Hướng dẫn sử dụng máy vắt sổ có hình ảnh

Đối với tất cả các loại máy vắt sổ công nghiệp nào cũng đều cần sự quan tâm của người sử dụng bởi nếu người sử dụng biết nâng niu cũng như chăm sóc cho nó thì tuổi thọ của máy sẽ được lâu hơn, bền hơn khi sử dụng. Vì vậy, hãy xem qua bài viết của MÁY MAY HOÀNG NAM để biết thêm những thông tin bổ ích cho việc bảo vệ một chiếc máy vắt sổ của mình nhé. Bởi việc bảo vệ nó sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được một số chi phí phát sinh trong quá trình may mặc.

– Trước khi tiến hành khi khởi động máy nên để máy vắt sổ chạy chế độ từ chậm đến nhanh.

– Không nên để vô lăng cứng hoặc chỉ bị rối không tiếp tục chạy nữa vì điều này sẽ gây ra việc bị gãy kim hoặc gãy cò.

– Hãy chú ý nhiều hơn tới chỉ trên ống chỉ vì nó có thể tuôn ra vướng vào giá chỉ gây đứt chỉ .

– Khi mà gặp vấn đề với chỉ bị rối, đứt chỉ hoặc chỉnh hoài mà chỉ vẫn không chuẩn được thì vấn đề này là do khi bạn xỏ chỉ mà quên không nâng chân vịt lên nên chỉ chưa vô tăng song được

– Đường chỉ đẹp cần cả 2 yếu tố đưa vải đều và chỉnh chỉ chuẩn. Đưa vải không thẳng (đưa vải xéo) đường chỉ không đều là nguyên nhân gây ra việc chì không được chuẩn. Nếu đưa vải không thẳng hoặc chỉ chưa vô tăng song mà cứ chỉnh chỉ hoài thì chỉ sẽ không bao giờ chuẩn.

– Chọn các loại kim phù hợp : Kim 11: vải thun, quần tây; Kim 9: vải mỏng ; Kim 14 : jean, vải dày trong gia đình.

2. Cách chỉnh chỉ của máy vắt sổ hiện đại

a. Cấu tạo chỉ của máy vắt sổ 3 ống :

  • Đường chỉ thẳng : ống 1 (tính từ trái sang phải) ;
  • Đường chỉ vắt sổ trên : ống 2;
  • đường chỉ vắt sổ dưới : ống 3.

Đường chỉ ống 2 đan xen ống 3 tạo thành đường sát mép vải. Cần chỉnh chỉ bắt đầu cần chỉnh ống 1 trước.

b. Máy vắt sổ 4 ống :

  • Đường chỉ thẳng ở ngoài : ống 1 (tính từ trái sang phải) ;
  • Đường chỉ ngang ở giữa : ống 2;
  • Đường chỉ vắt sổ trên : ống 3;
  • Đường chỉ vắt sổ dưới : ống 4.

Đường chỉ ống 3 đan xen ống 4 tạo thành đường sát mép vải. Đường chỉ ống 1 liên quan với đường chỉ ống 4. Chỉnh chỉ ống 1 trước, ống 2 tiếp theo, rồi đến ống 3 và 4.

3. Tăng song máy vắt sổ

– Việc tăng song cũng rất quan trọng đối với việc sử dụng máy vì tăng song cần phải ở mức phù hợp nếu tăng song lỏng (số nhỏ) sẽ gây ra rối chỉ, làm gãy kim. Tăng song căng quá (số lớn) sẽ gây đứt chỉ.

– Cách tăng song như thế nào? Nếu bạn tăng song qua phải quá thì sẽ càng căng, còn qua trái thì lại càng lỏng hơn. Cũng như vậy khi số càng lớn thì củng càng căng mà số càng nhỏ sẽ càng lỏng. Vì vậy cần tăng song thật thích hợp nhé.

4. Bảo dưỡng máy vắt sổ công nghiệp hiện đại

– Khi không sử dụng máy nữa và đem cất máy thì cần nhớ hạ tay nâng chân vịt xuống để khỏi lỏng tăng song, làm xấu đường chỉ.

