Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

 •  15:54 thứ ba ngày 18/09/2007

Ngày 14/9/2007, Học viện Công nghệ BCVT đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba. Học viện Công nghệ BCVT được thành lập theo Quyết định số 516/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 7 năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên thuộc VNPT là Trung tâm Đào tạo BCVT1, Trung tâm Đào tạo BCVT2, Viện KHKT Bưu điện và Viện Kinh tế Bưu điện.

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Với quan điểm gắn kết giữa Nghiên cứu - Đào tạo - Sản xuất kinh doanh làm nền tảng, Học viện hướng tới mục tiêu đào tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao và tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Học viện có hai chức năng cơ bản: Giáo dục, đào tạo và Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và CNTT đáp ứng nhu cầu phát triển của VNPT và của xã hội. Về lĩnh vực Đào tạo, hệ thống đào tạo và cấp bằng của Học viện bao gồm nhiều cấp độ tuỳ thuộc vào thời gian đào tạo và chất lượng đầu vào của các học viên. Hiện nay, Học viện tổ chức giáo dục, đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ theo chương trình chuẩn quốc gia và quốc tế theo các hình thức khác nhau như tập trung, phi tập trung, liên thông, đào tạo từ xa... Về hoạt động bồi dưỡng, Học viện tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ trong các lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, CNTT, quản trị kinh doanh....Bên cạnh đó, Học viện còn tổ chức chương trình đào tạo cho nước thứ ba; Liên danh, liên kết với các đối tác trong nước và quốc tế.Về lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ, Học viện tổ chức nghiên cứu về chiến lược, quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ bưu chính, viễn thông và CNTT. Tổ chức nghiên cứu về công nghệ, giải pháp và phát triển dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT. Tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, bán sản phẩm trong lĩnh vực điện tử - viễn thông. Tổ chức nghiên cứu về quản lý, điều hành doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác. Cung cấp các dịch vụ tư vấn về công nghệ, giải pháp và phát triển dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và lĩnh vực kinh tế cho các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn cũng như các dịch vụ đo lường, kiểm chuẩn, tư vấn thẩm định các công trình, dự án bưu chính viễn thông và CNTT. Học viện đã ký thoả ước hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và đào tạo nước ngoài, trao đổi chuyên gia nghiên cứu và đào tạo với nước ngoài theo quy định của Nhà nước.Qua 10 năm hoạt động, Học viện đã và đang đào tạo được gần 11.000 sinh viên, gần 550 thạc sỹ, 100 tiến sỹ, bồi dưỡng, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn cho hơn 167.000 lượt CBCNVC...đáp ứng kịp thời cho nhu cầu xã hội cũng như của Ngành. Về công tác nghiên cứu khoa học, 1840 đề tài nghiên cứu, trong đó có 13 đề tài cấp Nhà nước đã được triển khai thực hiện, trong đó nhiều đề tài có giá trị thực tiễn cao và đã được ứng dụng trên mạng lưới, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động SXKD của toàn Ngành cũng như của đất nước, tiết kiệm và làm lợi cho Nhà nước và cho Ngành hàng chục tỷ đồng. Nhiều sản phẩm của Học viện đã được triển khai ứng dụng có hiệu quả tại nhiều Bộ, Ngành Trung ương và địa phương.Học viện hiện có một đội ngũ với gần 1.100 CBCNV được đào tạo cơ bản, có trình độ cao. Học viện là đơn vị có mật độ tri thức cao nhất trong toàn Ngành. Việc khai thác tốt tiềm lực con người kết hợp với phát triển hài hòa cả hai lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo chắc chắn sẽ xây dựng được một lực lượng cán bộ trẻ hùng hậu cho tương lai. Nhìn lại chặng đường 10 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay Học viện đã trở thành một trong các đơn vị đào tạo - nghiên cứu - phát triển hàng đầu của đất nước và khu vực trong lĩnh vực BCVT&CNTT. Điều này cũng khẳng định tính đúng đắn, thực tiễn của chủ trương thí điểm thành lập mô hình Học viện trong Tổng Công ty 91 của Đảng, Chính phủ cũng như của Lãnh đạo ngành Bưu điện và VNPT.Với những thành tích và những đóng góp tích cực vào hoạt động chung của toàn Ngành cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu - đào tạo, 10 năm qua, Học viện đã được Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành và Tập đoàn trao tặng những phần thưởng cao quý. Bằng những hoạt động tích cực và có hiệu quả của mình, Học viện đã góp phần tích cực nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu của VNPT cả trong nước cũng như quốc tế.Tháng 3/2006, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VNPT đã chuyển đổi hình thức hoạt động từ một Tổng Công ty 91 sang mô hình của một Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Hơn lúc nào hết, VNPT đã và đang ngày càng nhận thức sâu sắc sự cần thiết của việc đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều này được thể hiện rõ qua việc VNPT đã và đang tăng cường đầu tư cho Học viện, nâng cấp các trường công nhân kỹ thuật lên thành trường Trung cấp, thành lập Ban Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - cơ quan chuyên môn tham mưu, hoạch định chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Tập đoàn. Là một đơn vị thành viên của Tập đoàn, Học viện cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Sau 10 năm hoạt động, Học viện đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng để phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đặt ra, Học viện cần khẩn trương chuyển đổi mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động, cụ thể là chuyển đổi sang cơ chế hoạt động của Doanh nghiệp, theo mô hình Mẹ-Con, trong đó các trường Đại học, các Viện nghiên cứu và các Trung tâm đào tạo sẽ chuyển đổi hình thức hoạt động từ đơn vị sự nghiệp có thu sang các loại hình doanh nghiệp phù hợp. Việc chuyển đổi một đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp là một việc khó và chưa có tiền lệ, có thể tạo nên tâm lý tâm lý lo lắng trong đội ngũ CBCNVC. Đa số CBCNVC mong muốn Học viện có sự đổi mới mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng có tâm lý an bài. Vừa muốn đổi mới, vừa muốn níu kéo - đây là mâu thuẫn thực tế của bất kỳ quá trình đổi mới tổ chức nào.

