Angle trong content là gì

Những người làm trong lĩnh vực Marketing chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với thuật ngữ Content Angle bởi đây là “xương sống” của chiến dịch Marketing Content. Vậy chính xác Content Angle là gì? Cách tạo nội dung thu hút như thế nào và ví dụ cụ thể ra sao? Sự khác nhau giữa Content Angle, Content Pillar và Content Marketing là gì? Hôm nay bePOS sẽ giúp bạn làm rõ kiến thức này trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  1. Content Angle là gì? 
  2. Những yếu tố tạo nên Content Angle chất lượng 
    1. Liên quan đến khách hàng 
    2. Giải quyết vấn đề
    3. Tính độc nhất 
    4. Có thể tìm kiếm 
    5. Có thể chia sẻ 
  3. Phân biệt Content Angle với Content Marketing và Content Pillar
    1. Phân biệt Content Angle với Content Marketing
    2. Phân biệt Content Angle với Content Pillar 
  4. 03 cách xây dựng Content Angle ấn tượng, thu hút khách hàng 
    1. Content Angle từ các chuyên gia đáng tin cậy
    2. Content Angle về hỏi đáp
    3. Content Angle so sánh
  5. Một số Content Angle mẫu
    1. Content Angle của Điện Máy Xanh
    2. Content Angle của Lifebuoy 
  6. FAQ
    1. Có thể tiếp cận Content Angle đa chiều không?
    2. “Giọng điệu” Content cần được xây như thế nào?

Content Angle là gì? 

Content Angle là cách tiếp cận độc đáo của mỗi người về một chủ đề nào đó trước khi bắt tay vào việc viết bài cũng như thể hiện quan điểm, ý tưởng quảng bá cho thương hiệu.

Content Angle giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng cốt truyện của tác giả và là yếu tố quan trọng giúp cho bài viết trở nên nổi bật và unique hơn so với những bài viết cùng chủ đề. Chính vì thế, Content Angle được coi là “xương sống” vững chắc cho toàn bộ nội dung của chiến dịch quảng bá và các bài viết bổ trợ liên quan. 

Content Angle không phải là một loại Content Marketing mà là một thuật ngữ được sử dụng để nói về yếu tố cốt lõi của Content. Với Content Angle lôi cuốn và nhắm thẳng vào một phân khúc khách hàng nhất định, bạn đang giúp cho doanh nghiệp thu về lượng khách hàng tiềm năng không hề nhỏ.

Angle trong content là gì
Content Angle là gì?

Những yếu tố tạo nên Content Angle chất lượng 

Để có thể xây dựng một Content Angle hấp dẫn, trước hết bạn phải nắm rõ được 05 yếu tố quan trọng dưới đây.

Liên quan đến khách hàng 

Sự đồng điệu và liên quan tới khách hàng là điều cần thiết đầu tiên của một Content Angle. Phản ứng của họ đối với chiến dịch Marketing sẽ quyết định độ hiệu quả của Content. Và đương nhiên, những vấn đề liên quan tới khách hàng sẽ không thể giải quyết nếu nội dung đó không liên quan hay khiến họ cảm thấy không thú vị, hoặc thậm chí là mất thiện cảm.

Vì vậy, để truyền tải thông điệp hiệu quả, bạn cần diễn đạt nội dung theo cách dễ hiểu và quan trọng hơn cả là phải liên quan tới tệp khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Điều này được gọi là “nhắm trúng insight” khách hàng.

Giải quyết vấn đề

Nắm được insight khách hàng thôi là chưa đủ, điều quan trọng nhất trong việc xây dựng một Content Angle chất lượng chính là phải hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải. Khi người dùng gặp khó khăn, bạn phải cung cấp được những giá trị hữu ích, đồng thời có thể nhấn mạnh tính ưu việt của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như một giải pháp tối ưu dành người dùng.

Tính độc nhất 

Sự độc đáo của Content Angle không phải là tính cuốn hút mà là tính độc nhất. Là một người sáng tạo nội dung, bạn phải luôn tìm kiếm ý tưởng mới để có thể thu hút người dùng và mang đến cho họ nhiều giá trị. Góc độ Content sẽ quyết định phong cách của toàn bộ chiến dịch Digital Marketing, đồng thời làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Angle trong content là gì
Nội dung phải có sự độc nhất

Có thể tìm kiếm 

Sẽ thật vô nghĩa khi bạn đã xây dựng được tính hấp dẫn cho Content nhưng nội dung đó lại không thể đến được với bất kỳ người dùng nào. Việc nội dung của bạn được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm hay những trang mạng xã hội không chỉ giúp Content được lan tỏa mà còn giúp tăng độ phủ cho thương hiệu.

Có thể chia sẻ 

Content Angle phải là nội dung khiến cho khách hàng muốn chia sẻ với những người khác. Bởi giữa vô vàn các nội dung trong cùng lĩnh vực, người dùng sẽ chỉ lựa chọn nội dung tạo được ấn tượng mạnh với họ. Một Content hấp dẫn bắt buộc phải có Content Angle mạnh mẽ và kết hợp cùng với hình ảnh minh họa để thu hút người dùng.

