Kế hoạch trải nghiệm cho học sinh THCS

PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ

TRƯỜNG THCS NINH KHANG

 

Số 15/KH-THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ninh Khang, ngày 18 tháng 3 năm 2019

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm mục đích giúp học sinh trong nhà trường được tham gia các hoạt động tìm hiểu thực tế, qua đó kiểm nghiệm, củng cố kiến thức mở rộng hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc.

- Qua hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn cho học sinh rèn luyện các kĩ năng cần thiết: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử nơi công cộng… góp phần giúp các em tích cực, năng động, sáng tạo hơn trong cuộc sống. Đồng thời giáo dục cho học sinh tình cảm yêu kính lãnh tụ Hồ Chí Minh, lòng yêu mến, tự hào về quê hương đất nước và ý thức trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

- Thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ hiểu biết, thể hiện bản thân, phát hiện khả năng cá nhân. Từ đó mà học sinh thêm mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể.

II. NỘI DUNG TRẢI NGHIỆM:

          1. Nội dung chung:

- Hướng dẫn học sinh viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan  viện bảo tàng Hồ Chí Minh, tìm hiểu những tài liệu lịch sử về sự nghiệp cách mạng, về vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử cách mạng Việt nam và thế giới.  

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam.

          2. Định hướng các đề tài nghiên cứu, các bài tập thu hoạch:

- Môn Ngữ văn:

          + Kể lại chuyến trải nghiệm

          + Trình bày cảm nghĩ về Bác Hồ.

          + Giới thiệu về lăng Bác.

          + Giới thiệu về những nét văn hóa đặc sắc của của một trong các dân tộc Việt ở làng văn hóa

- Môn lịch sử:

          + Quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ từ năm 1911-1945.

- GDCD:

          + Ý thức công dân nơi công cộng.

          + Ý thức bảo vệ giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Mỹ thuật:

          + Vẽ hình ảnh Bác Hồ

          + Vẽ hình ảnh về sinh hoạt văn của các dân tộc Việt.

          + Tìm hiểu nét đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc thể hiện trong ngôi nhà của các

dân tộc Việt.

III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN:

            1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 27/3/2019

- Địa điểm: Khu di tích lịch sử lăng Bác, viện bảo tàng Hồ Chí Minh và làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

2. Số lượng, thành phần:

- Ban giám hiệu nhà trường: 02 người

- GVCN các lớp + cán bộ, nhân viên: 13 người

- Đại diện CMHS các lớp: 11 người

- Nhân viên y tế, nhân viên phục vụ: 02 người

- Học sinh toàn trường: 250 – 300 em

IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

          1. Thành lập Ban tổ chức, phân công nhiệm vụ:

- Trưởng ban:

+ đ/c Đinh Xuân Hải – Hiệu trưởng: chỉ đạo chung.

- Phó ban:  

+ đ/c Chu thị Phương – Phó Hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch; chuẩn bị nội dung, hướng dẫn hoạt động cho toàn trường,

- Ủy viên:

+ đ/c Lê Kiều Oanh – TPT: Tổ chức cho HS đăng kí tham gia trải nghiệm; Hướng dẫn tổ chức các hoạt động chung toàn trường; quản lí HS khối 8;

+ đ/c Nguyễn Thị Định – Chủ tịch công đoàn: quản lí HS khối 9;

+ đ/c Phạm Ngọc Cảnh – GV: quản lí HS khối 6;

+ đ/c Trần Thị Hòe – GV: quản lí HS khối 7.

+ đ/c Đinh Thị Thanh Hoài: Chuẩn bị cơ sở vật chất (nước uống, các loại thuốc thiết yếu)

+ 11 đ/c GVCN: Quản lí học sinh, tổ chức hoạt động của lớp

+ Đại diện hội CMHS: Kết hợp với GVCN, quản lí học sinh, tổ chức sinh hoạt lớp.

