Infj a là gì

Xin chào mọi người, cảm ơn mọi người đã ghé thăm blog của mình. Trong bài viết này, mình sẽ phân tích nhóm tính cách INFJ – mẫu người hiếm gặp nhất trong số 16 nhóm tính cách MBTI. Theo như thống kê, họ chỉ chiếm vỏn vẹn 2% dân số nữ giới, và 1% dân số nam giới.

Mình sẽ nói đến nhóm tính cách INFJ như một hình mẫu, như một nhân vật giả tưởng được hình tượng hoá lên trong “thế giới ảo” của MBTI, dựa trên hệ thống chức năng nhận thức mà nhóm tính cách INFJ sử dụng.

Nếu như những khái niệm này còn xa lạ, thì cũng đừng quá lo lắng, vì mình có video giải thích sơ qua về các chức năng nhận thức.

Trước khi đi sâu hơn thì mình muốn có một cái disclaimer đó là cái giả thuyết MBTI nó chỉ miêu tả khái quát về các xu hướng tính cách, chứ không phải là một hệ thống phân loại nghiêm ngặt, đóng khung con người chúng ta vào những cái khuôn mẫu.

Mình biết rất rõ là tất cả mọi người, ai cũng đều có những màu sắc riêng, cá tính riêng, vậy nên mình không muốn stereotype và nói trải nghiệm của tất cả INFJ đều giống nhau, hay là nói chỉ riêng INFJ mới có những đặc điểm này. 

Nếu như bạn là một INFJ thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các xu hướng tính cách của mình, từ đó rút ra được một số định hướng để có thể hoàn thiện bản thân. Còn nếu không phải INFJ thì cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, bởi vì INFJ rất cần bạn hiểu họ.

NHÓM TÍNH CÁCH INFJ

INFJ thường được biết đến với những tên gọi như The Advocate (người ủng hộ), hay The Counselor (người cố vấn). Một số nhân vật nổi tiếng thường được nhận định là INFJ bao gồm Jesus, Plato, Carl Jung, hay là Gandhi.

INFJ là một type có những đặc điểm tính cách được characterized dựa trên 4 xu hướng mà họ ưu tiên. Đó là: hướng nội, trực giác, cảm xúc, và nguyên tắc – tượng trưng cho 4 chữ cái trong tên gọi của họ.

Là một type hướng nội, INFJ thường mang dáng vẻ nhẹ nhàng, tĩnh lặng, kín đáo, hay thậm chí có thể là bí hiểm. Họ cảm thấy thoải mái nhất khi dành thời gian một mình, và không thường chia sẻ quá nhiều về bản thân. Nhiều khi có vẻ gì đó tách biệt và lạc lõng.

Nhưng trái ngược với đó là một thế giới nội tâm ồn ào và dữ dội. Xu hướng trực giác khiến họ thường quan tâm tới những chủ đề trừu tượng, ý tưởng, giả thuyết, hay những tiên đoán về tương lai. Nhưng đôi khi nó cũng cuốn họ đi xa khỏi thực tại.

INFJ có thể cảm nhận được sâu sắc cảm xúc của những người xung quanh. Họ luôn muốn sử dụng năng lực thấu cảm đó để giúp đỡ mọi người, hoặc để gìn giữ sự ôn hoà. Và họ cũng thường nhạy cảm trước những lời chỉ trích.

Nhưng INFJ không chỉ là những tâm hồn mơ mộng, mà họ còn là những con người nguyên tắc. Họ có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm, và quyết đoán. Đồng thời cũng rất kỷ luật và tận tâm trong việc theo đuổi những tầm nhìn của mình.

INFJ’S FUNCTIONS

Cái mô hình tính cách của INFJ cũng được tạo thành bởi một hệ thống bao gồm 4 chức năng nhận thức. Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể hình dung nó như một bộ skills riêng mà nhóm tính cách INFJ sử dụng:

Ni: Introverted Intuition (Trực Giác Hướng Nội)

Đầu tiên là Ni, ký hiệu cho Introverted Intuition hay trực giác hướng nội. Đây là chức năng nhận thức thống trị, nghĩa là cái skill phát triển nhất, quen thuộc nhất và được INFJ sử dụng thường xuyên nhất. 

