Hướng dẫn xác nhận sơ cấp lý luận chính trị

Theo đó, Ban Bí thư cho rằng sau hơn 10 năm thực hiện Quy định 256 năm 2009 của Ban Bí thư, việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã cơ bản hoàn thành mục đích, yêu cầu đề ra. Đến nay, những nội dung trong Quy định không còn phù hợp với yêu cầu mới về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Ban Bí thư giao Ban Tổ chức T.Ư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng Quy định của Ban Bí thư về tiêu chuẩn, đối tượng, phân cấp đào tạo lý luận chính trị; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng, hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện thống nhất nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong hệ thống trường Đảng và các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, bảo đảm tính kế thừa và liên thông giữa các cấp học từ sơ cấp lên trung cấp và cao cấp lý luận chính trị.

Theo Quy định 256, những người đã học lý luận chính trị ở các trường đại học, đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ được cấp giấy xác nhận trình độ lý luận tương ứng 3 mức là sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Giấy xác nhận này được sử dụng để xét dự thi nâng ngạch công chức, viên chức, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Đối tượng được công nhận là cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nay có nhu cầu được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 256-QĐ/TW được hướng dẫn theo theo Công văn số 2045-CV/BTCTW ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ban tổ chức Trung ương, cụ thể như sau:

Từ ngày 16-9-2009, Quy định số 256-QĐ/TW của Ban Bí thư có hiệu lực thì Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH, ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) bị bãi bỏ. Những trường hợp xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH sau ngày 16-9-2009 là không có giá trị pháp lý.

Việc cấp giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị do Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cấp trước đây cho các trường hợp là cán bộ, đảng viên, đúng đối tượng, được cấp có thẩm quyền cử đi học, được công nhận có giá trị tương đương cao cấp lý luận chính trị.

Các trường hợp đã được cấp, nhưng khi đi học là sinh viên, không thuộc đối tượng học cao cấp lý luận chính trị, không có giá trị công nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị; các trường hợp này, sau khi học xong, được xem xét tham dự các lớp hoàn chỉnh kiến thức để được cấp bằng cao cấp lý luận chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hằng năm.

Từ ngày 01-6-2016, việc cấp giấy xác nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị đối với học viên học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền và chỉ áp dụng cho các trường hợp là cán bộ, đảng viên thuộc đối tượng học cao cấp lý luận chính trị, tốt nghiệp đại học (văn bằng 2) đối với các chuyên ngành lý luận chính trị (khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, chính trị học).

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thẩm định nội dung, chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thực hiện chặt chẽ quy trình xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị cho các đối tượng nêu trên.

Đối với trường hợp của bạn, bạn tham gia lớp học quản lý kinh tế của Học viện thì Học viện sẽ cấp cho bạn chứng chỉ vế quản lý kinh tế nên giấy chứng nhận trình độ cao cấp lý luận của bạn không được coi là giấy xác nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị.

Vì vậy, với nhiệm kỳ tới (2020-2025), bạn nên cân nhắc theo học đúng khóa học để được chứng nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị để đảm bảo đáp ứng đúng quy định.

Trân trọng./.

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.

(2) Tiêu chuẩn: Các đối tượng đào tạo phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Hướng dẫn xác nhận sơ cấp lý luận chính trị

Xác định trình độ lý luận chính trị sơ cấp như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền đào tạo lý luận chính trị sơ cấp?

Theo quy định tại Điều 7 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định về phân cấp nhiệm vụ đào tạo cụ thể như sau:

Phân cấp nhiệm vụ đào tạo
1. Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.
2. Trường chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đạo tạo lý luận chính trị sơ cấp là Trung tâm chính trị cấp huyện.

Ngoài ra, đối với các trình độ lý luận chính trị cấp khác do các cơ quan sau đây thực hiện tổ chức đào tạo:

- Đối với lý luận chính trị trung cấp:

+ Do Trường chính trị cấp tỉnh đào tạo đối với cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn.

+ Do học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đào tạo đối với cán bộ lực lượng vũ trang.

- Đối với lý luận chính trị cao cấp: do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo

Cơ quan đào tạo lý luận chính trị sơ cấp có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022, cơ quan đào tạo lý luận chính trị sơ cấp có trách nhiệm như sau:

Thứ nhất: Cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương và kế hoạch đào tạo của cấp ủy cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.

Thứ hai: Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp huyện ban hành kế hoạch đào tạo; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

Thứ ba: Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

Thứ tư: Trường chính trị cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giảng viên cho trung tâm chính trị cấp huyện.

Thứ năm: Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện kế hoạch đào tạo của cấp ủy; tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Thứ sáu: Ban thường vụ cấp ủy cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học sơ cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.