2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- GVCN thống nhất với các GVBM các nội dung nghiên cứu, tìm hiểu phù hợp với lớp. Thông báo các nội dung cần nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh.

- GVCN hướng dẫn học sinh lựa chọn, đăng kí nội dung nghiên cứu, tìm hiểu. Các học sinh chọn cùng một nội dung nghiên cứu được xếp cùng nhóm trải nghiệm.

- GVCN hướng dẫn học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm; xây dựng kế hoạch trải nghiệm, chuẩn bị phương tiện thực hiện trải nghiệm.

- GVCN hướng dẫn học sinh cách trình bày sản phẩm sáng tạo (bài viết, video clip có thuyết minh, file trình chiếu ảnh có thuyết minh…)

V. LỊCH THỰC HIỆN:

- Từ 20/3 đến 23/3/2019: Học sinh đăng kí tham gia trải nghiệm

- 23/5/2019: Thông báo kế hoạch trải nghiệm đến CMHS. GVCN bàn bạc với Hội CMHS thống nhất kế hoạch trải nghiệm.

- 25/3/2019: Học sinh đăng kí nội dung trải nghiệm, nhận nhóm hoạt động, phân công nhiệm vụ trong nhóm.

Họp Ban tổ chức, hoàn tất công tác chuẩn bị.

- 27/3/2019: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- 20/4/2019: Các nhóm HS nộp sản phẩm sáng tạo về GVCN.

- 20/5/2019: GVCN nộp sản phẩm sáng tạo về Ban tổ chức (Đ/c Oanh nhận)

- 30/5/2019: Tổ chức chấm sản phẩm sáng tạo

Nơi nhận:

  • Phòng GD&ĐT Hoa Lư;
  • Chi hội trưởng chi hội CMHS;
  • CBGV toàn trường.
  • Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã kí)

Đinh Xuân Hải

             Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020,

Căn cứ tình hình thực tế  của nhà trường, trường THCS Cao Mại xây dựng kế hoạch hoạt động hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp năm học 2019 – 2020  cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.

Thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của TW, căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức HĐTNHN sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia, giúp học sinh biết Tự tin - Tự lực, biết phản biện gắn kết với thực tiễn và biết định hướng tương lai.

          Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp không gây quá tải, lãng phí cho HS và CMHS; đảm bảo các yêu cầu về mục tiêutrải nghiệm hướng nghiệp

II. NỘI DUNG.

  1. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong các môn học

Lồng ghép vào các môn học như Lịch sử, Địa lý, GDCD, Ngữ văn…(cụ thể hóa trong kế hoạch dạy học và giáo án của GV)

  1. Kế hoạch trải nghiệm sáng tạo trong các hoạt động ngoài giờ.

2.1 Nội dung

Xây dựng tiết xây dựng tiết học ngoài nhà trường trên cơ sở đảm bảo nội dung kiến thức theo quy định của phân phối chương trình phổ thông hiện hành và dựa trên thực tế tại địa phương. các địa danh của địa phương để xây dựng các tiết học ngoài nhà trường phù hợp nhu cầu, tâm sinh lí của học sinh.

Các chủ đề tiết học ngoài nhà trường được xây dựng phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Nội dung hoạt động: Đảm bảo đáp ứng chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình hiện hành; Gắn kết kiến thức với thực tế địa phương; hoạt động học phải đảm bảo học sinh phải được trải nghiệm qua thực tế để đúc kết được kiến thức (học trải nghiệm).

- Xây dựng được phương án kiểm tra đánh giá học sinh: đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm từng phần và đánh giá cuối chủ đề.

- Một chủ đề dạy học trải nghiệm hươgs nghiệp bao gồm: mục tiêu chủ đề, nội dung các hoạt động, kiểm tra đánh giá quá trình học.

- Khuyến khích xây dựng chủ đề tích hợp trong quá trình thực hiện, huy động nhiều lực lượng tham gia vào quá trình dạy và học.