Trực giác hướng nội là chức năng tiếp nhận thông tin quan tâm tới cái “chân giá trị”, hay cái ý nghĩa, bản chất, và nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Nó kết nối các đầu mối thông tin từ thế giới khách quan vật lý bên ngoài, và quy chúng về chung một cái pattern, một cái hệ thống, hay là một cái nhìn tổng quan. 

Cái chức năng này giải thích tại sao mà INFJ thường có xu hướng nhìn vào cái bức tranh toàn cảnh, hướng đến những cái lý tưởng, hay là viễn cảnh về tương lai.

Càng tiếp nhận nhiều thông tin khách quan thì cái trực giác của INFJ càng trở nên chính xác. Và từ đó mà họ có thể đưa ra các dự đoán, giả thuyết hay insight. Chức năng này nhìn từ ngoài có thể mang cảm giác huyền bí, vì không ai hiểu những cái vision đó từ đâu xuất hiện.

Nguyên nhân là vì hoạt động của trực giác hướng nội thường diễn ra ở sâu trong tiềm thức. Tức là về bản chất, INFJ không kiểm soát được cái cách trực giác vận hành, mà chỉ đơn thuần có khả năng nhận biết và ý thức được những tín hiệu mà trực giác gửi đến.

Theo như tiến sĩ A. J. Drenth của PersonalityJunkie thì trực giác hướng nội thường được liên tưởng đến sự hiểu biết sâu sắc, khả năng dự đoán, hoặc là các lập luận giả thuyết.

Theo như giả thuyết psychological types thì đây sẽ là chức năng nhận thức mà INFJ phát triển từ rất sớm. 

Fe: Extroverted Feeling (Cảm Xúc Hướng Ngoại)

Bên cạnh trực giác hướng nội thì INFJ còn được trang bị một chức năng bổ trợ đó là Fe – Extroverted Feeling hay Cảm xúc hướng ngoại. 

Cảm xúc hướng ngoại (Fe) là chức năng xử lý thông tin dựa trên và phục vụ đời sống tinh thần của xã hội. Nó quan tâm đến các giá trị về cảm xúc, hay đạo đức từ thế giới xung quanh, và dựa vào đó để đưa ra các quyết định phục vụ cả tập thể, xây dựng các mối quan hệ, hoặc gìn giữ các trật tự xã hội.

Hay nói cách khác thì, cảm xúc hướng ngoại sẽ quan tâm tới việc giúp đỡ mọi người. Đây cũng thường là xu hướng hành động chính của INFJ. 

Khi cảm xúc hướng ngoại được kết hợp với trực giác hướng nội thì nó tạo thành một cái combo rất đặc biệt, đó là khả năng quan sát và nhận biết cảm xúc của những người xung quanh. INFJs không chỉ chú ý đến những gì người khác nói hay làm, mà còn có thể “đọc vị” được cái ý nghĩa đằng sau những lời nói hay hành động ấy. Ví dụ như là mục đích, động cơ, ham muốn, hay là nguyên nhân sâu xa. 

Như vậy có nghĩa là, INFJ có thể thấu hiểu người khác ở một mức độ sâu hơn bình thường. Họ có thể nhìn qua được cái vẻ bề ngoài để thấy cái bản chất bên trong.

Do đó mà họ mới thường được gán cho cái tên “người cố vấn”, vì họ có thể lắng nghe, cảm thông, và đưa ra những lời khuyên giá trị. 

Đó là hai skills phát triển nhất của INFJ, tượng trưng cho những tố chất hay những điểm mạnh riêng biệt của họ. Nhưng đối trọng với nó cũng là một vài điểm yếu.

Về bản chất thì, cảm xúc hướng ngoại muốn tạo ra sự hòa hợp giữa mình và thế giới, bằng cách đánh đồng cảm xúc của những người xung quanh với cảm xúc của bản thân. Nói một cách khác là họ để cái cảm xúc bên ngoài quyết định cái cảm xúc bên trong. 

Vậy nên khi phải đối mặt với những mâu thuẫn từ bên ngoài, ví dụ như khi những suy nghĩ của họ không được lắng nghe và đón nhận, thì ở bên trong họ sẽ cảm thấy mơ hồ và lung lay, hoặc là cảm thấy bản thân mình không được thấu hiểu.

