Hướng dẫn sử dụng máy đo ph để bàn

Máy đo pH cầm tay có thể hỗ trợ bạn kiểm tra và chủ động trong việc kiểm soát độ pH của đất, nước,… Đôi khi nó là phận phần không thể thiếu trong hầu hết các phòng thí nghiệm, Tuy nhiên, để sử dụng an toàn đúng cách thì không phải ai cũng biết . Nếu bạn đã gặp phải vấn đề trên “lo lắng” khi cầm trên tay một chiếc máy này, thì hãy dành ra ít phút để khám phá tất tần tật về máy đo pH cầm tay nhé

1. MÁY ĐO PH CẦM TAY THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG LÀM GÌ ?

Như mọi người đều biết độ pH ảnh hưởng tới vạn vật và cuộc sống của rất nhiều sinh vật. Việc kiểm soát pH đất, nước,… trong nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Để kiểm tra, bạn không thể thiếu một chiếc máy đo độ pH cầm tay

Hướng dẫn sử dụng máy đo ph để bàn

Máy đo pH cầm tay được sử dụng để xác định độ pH của đất, nước

– Máy đo pH trong nước sinh hoạt, nước thải, nước ao cá, nước ao tôm, thủy sinh,… giúp con người điều chỉnh pH về mức ổn định

– Máy đo pH trong phòng thí nghiệm thực phẩm, thịt, sữa cho các nhà máy sản xuất đồ ăn

– Máy đo pH trong đất nhằm giúp cải tạo đất cho phù hợp với từng loại cây trồng từ đó nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng.

– Máy đo pH sử dụng trong công nghiệp nhằm kiểm tra xem nước có phá hủy lò hơi hay không, phản ứng hóa học trong nhà máy hóa chất, duy trì pH của dung dịch mạ

2. NHỮNG BƯỚC TIẾN HÀNH ĐỂ ĐO ĐỘ PH

Hướng dẫn sử dụng máy đo ph để bàn

Dưới đây sẽ là các bước đo độ pH bằng máy đo để bàn mời các bạn cùng tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch đệm

Để đo được pH, trước hết bạn cần chuẩn bị 2 dung dịch đệm:

  • dung dịch đệm (1) có pH = 7
  • dung dịch đệm (2) có pH = x

Giá trị của X sẽ tùy thuộc vào việc mẫu đo có tính acid (pH<7) hay tính kiềm (pH>7).

  • Nếu mẫu đo có tính acid –> Chọn X=4
  • Nếu mẫu đo có tính kiềm –> Chọn X=10

Việc lựa chọn X đúng sẽ giúp kết quả đo pH của bạn chính xác hơn.

Bước 2: Chuẩn bị máy đo pH

  • Gắn điện cực vào máy đo
  • Bật công tắc bên hông máy về vị trí đo pH
  • Tháo vỏ nhựa ở đầu điện cực xuống.
  • Rửa điện cực bằng nước cất vô trùng.
  • Thấm nước bằng giấy thấm.

\=> Lưu ý: nắp vỏ bao đầu điện cực chứa dung dịch KCl 3M.

Bước 3: Chỉnh nhiệt độ

  • Để kết quả đo chính xác, bạn cần chỉnh nhiệt độ về nhiệt độ dung dịch chuẩn, tức là về khoảng 25 – 30oC

Bước 4: Hiệu chỉnh

  • Nhúng điện cực vào dung dịch đệm (1), chờ trị số hiển thị ổn định.
  • Chỉnh núm pH7 sao cho trí số hiển thị về giá trị 7.0
  • Rửa lại điện cực bằng nước cất vô trùng, thấm khô.

Bước 5:

  • Nhúng điện cực vào dung dịch đệm (2), chờ trị số hiển thị ổn định.
  • Nếu giá trị hiển thị không phải giá trị X mong muốn (4 hoặc 10), chỉnh núm pHX sao cho trị số hiển thị trên máy về giá trị 4 hoặc 10.
  • Rửa lại điện cực bằng nước cất vô trùng, thấm nước.