Tùy vào tình hình thực tế, nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng chủ đề tiết học ngoài nhà trường trước khi triển khai đưa vào thực hiện và phải đảm bảo tối thiểu có 01 chủ đề tiết học ngoài nhà trường/năm học.

- Hướng nghiệp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS theo chỉ tiêu đề ra. Cụ thể:

Phân

    luồng

Năm học

Tỷ lệ

vào THPT

Tỷ lệ

vào GDTX; CĐ, TC (hệ học văn hóa kết hợp

học nghề)

Tỷ lệ vào học nghề

ngắn hạn

Tỷ lệ vào thị trường

lao động

2019-2020

72%

17%

6%

5%

2020-2021

71%

19%

6%

4%

Đến 2025

70%

20%

7%

3%

Số HS đăng ký thi THPT công lập: 61/90 HS (6 HS khuyết tật) tỷ lệ  62,5% (năm trước 71/106 tỷ lệ 66.98%); Số HS đỗ 54/61 em, tỉ lệ 88,5%( năm trước 63/71 tỷ lệ 89%);

2.2. Các lĩnh vực trải nghiệm, hướng nghiệp

a) Lĩnh vực văn hoá, lịch sử

Đăng ký chăm sóc công trình Nghĩa trang Liệt sĩ Thị trấn Lâm Thao, Chùa Vĩnh Ninh, 02 gia đình có công với cách mạng.

Tổ chức tham quan Đền Hùng, lăng Bác., Lãng văn hóa dân tộc Việt Nam.(có kế hoạch cụ thể riêng).

b) Lĩnh vực giao thông

Tổ chức các hoạt động, các cuộc thi tìm hiểu: “Kiến thức an toàn giao thông”; tham gia các cuộc thi Tuyên truyền về an toàn giao thông ,  hướng dẫn trật tự giao thông ở cổng trường.

c)  Lĩnh vực Y tế, TDTT

Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động TDTT; tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS trong nhà trường.phòng chống bạo lực học đường, chống ma túy, tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên, Tham gia  thể thao tại trường như bóng đá, bóng chuyền cờ vua... Tham gia thi TDTT cấp trường, cụm huyện và cấp tỉnh.

d) Nghiên cứu khoa học.

Tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học thông qua việc triển khai và vận động học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". Phấn đấu có 01 giải cấp huyện và cấp tỉnh.

 3. Hình thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, tiểu phẩm...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,...

- Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt theo chủ đề: Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các ngày lễ, các ngày kỉ niệm ..., các hội thi, hội thao..., cắm trại, các cuộc giao lưu tập thể, các phong trào thi đua toàn trường vv... Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (tham quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh...).

- Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội: Các hoạt động Đoàn (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS, Đội thiếu niên): đại hội Đoàn các cấp, các phong trào của Đoàn..., các hoạt động tập thể có tính chính trị - xã hội: Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng, Đoàn...

- Giáo dục thông qua giáo tự giáo dục, tự tu dưỡng (ghi nhật kí, nhóm bạn cùng tiến, phong trào thanh niên làm theo lời Bác, thanh niên rèn luyện Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại....)

2. Tổ chức thực hiện

- Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp Ban ĐDCMHS về tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm học của trường;

- Phân công PHT phụ trách hoạt động phong trào phối hợp với Đoàn trường tổ chức thực hiện;

- Giao nhiệm vụ cho GVCN các khối lớp phối hợp với Ban ĐDCMHS lớp, GVBM, BCH Đoàn trường, xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm hướng nghiệptrình lãnh đạo trường phê duyệt kế hoạch thực hiện.

Trên đây là kế hoạch chung hoạt động trải nghiệm hươmgs nghiệp của trường THCS Cao Mại năm học 2019-2020. Các bộ phận, GV căn cứ vào kế hoạch trên để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có ngsmawcs báo cáo trực tiếp lãnh đạo trường để giải quyết./.

Nơi nhận:

- HT, PHT (để t/h);

- Ban Đ DCMHS (để p/hợp)

- L­ưu VT, P/3.

 HIỆU TRƯỞNG