Kết quả là họ sẽ thu mình lại, và có thể sẽ bị rơi vào loop, tức là một vòng xoáy tiêu cực. Lúc đó họ sẽ tự chỉ trích và phán xét bản thân.

Để thoát ra được cái loop này thì họ cần phải học cách mở lòng mình hơn. Bằng cách chủ động tìm đến người thân, bạn bè, và sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Ti: Introverted Thinking (Tư Duy Hướng Nội)

Chức năng thứ 3 trong bộ skills của INFJ là Ti, ký hiệu cho Introverted Thinking, hay là Tư duy hướng nội.

Đây là chức năng tư duy logic trong phạm vi chủ quan. Nó khảo sát và phân tích các sự vật hiện tượng một cách hệ thống, có tính giản lược, bóc tách vấn đề.

Chức năng này vì nằm ở vị trí non trẻ nên sẽ không thường được INFJ quan tâm đến, cho tới khi mà họ dần bước sang giai đoạn trưởng thành.

Tư duy hướng nội là chức năng xử lý thông tin, do đó nó sẽ bổ trợ và cân bằng với cái cảm xúc hướng ngoại, và giúp INFJ đưa ra được những quyết định vừa tốt cho mọi người mà cũng vừa đúng với bản thân.

Nếu như chức năng này không được phát triển thì INFJ có thể sẽ bị chà đạp, lợi dụng, hoặc nhận lấy phần thiệt trong các mối quan hệ. Do đó mà họ cần phải học cách đưa ra quan điểm cá nhân rõ ràng, và sẵn sàng bảo vệ những quan điểm ấy bằng lập luận logic.

Vì tư duy hướng nội mang xu hướng phân tích, nên nếu như được chú tâm phát triển, nó cũng sẽ giúp INFJ mài giũa những điểm mạnh của họ, giúp họ càng trở nên sắc bén và hiệu quả hơn.

Se: Extroverted Sensing (Cảm Giác Hướng Ngoại)

Và cuối cùng thì, để một INFJ có thể trưởng thành và phát triển hoàn thiện, cũng sẽ đến lúc họ cần phải học cách tích hợp cái chức năng yếu kém nhất của họ. Đó là Se, ký hiệu cho Extroverted Sensing, hay cảm giác hướng ngoại.

Đây là cái mảnh ghép cuối cùng cho bộ skills của INFJ. Cảm giác hướng ngoại là chức năng có xu hướng muốn mở rộng cái thế giới quan thực tế của mình, hướng tới việc khám phá những điều mới lạ thông qua trải nghiệm của các giác quan. 

Do đó mà INFJ cũng thường quan tâm tới hình thức bên ngoài, hoặc có cho mình gu thẩm mỹ tinh tế.

Tuy nhiên thì vì nằm ở vị trí yếu kém, nên cảm giác hướng ngoại của INFJ thường bị xa lánh, và dồn nén xuống vô thức. Điều này khiến cho họ tách biệt với môi trường xung quanh, bị nhấn chìm bởi những suy nghĩ trong đầu. Họ không giỏi trong việc hiện thực hóa những ý tưởng của mình bằng hành động, hoặc là bỏ sót các chi tiết thực tế.

Các cách để INFJ có thể phát triển được cảm giác hướng ngoại có thể kể đến như là chơi thể thao, tập yoga, thiền định… tức là những hoạt động cần họ phải rèn luyện khả năng kết nối với cơ thể của mình, và giữ sự tập trung ở thực tại.

INFJ’S DEVELOPMENT

Đối với mình thì, nhóm tính cách INFJ là một type có chiều sâu, tinh tế, có thể cân bằng tốt giữa cảm xúc và lý trí. Đó mới là những phẩm chất đáng trân trọng ở họ, chứ không phải ở cái sự hiếm.

Tuy nhiên thì, mình muốn kết video tuần này với một số những cái định hướng để INFJ có thể phát triển. Ai cũng đều sẽ thấy những lời khuyên này relevant thôi, nhưng mình nghĩ nó sẽ đặc biệt hữu ích với INFJ, nhất là những người trẻ.

Không nên quá cầu toàn trong mọi việc

Mình biết sự hoàn hảo là cái tiêu chuẩn mà INFJ muốn hướng đến, do INFJ có xu hướng lý tưởng hóa cái thế giới xung quanh mình. Nhưng mà nên nhớ, lý tưởng không bao giờ là dễ dàng đạt được, và nó sẽ liên tục phán xét bạn. Đừng quá ám ảnh với việc đặt ra mục tiêu lý tưởng, hãy đặt ra mục tiêu thực tế.

