42
B. Tài sản dài hạn 16.800 31.94 16.600 30.29 -200 -1.19 -1.65
1.TSCĐ HH 16.800 31.94 16.600 30.29 -200 -1.19 -1.65
-Nguyên giá 18.000 34.22 18.000 32.85 0 0 -1.37
-HMLK (1.200) (2.28) (1.400) (2.55) (200) (16.67) (0.27)
2.TSCĐ Vô hình 0 0 0 0 0 0 0
Tổng tài sản 52.600 100 54.800 100 2.200 4.18 0

Nhận xét

Cuối năm so với đầu năm, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 2.200 (triệu đồng), tương ứng tốc độ tăng 4,18 %. Đi sâu vào từng bộ phân ta thấy:

*) Quy mô

– Tài sản ngắn hạn tăng 2.400 (triệu đồng), tương ứng tốc độ tăng 6,71% là do

+ Phải thu khách hàng tăng 3.000 (triệu đồng), tương ứng tốc độ tăng 20%

+ Hàng tồn kho tăng 1.400 (triệu đồng), tương ứng tốc độ tăng 9,46%.

+ Tiền mặt giảm 2.000 (triệu đồng), tương ứng tốc độ giảm 33,33%

-Tài sản dài hạn giảm 200 (triệu đồng), tương ứng tốc độ giảm 1,19%. TSDH giảm là do doanh nghiệp tích hàng hóa thêm, còn trong năm không có đầu tư thêm TSCĐ.

*) Cơ cấu

Cuối năm so với đầu năm

– Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng 1,65% là do:

+ Tỷ trọng phải thu khách hàng tăng 4,33%

+ Tỷ trọng hàng tồn kho tăng 1,42%

+ Tỷ trọng tiền giảm 4,11%

Nhưng xét chung thì tỷ trọng các chỉ tiêu tăng lớn hơn tỷ trọng các chỉ tiêu giảm. Nên tổng tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn tăng.

-Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 1,65% là do trong năm doanh nghiệp hầu như không có đầu tư thêm tài sản cố định, giá trị còn lại giảm là do doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định.

Kết luận: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn.

*) Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

– Tiền giảm mạnh là do

+ Doanh nghiệp chưa thu hồi được nợ, bị chiếm dụng vốn

+ Doanh nghiệp dùng tiền để mua hàng hóa dự trữ

→ Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ gần

– Phải thu khách hàng tăng cao là do

+ Doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán chịu

+ Cán bộ công ty chưa sát sao trọng việc đòi nợ

→ Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn

– Hàng tồn kho tăng là do

+ Doanh nghiệp tích trữ hàng cho kỳ tới

+ Lưu chuyển hàng chậm

→ Doanh nghiệp phải tránh tình trạng ứ đọng vốn

Cơ cấu tài sản (assets structure) là tỷ trọng của các loại tài sản mà một công ty hiện đang nắm giữ, thể hiện trong bản tổng kết tài sản. Các công ty thuộc ngành nghề khác nhau với trình độ cơ giới hóa khác nhau có cơ cấu tài sản khác nhau. Chẳng hạn các công ty công nghiệp lơn, hiện đại có tỷ trọng tài sản cố định cao hơn các công ty bán lẻ; ngược lại các công ty bán lẻ có tỷ trọng tài sản lưu động lớn hơn. Việc hiểu rõ cơ cấu tài sản cho phép giám đốc doanh nghiệp đề ra quyết định đúng đắn về các nguồn tài chính hợp lý, đặc biệt trong việc cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản có thể chia làm ba mục đích chính:

Đối với doanh nghiệp: mục đích cuối cùng là để đưa ra quyết định thích hợp (làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thông qua việc đánh giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn.

Đối với chủ nợ: mục đích cuối cùng là để đưa ra các quyết định thích hợp (cho vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu là hợp lý) thông qua việc đánh giá sử dụng vốn có đúng mục đích và hiệu quả hay không.

Đối với nhà đầu tư: mục đích cuối cùng là để đưa ra các quyết định thích hợp (có đầu tư hay không) thông qua việc nhận định rủi ro, đánh giá lợi nhuận

Video liên quan

Chủ đề