Phân biệt Content Angle với Content Marketing và Content Pillar

Phân biệt Content Angle với Content Marketing

Hiện nay, sự phổ biến của việc kết hợp giữa Content Marketing và Content Angle đã khiến cho nhiều người nhầm lẫn rằng hai khái niệm này giống nhau. Vậy đâu là sự khác biệt giữa Content Marketing và Content Angle?

Những người làm Content Angle phải thâm nhập vào những vấn đề trong bộ phận nghiên cứu sản phẩm, bộ phận sản xuất, bộ phận phát triển hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng để có góc nhìn đa chiều về doanh nghiệp. Từ đó tạo ra Content Angle chất lượng, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngược lại, những người làm Content Marketing chỉ làm việc với các bộ phận bên ngoài với mục đích tạo ra những chiến dịch quảng cáo cũng như Marketing sản phẩm. Content Marketing được thiết kế trực tiếp cho mục đích tiếp thị chứ không phải là mở rộng quy mô kinh doanh.

Angle trong content là gì
Phân biệt Content Angle với Content Marketing

Phân biệt Content Angle với Content Pillar 

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa Content Angle và Content Pillar, trước tiên chúng ta cần hiểu Content Pillar là gì. Content Pillar gồm tất cả nội dung của Website hay Social Media mà bạn sẽ triển khai. Có thể nói, Content Pillar chính là “cái sườn” của nội dung chính được phát triển từ big idea.

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, Content Pillar là cách bạn đang nói về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là gì (What). Còn Content Angle thể hiện việc bạn đang nói về sản phẩm/dịch vụ của doanh ngiệp như thế nào (How). 

Ví dụ, tất cả các hãng đang hoạt động trong lĩnh vực F&B có thể cùng phát triển Content Pillar giống nhau theo một vài chủ đề nhất định (giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, đăng feedback khách hàng,…). Trong khi đó, Content Angle là ý tưởng nội dung mới giúp thương hiệu trở nên khác biệt và độc nhất.

Do đó, Content Pillar chính là khung sườn để phát triển nội dung trên Website, Fanpage doanh nghiệp đúng theo định hướng ban đầu. Từ đó nội dung được triển khai đồng bộ và khoa học, giúp doanh nghiệp tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng. 

Còn Content Angle đóng vai trò tạo ra những ý tưởng đột phá với mục đích tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Từ đó tạo được thiện cảm và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, Content Angle giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Angle trong content là gì
So sánh giữa Content Angle và Content Pillar

>> Xem thêm: [MỚI] 7 BƯỚC XÂY DỰNG CONTENT PILLAR ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ NHẤT

03 cách xây dựng Content Angle ấn tượng, thu hút khách hàng 

Content Angle từ các chuyên gia đáng tin cậy

Khi lựa chọn hình thức viết bài hướng về một nhân vật đầu ngành có tên tuổi, doanh nghiệp có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng. Thông qua những bài đăng lôi cuốn và hữu ích, nhiều người dùng sẽ không ngần ngại click vào website của bạn để có thể tìm kiếm nhiều thông tin giá trị hơn nữa. 

Ngoài ra, việc khôn khéo xen kẽ những thông điệp ý nghĩa của thương hiệu vào trong Content Angle sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Content Angle về hỏi đáp

Với dạng bài về hỏi đáp, mặc dù lời văn không cần độ mượt mà sâu sắc nhưng vẫn phải triển khai sao cho khơi dậy được sự tò mò của người dùng. Khách hàng sẽ bị thu hút và cảm thấy thích thú bởi những điều họ thắc mắc nay đã được giải đáp một cách cụ thể nhất. 

Angle trong content là gì
Content Angle về hỏi đáp gây tò mò cho người đọc

Với cách làm này, doanh nghiệp không những được khách hàng đón nhận nhiệt tình mà việc khéo léo đan xen thông điệp quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ còn giúp cho quá trình tiếp cận và chuyển đổi khách hàng trở nên đơn giản hơn. 

Content Angle so sánh

Một trong những cách làm Content Angle chất lượng và lôi cuốn người đọc chính là việc so sánh và chỉ ra những điểm nổi bật của thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt rõ hơn, khiến họ ghi nhớ sản phẩm/dịch vụ và tìm đến sử dụng mỗi khi có nhu cầu. 

Bạn chỉ cần nhìn nhận khách quan và công minh những mẫu sản phẩm/dịch vụ mà không cần phải cố ý tâng bốc hay PR quá đà. Nếu không, điều này sẽ khiến mức độ tin cậy của thương hiệu bị giảm sút nghiêm trọng.