Bước ra khỏi vùng an toàn của mình

Trực giác hướng nội thường mang đến những góc nhìn rất sâu, nhưng nếu như thế giới quan bị hạn chế, thì chưa chắc góc nhìn đó đã chuẩn xác. INFJ cần phải khám phá, trải nghiệm nhiều hơn. Dám thử và dám sai, và rút ra bài học cho bản thân. Từ đó cái tầm nhìn của trực giác sẽ được mài giũa chuẩn xác hơn, rõ nét hơn, từ 360p lên thành full hd.

Học cách thấu hiểu bản thân

Cách để vượt qua sự lạc lõng khi không ai hiểu mình, đó là bạn phải tự thấu hiểu bản thân mình trước. Đừng để bị tác động quá nhiều bởi những quan điểm bên ngoài. INFJ cần phải tự nhìn nhận được những phẩm chất của mình, biết mình là ai và biết mình muốn trở thành người như thế nào. Mình hiểu là việc tự nhìn nhận bản thân nhiều khi nó rất là mù mờ, nhưng nếu chịu khó duy trì việc tự quan sát thì dần dần nó cũng sẽ rõ ràng hơn.

Việc này rất quan trọng vì nếu mình không tự hiểu được mình, thì làm sao mà người khác có thể hiểu được?

Bày tỏ suy nghĩ của mình một cách rõ ràng

Với xu hướng cảm xúc thì INFJ hướng đến con người, muốn giúp đỡ mọi người, do đó mà họ càng cần phải học cách mở lòng mình hơn, sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ của mình bằng một cách để người ta có thể hiểu. Không nên giữ trong lòng hay để bụng vì khi cảm xúc bị dồn nén quá nhiều có thể bục phát ra thành những cái không hay ho như kiểu là door slamming. INFJ có thể phát triển kỹ năng này thông qua việc thường xuyên giao tiếp hoặc viết lách.

Cho phép bản thân mình nghỉ ngơi

Vì cái tính cầu toàn, muốn tối ưu mọi thứ mà INFJ thường có xu hướng dễ bị burnout. Họ cần phải học cách cân bằng giữa những cái thôi thúc từ bên ngoài và những cái nhu cầu của bản thân. Dù sao thì INFJ cũng là một type hướng nội, do đó rất cần cái không gian và thời gian riêng để sạc lại năng lượng.

KẾT

Hy vọng là bạn đã có thể hiểu hơn về nhóm tính cách INFJ, về cái bộ skills chức năng nhận thức mà họ sử dụng, cũng như là nắm được một số những định hướng để INFJ có thể phát triển và hoàn thiện bản thân mình hơn. Nếu như có bạn có bất kì thắc mắc nào có thể để lại cho mình câu hỏi dưới phần comment. 

INFJ thích hợp làm nghề gì?

Nhóm ngành nghề phù hợp nhất với tính cách INFJ đó chính là những nghề có kỹ năng sử dụng trực giác và là nơi họ có thể đánh giá các sự kiện, tình huống, con người..
Tâm lý học, nhà tư vấn, bác sĩ,.
Nhà văn, giáo viên,.
Nhà lãnh đạo, quản trị nhân sự,….

INFJ có tính cách gì?

Người thuộc nhóm tính cách INFJ thường sống rất nguyên tắc và quy củ. Họ ưu tiên lập kế hoạch cho cuộc sống hay bất cứ công việc nào. Họ muốn mọi thứ luôn ở trong tầm kiểm soát. Những việc không thể đoán trước được sẽ là điểm yếu lớn đối với các INFJ.

INFJ hưởng gì?

Các INFJ cũng có xu hướng hướng nội hầu hết cảm xúc của mình - đặc điểm này không nhất thiết là một điểm yếu, nhưng nó tước đi cái "van xả" của họ. - Rất nhạy cảm. Các INFJ rất dễ bị tổn thương với các tình huống phê bình và xung đột.

INFJ T chiếm bao nhiêu phần trăm?

Những người INFJ chỉ chiếm 1-3% dân số và được xếp thành loại tính cách hiếm nhất.