– Thường xuyên lấy chổi con quét bụi vải, vô dầu máy các trục chuyển động giúp máy chạy êm, hạn chế rỉ sét. Dùng vài năm nên đem máy đến cửa hàng bảo trì (vệ sinh, xịt bụi, xử lý rỉ sét nếu có )

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc sử dụng cũng như bảo trì máy vắt sổ của bạn thật đúng cách mà HOÀNG NAM đã chắt lọc ra. Vì vậy cho nên hãy đọc thật kỹ bài viết để có thể thêm vào bộ kinh nghiệm may mặc của mình thật nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Ở ngành may mặc, có nhiều khái niệm mà người mới bắt đầu nào hay kinh nghiệm lâu năm cũng phải biết. Trong đó có “may vắt sổ là gì?”, “Đặc tính may vắt sổ là gì?”, “Cách thực hiện những đường may vắt sổ như thế nào?”.... Cùng Vieclamnhamay.vn tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải nhé.

May vắt sổ là một trong những cụm từ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu. Kiểu may nay đóng vai trò quan trọng, góp phần hoàn thiện sản phẩm tốt hơn. Tìm hiểu “may vắt sổ là gì?” giúp công nhân, người lao động ngành may mặc dễ dàng nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc.

May vắt sổ là gì?

May vắt sổ là kiểu may với mục đích cố định các đường mép vải sau khi cắt để không bị sờn chỉ và góp phần tạo ra tấm vải có vẻ đẹp thẩm mỹ hơn. Đường may vắt sổ có hình tựa như móc xích, được may ở gấu áo, tay áo. Các vật dụng khác như khăn, vỏ chăn thường sẽ cần được may theo kiểu này để gấp viền. Để may vắt sổ, người lao động có thể may bằng tay hoặc máy may công nghiệp. May vắt sổ làm sản phẩm có độ bền cao hơn, trong khi đường may không chiếm quá nhiều diện tích của vải và phù hợp với những loại vải có độ co giãn tốt.

May vắt sổ Tiếng anh là gì?

May vắt sổ Tiếng anh là overclocking sewing. Còn máy vắt sổ Tiếng anh là Overclock Machine - loại thiết bị chuyên sử dụng để may các đường zích zắc, với mục đích ráp nối các chi tiết vải lại với nhau và góp phần giúp thành phẩm chất lượng hơn.

Các loại máy may thông dụng bằng tiếng Anh cụ thể như sau: Máy may 1 kim - Single needle lockstitch machine, máy may 2 kim - Double needle lockstitch, máy lên lai - Hemming machine, máy đánh bông - Interlock machine, máy may chuyên dụng - Special sewing machine.

Đặc điểm của may vắt sổ

Kỹ thuật may vắt sổ thường được sử dụng phổ biến để bọc mép vải, cho những chi tiết, vải có độ co giãn cao. Các đặc điểm của kiểu may vắt sổ phải kể đến như sau:

- Đường may vắt sổ thường có độ đàn hồi cao.

- Không bị giới hạn về đường may.

- Cấu tạo của các mũi may đơn giản, ít chiếm diện tích nhiều trên mặt vải.

- Dao xén mép vải đều đẹp hơn.

- Đường may bao bọc mép lúc cắt vải, chắc chắn, không để sợi chỉ rơi ra ngoài, gây mất thẩm mỹ.

Các loại đường may vắt sổ phổ biến nhất

Theo ghi nhận của Vieclamnhamay.vn, có khoảng 5 loại đường may vắt sổ phổ biến nhất như sau:

- May vắt sổ 1 chỉ: Là khi may chỉ sử dụng một loại chỉ để may, dùng để may cho các loại vải lớn.

- May vắt sổ 2 chỉ: Thường sử dụng 2 loại chỉ khác nhau: Một sợi chỉ ở bên trong, một sợi chỉ suốt nên lúc may các đường chỉ đan xen nhau. Các loại chỉ được may theo mép vải, phần còn lại nằm bên trong của đường vắt.

- May vắt sổ 3 chỉ: Là kiểu may có sự kết hợp giữa 2 đường chỉ dưới và 1 chỉ kim, giúp đường may bền chắc hơn và phù hợp với nhiều chất vải khác nhau.

- May vắt sổ 4 chỉ: Là kỹ thuật sử dụng 4 sợi chỉ trên và 2 sợi chỉ dưới, áp dụng cho loại vải cotton, spandex.