Một số Content Angle mẫu

Content Angle của Điện Máy Xanh

Minh chứng điển hình nhất cho hướng tiếp cận Content Angle mới lạ và hiệu quả chính là ý tưởng quảng cáo của Điện Máy Xanh. Với hình thức Marketing độc đáo thông qua việc xây dựng hình ảnh một “binh đoàn” áo xanh chưa từng có trước đây, video quảng cáo của Điện Máy Xanh đã gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút hơn 3.4 triệu lượt tương tác cùng hơn 300 nghìn lượt chia sẻ. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo này của Điện Máy Xanh cũng đã nhận về hơn 400 nghìn bài viết và cuộc thảo luận liên quan.

Angle trong content là gì
Content Angle ví dụ của Điện Máy Xanh

Quảng cáo của hãng cũng chiếm trọn “spotlight” trong các khung giờ vàng với tần suất dày đặc. Điều này không những trở thành nỗi “ám ảnh” trong tiềm thức khách hàng mà còn đánh đúng tâm lý kích thích nhu cầu. Chỉ với thông điệp đơn giản: “Bạn muốn mua TV, tủ lạnh, hãy đến Điện Máy Xanh”, thương hiệu này đã tạo nên một làn sóng mới trong ngành quảng cáo.

Content Angle của Lifebuoy 

Thương hiệu Lifebuoy đã rất thành công khi ra mắt sản phẩm xà phòng rửa tay diệt khuẩn chỉ trong 10 giây. Đây là một góc độ Content giúp giải quyết nỗi đau của khách hàng (Pain Point) rất hiệu quả. Vì thực tế, cả trẻ con và người lớn thường rửa tay rất qua loa và không đảm bảo vệ sinh. Để làm sạch hiệu quả cũng như phòng ngừa dịch bệnh, nước rửa tay cần phải được ma sát kỹ càng với bàn tay trong 10 giây rồi mới được rửa qua nước. 

Có thể nói, nước rửa tay Lifebuoy đã đánh trúng “điểm yếu” này của người tiêu dùng. Ngay sau đó, sản phẩm được bán rất chạy, đặc biệt được sử dụng nhiều trong những gia đình có con nhỏ, các nhà hàng, khách sạn, quán cafe,…

Angle trong content là gì
Content Angle ví dụ của Lifebuoy

>> Xem thêm: [MỚI] 05 BÍ QUYẾT KHIẾN CONTENT CỦA BẠN TRỞ NÊN VIRAL 

Trên đây bePOS đã giải đáp cho bạn về góc độ Content là gì cũng như đưa ra cho bạn một số gợi ý về Content Angle mẫu chất lượng và ví dụ cụ thể. Chúc bạn ứng dụng góc độ Content thành công, giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới nhiều người dùng hơn nữa.

FAQ

Có thể tiếp cận Content Angle đa chiều không?

Câu trả lời là Có. Hãy xem một ví dụ đơn giản sau: Tết Trung thu không chỉ được biết đến là ngày Tết dành cho thiếu nhi mà còn là Tết Đoàn Viên. Khi triển khai chiến dịch quảng cáo cho Tết Trung thu, trong khi một số thương hiệu sử dụng hình ảnh của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo để quảng cáo thì Kinh Đô lại lựa chọn hình ảnh gia đình quây quần dưới ánh trăng rằm cùng nhau phá cỗ. 

“Giọng điệu” Content cần được xây như thế nào?

Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu là giới trẻ thuộc nhóm tuổi từ 12 – 18, bạn cần sử dụng giọng điệu hài hước và bắt trend một cách thông minh. Đồng thời, trong Content cũng cần thể hiện sự trong sáng, tích cực, luôn hướng đến những điều mới lạ và độc đáo. 

Ngược lại với nhóm khách hàng trẻ, đối với tệp khách hàng là doanh nhân hay người thành đạt, giọng điệu Content cần nghiêm túc, thể hiện sự đẳng cấp cũng như cung cấp những kiến thức thực sự hữu ích.

Story Angles là gì?

Content Angle là cách tiếp cận hay góc nhìn của mỗi người về một chủ đề nào đó trước khi bắt đầu một bài viết thể hiện quan điểm hay ý tưởng độc đáo và riêng biệt về thương hiệu của doanh nghiệp. Content Angle là gì?

Viết content là gì ví dụ?

Hiểu đơn giản, làm content là những người sáng tạo nội dung (content). Nội dung ở đây có thể một bài viết, 1 bức ảnh hay 1 video… Mục tiêu công việc của họ chính đưa ra những nội dung có giá trị, hữu ích, thu hút sự chú ý đến những khách hàng tiềm năng.

Pillar trong content là gì?

Content Pillar là trang chủ đề cốt lõi bao gồm hết tất cả nội dung của trang web hay Social Media mà bạn sẽ triển khai. Tóm lại, Content Pillar chính sườn chủ đề chính được phát triển từ big idea.

Direction content là gì?

Content Direction nghĩa định hướng nội dung. Mục đích để phát triển tất cả hoạt động triển khai nội dung tổng thể cho chiến dịch truyền thông, chiến dịch trên diện rộng hoặc chiến dịch trong một giai đoạn nhất định.