Hợp thức hóa phần đất không được công nhận năm 2024

Ngày 3-11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Một trong các nội dung xin ý kiến đại biểu Quốc hội là về cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền.

Không nhằm hợp thức hóa các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai

Theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định nhằm xem xét cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đang sử dụng đất có nguồn gốc do ông cha để lại. Đây là các trường hợp còn phổ biến, nhất là ở các khu vực nông thôn.

Điều kiện để cấp giấy chứng nhận với những trường hợp này là không thuộc các trường vi phạm pháp luật về đất đai và giao trái thẩm quyền đã được quy định dự luật.

Vì vậy, chính sách này không nhằm hợp thức hóa cho các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, quy định điều chỉnh các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai. Cụ thể, không thuộc trường hợp lấn, chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2013 cho thấy các trường hợp sử dụng đất do ông cha để lại và đã xây dựng nhà ở sau thời điểm 1-7-2004 không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật đất đai nên không có cơ sở để xác định các trường hợp này sử dụng đất sai mục đích hoặc tự ý chuyển sai mục đích.

Về việc mở rộng thời hạn đến ngày 1-7-2014 (so với quy định tại Luật Đất đai năm 2013 là thời hạn đến ngày 1-7-2004) là nội dung tiếp thu ý kiến nhân dân để giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho trường hợp hộ gia đình sinh sống thời gian dài (trước ngày 1-7-2014, có nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt hộ gia đình…) nhưng chưa được công nhận quyền sử dụng đất.

Hai phương án

Về nội dung này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật thiết kế 2 phương án.

Phương án 1 đề nghị quy định thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đến trước ngày 1-7-2014.

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2014 được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì diện tích được công nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, để giải quyết căn cơ vấn đề này, đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất không vi phạm pháp luật. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm hiệu lực pháp lý của quy định.

Phương án 2, đề nghị chỉnh sửa thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đến thời điểm nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ ngày 15-10-1993 đến thời điểm nộp hồ sơ cấp sổ đỏ được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì diện tích được công nhận quyền sử dụng đất.

Thực tế nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân sinh sống thời gian dài cho đến nay vẫn chưa làm thủ tục cấp sổ đỏ do chưa có nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất, hoặc không có đủ khả năng hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất... Trong khi đó, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ để cấp sổ đỏ cho các trường hợp này.

Vì vậy, cần thiết quy định theo hướng mở về thời hạn với trường hợp không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền.

Việc tiếp tục nới thời hạn này mỗi lần sửa đổi Luật Đất đai cho thấy quy định về thời hạn chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, có thể có tác dụng ngược, dẫn tới giảm tính nghiêm minh của quy định pháp luật. Vì vậy, việc quy định hạn chế về thời hạn là không cần thiết.

VOV.VN - Hiện nay trên cả nước có rất nhiều hộ dân, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, gặp khó khăn trong cấp giấy chứng nhận sử dụng đất do chưa đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành.

Tiếp thu các ý kiến góp ý của ĐBQH từ kỳ họp thứ 5, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã điều chỉnh thời hạn Cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp này. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đề nghị vấn đề này cần được quy định cụ thể, tránh hợp thức hóa sai phạm.

Đại biểu Trần Đình Gia, đoàn Hà Tĩnh

Cho ý kiến vào nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn với quy định mở rộng thời hạn xem xét cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ ngày 15/10/1993 đến ngày 1/7/2014, bởi thực tế các địa phương gặp rất nhiều vướng mắc. Đại biểu Trần Đình Gia, đoàn Hà Tĩnh cho rằng, quy định trong Luật như vậy rất khó thực hiện trong thực tế, bởi nới thời hạn cho phép cấp giấy chứng nhận, cần đi kèm với điều kiện, đó là phải xem xét làm rõ trách nhiệm đối với người đã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Trên hồ sơ địa chính vẫn thể hiện thửa đất của hộ gia đình, cá nhân đó, thửa đất không có tranh chấp, nhưng chưa có quy định cụ thể để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp này. Do đó sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý đất đai, đặc biệt là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sẽ không xác định được bồi thường theo loại đất hay là đất vườn, đất nông nghiệp. Dẫn đến thiệt thòi về quyền lợi hợp pháp của những hộ dân với những trường hợp cụ thể như thế này”, đại biểu Trần Đình Gia kiến nghị.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp

Ở một góc nhìn khác, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp đại biểu cho rằng đây là vấn đề rất rất phức tạp ở các địa phương. Đề nghị nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tình trạng hợp thức hóa cho các sai phạm về thẩm quyền giao đất.

“Tôi nghĩ cũng phải cấp, nhưng cũng phải có sự thận trọng khách quan, để tránh tiêu cực. Những trường hợp này tại sao nhiều năm rồi mà chúng ta không cấp được vì có lý do. Bây giờ mở rộng ra cấp thì cũng phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Mặc dù đã có tiêu chí rồi nhưng để tránh những trường hợp cấp sai thẩm quyền, có tiêu cực, lợi dụng những trường hợp này để hợp thức hóa giấy tờ thì tôi nghĩ vấn đề đó không nên”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng cần phải có cơ chế cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vì có những trường hợp có đất sử dụng hợp pháp từ trước đến nay nhưng không có điều kiện về tài chính để đi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ cho những đối tượng này, đây cũng là điều kiện để nhà nước quản lý tốt hơn về đất đai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập trung cao độ tiếp thu, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Ngày 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan về tiếp thu, hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội: Luật đất đai (sửa đổi) đang đi đúng hướng

VOV.VN - Chiều nay (2/8), tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và một số bộ ngành về công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và một số nội dung lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội: Luật đất đai (sửa đổi) đang đi đúng hướng

VOV.VN - Chiều nay (2/8), tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và một số bộ ngành về công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và một số nội dung lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Đã cụ thể hơn chính sách đất đai cho đồng bào DTTS

VOV.VN - Sau 2 lần thảo luận tại Quốc hội và lấy ý kiến nhân dân, đến nay dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội lấy ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Sáng 28/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Luật đất đai sửa đổi: Định giá đất đai phải phù hợp với giá trị thị trường

VOV.VN - Chiều 24/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ TN&MT và lãnh đạo, đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội về tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Chủ đề