Bước 6:

  • Lặp lại bước 4 và 5 đến khi trị số hiển thị trên máy đúng với trị số của các dung dịch đệm ở cả pH7 và pHX (4 hoặc 10).
  • Sau khi hiệu chỉnh xong, mới dùng máy để đo pH cho mẫu.
  • Để có kết quả chính xác nhất, hãy đợi tới khi trị số hiển thị ra không còn “nhảy loạn”.

3. PHÂN LOẠI MÁY ĐO PH CẦM TAY

Đối với mỗi mẫu đối tượng (cần xác định pH) sẽ có cách xác định pH khác nhau. Dựa vào hình dạng, tính chất và mục đích sử dụng mà ta có thẻ chia thành 3 loại máy đo độ pH cầm tay.

Máy đo pH để bàn: chuyên dùng trong phòng thí nghiệm, có khả năng hiệu chuẩn và tự động bù nhiệt. Loại máy đô này có thể đo được nhiều thông số trong một lần.

Máy đo pH cầm tay: có thể đo được nhiều mẫu như nước, trái cây, mỹ phẩm, thực phẩm…Thiết kế của máy đo pH cầm tay nhỏ gọn, có thể di chuyển đi nhiều nơi.

Bút đo pH: có kích thước nhỏ gọn, sử dụng pin thay hoặc pin sạc. Thiết bị ứng dụng để đo các loại mẫu dạng dung dịch lỏng, bột…

Hướng dẫn sử dụng máy đo ph để bàn

Cách đo độ pH như thế nào?

Để có kết quả chính xác, người thực hiện thí nghiệm cần tiến hành đo pH đúng cách. Các bước tiến hành đo pH bạn có thể tham khảo dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch đệm

Hai dung dịch đệm cần phải có là dung dịch đệm pH bằng 7 và dung dịch đệm pH tùy thuộc vào mẫu có tính axit hay tính kiềm. Mẫu có tính axit thì chọn dung dịch đệm thứ 2 có pH là 4 và mẫu có tính kiềm thì chọn dung dịch đệm có pH bằng 10

Bước 2: Chuẩn bị máy đo pH

Đầu tiên, gắn điện cực vào máy đo và chuyển công tắc bên hông máy về đo pH. Sau đó, tháo vỏ nhựa ở đầu điện cực xuống và tiến hành rửa điện cực bằng nước cất. Sử dụng giấy thấm để lau điện cực. Chú ý, trong nắp vỏ bao đầu điện cực có chứa dung dịch KCl 3M

Hướng dẫn sử dụng máy đo ph để bàn

Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ

Để kết quả đo pH chính xác thì tốt nhất nên điều chỉnh nhiệt độ dung dịch đệm dao động khoảng 25 – 30 độ C.

Bước 4: Hiệu chỉnh máy đo độ pH

– Nhúng điện cực vào dung dịch đệm trung tính và chờ trị số hiển thị. Điều chỉnh núm pH 7 sao cho trị số hiển thị về giá trị 7.0. Sau đó rửa lại điện cực bằng nước cất và lau bằng giấy thấm.

– Tiếp theo, nhúng điện cực vào dung dịch đệm thứ 2 và chờ trị số hiển thị trên màn hình. Nếu trị số hiển thị không đúng theo pH dung dịch đệm thì chỉnh núm pH sao cho hiển thị đúng trị số. Sau đó rửa lại điện cực bằng nước cất vô trùng và lau bằng giấy thấm.

– Thực hiện lặp lại quá trình hiệu chuẩn đến khi nào trị số hiển thị đúng. Sau khi hiệu chuẩn xong, có thể sử dụng máy đo pH để có kết quả chính xác nhất.

Hướng dẫn sử dụng máy đo ph để bàn

Cách bảo quản máy đo pH đúng cách

Máy đo độ pH muốn sử dụng lâu dài phải biết cách bảo quản.

– Đầu đo sau khi sử dụng xong cần phải rửa sạch bằng nước cất. Sử dụng giấy thấm cho khô và ngâm trong dung dịch riêng. Khi đóng mở ống bảo quản cần đảm bảo đầu đo luôn treo thẳng đứng, tránh để rò rỉ dung dịch bảo quản ra ngoài.

– Về phần máy đo cần kiểm tra và điều chỉnh máy về chế độ OFF. Máy luôn được đặt ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Đồng thời kiểm tra vệ sinh thường xuyên.