- May vắt sổ 5 chỉ: Phù hợp cho những loại vải dày và đòi hỏi đường may phải chắc chắn, bền lâu. Một phần của vắt sổ 5 chỉ sẽ dùng 2 chỉ bên dưới và 1 kim để may. Đồng thời, đường mép vải sẽ thêm các móc xích kép, để cố định chắc chắn hơn.

Cách may vắt sổ bằng tay

1. Chuẩn bị

- Vải: Lựa chọn loại vải có độ dày vừa phải, không nên sử dụng chất liệu quá trơn mà loại có độ gấp vừa phải, độ co giãn vừa phải.

- Không gian may vừa đủ ánh sáng, không quá nắng giúp người lao động dễ dàng thấy những mũi kim và hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng hơn.

- Kim may: Chọn loại kim có kích thước trung bình, không gỉ, đảm bảo an toàn để không bị kim đâm trúng.

- Đê cài: Là dụng cụ dùng để may vắt sổ, gắn vào đầu ngón tay giữa, để bảo vệ an toàn.

- Kim cài: Là vật cố định những nếp gấp, hỗ trợ việc may vắt sổ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

- Chỉ khâu: Nếu khâu để luyện tập thì bạn có thể chọn loại chỉ tùy ý.

2. Hướng dẫn cách may vắt sổ bằng tay

Dưới đây là cách may vắt sổ bằng tay bạn có thể tham khảo như sau:

- Bước 1: Bạn xâu kim, xỏ chỉ rồi sử dụng một đoạn chỉ có độ dày trung bình khoảng 80cm để may. Sau đó, bạn luồn chỉ vào kim sao cho 2 đầu không trùng kích thước với nhau rồi kéo một đầu chỉ dài hơn so với đầu chỉ còn lại và thắt nút ở phần đầu chỉ dài hơn.

- Bước 2: Lấy miếng vải gấp mép khoảng 1.5 cm rồi dùng 2 cây kim gài cố định ở 2 đầu của nếp gấp. Ngoài ra, việc dùng kim gài có thể giúp bạn may được thẳng hơn hoặc dùng khung thêu cố định cho dễ.

- Bước 3: Đưa phần mép gấp lên trên, xâu mũi kim từ phía dưới lên trên rồi cho phần kim đâm cách đường mép 0,5 cm.

- Bước 4: Đâm mũi kim thẳng xuống lỗ ban đầu 0,7 cm rồi luồn kim theo chiều ngang có độ dài khoảng 0,7 cm. Nhưng không được xâu chỉ qua vải mà hãy giữ thân kim nằm xuyên ở trên miếng vải.

- Bước 5: Sử dụng 2 ngón tay kéo sợi chỉ qua mũi kim rồi rút kim ta sẽ được nửa vòng zích zắc đầu tiên.

- Bước 6: Đưa mũi kim qua vải, sát với lỗ kim đầu tiên đã xuyên rồi luôn kim qua phải với độ dày khoảng 1,4 cm. Dùng 2 ngón tay vắt chỉ qua đường mũi kim rồi tiến hành rút kim ra để tạo nên tam giác mới.

- Bước 7: Đưa mũi kim sát với điểm vừa mới may, rồi tiếp tục luồn kim ngang với độ dài khoảng 1,4 cm. Dùng 2 ngón tay đưa sợi chỉ qua tương tự như bước 5. Sau đó, rút chỉ ra tạo thành hình tam giác.

- Bước 8: Làm cho đến khi hết đoạn vải.

Hướng dẫn cách vắt sổ bằng máy may cho người mới bắt đầu

Là công nhân may, người lao động nên biết cách may vắt sổ bằng máy may, cụ thể như sau:

- Bước 1: Khởi động máy may.

- Bước 2: Chọn kiểu may vắt sổ cần may.

- Bước 3: Lắp chân vịt giả vắt sổ vào máy may để dễ dàng canh mép vải dễ hơn, đường may đẹp và chính xác hơn.

- Bước 4: Đưa mép vải ngay rãnh của chân vịt nhằm để đường may đạt độ thẩm mỹ tốt hơn.

Như vậy, bạn đã biết “may vắt sổ là gì?” cùng các hướng dẫn may vắt sổ bằng tay, trên máy may. Nếu có bất kỳ thông tin nào thắc mắc, hãy vui lòng comment ngay bên dưới để được giải đáp cụ thể hơn nhé.

Chủ đề