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Trong hoạt động đào tạo đại học, Học viện đang khẩn trương thực hiện chủ trương xã hội hóa. Đây chính là chìa khóa để Học viện nâng tầm và phát triển trong tương lai. Bước đầu Học viện đã thu được những kết quả tích cực. Năm 2007, Chính phủ đã cho phép Học viện mở rộng chỉ tiêu đào tạo đại học và được phép thí điểm thu học phí đảm bảo cân bằng thu chi theo tinh thần nghị quyết 05/2005/NQCP ngày 18/4/2005 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Học viện đã và đang đẩy mạnh việc liên kết và tăng cường hợp tác quốc tế. Học viện đã được Tập đoàn cho phép thực hiện chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ do các trường đại học uy tín nước ngoài cấp bằng. Đồng thời, Tập đoàn cũng cho phép Học viện xây dựng đề án liên kết đào tạo Đại học quốc tế dưới hình thức nhận chuyển giao cả chương trình bài giảng và đào tạo đồng bộ đội ngũ giảng viên, qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên ngang tầm quốc tế. Tháng 11/2007, Học viện sẽ triển khai khoá đào tạo đầu tiên tại nước bạn Lào. Những hoạt động trên được đặt trong lộ trình nhằm nâng tầm các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Học viện trở thành các Trung tâm đào tạo mang tầm quốc tế và khu vực. Song hành với lĩnh vực đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu - ứng dụng cũng đang có những bước chuyển mình tích cực để phù hợp trong mô hình hoạt động mới của Học viện. Việc chuyển các đơn vị nghiên cứu: Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện và Trung tâm Công nghệ thông tin từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp là xu thế chung. Yêu cầu chuyển đổi việc thực hiện đề tài KHCN từ hình thức giao nhiệm vụ sang hình thức đặt hàng để cung ứng các dịch vụ KHCN cho mạng lưới sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị này phát huy được những tiềm năng sẵn có trong môi trường hoạt động mới của Học viên cũng như Tập đoàn hiện nay. Cùng với việc xây dựng và nâng cấp các phòng thí nghiệm - đo lường hiện đại, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới, Học viện cũng đang không ngừng đầu tư xây dựng nhằm đưa Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện và Trung tâm Công nghệ thông tin trở thành những tổ chức nghiên cứu -ứng dụng hàng đầu trong lĩnh vực BCVT&CNTT của quốc gia.

Những thành công và đóng góp của Học viện cho Ngành và xã hội những năm qua thật đáng ghi nhận. Với sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo và đặc biệt là Tập đoàn, bên cạnh đó là sự nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể lãnh đạo, CBCNV và sinh viên học sinh, Học viện sẽ tiếp tục phấn đấu trở thành một mô hình hàng đầu trong nước và khu vực về gắn kết giữa Nghiên cứu - Đào tạo - SXKD, góp phần tích cực thúc đẩy việc xã hội hóa công tác đào tạo và nghiên cứu cũng như vào sự nghiệp trồng người của đất nước.

Theo VNPT

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
có sự tham dự của các lãnh đạo ngành Thông tin và Truyền thông qua các thời kỳ

Hôm nay, 16/9/2017, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (1997 - 2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Được kết nối cầu truyền hình trực tiếp giữa 2 cơ sở đào tạo của Học viện tại Hà Nội và TP.HCM, buổi lễ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Ngô Đông Hải; nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son; nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp; nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông Đỗ Trung Tá; nguyên quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Nguyễn Huy Luận; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Pavathaneni Harish; Tham tán Văn hóa Giáo dục - Đại sứ quán Lào tại Việt Nam Amphavanh Kouangmanivanh; Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Trần Mạnh Hùng; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc các Bộ TT&TT, KH&CN, GD&ĐT, LĐTB&XH… cùng các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, nghiên cứu viên đã và đang công tác, giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại Học viện.

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe giới thiệu một số sản phẩm nghiên cứu khoa học của
thầy trò Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Ảnh: Đình Dũng)

Khẳng định sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng như sự nghiệp phát triển Bưu chính, Viễn thông, CNTT nước nhà đã có được những bước phát triển rất đáng tự hào, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Học viện sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đặc biệt là phải làm sao để các hoạt động giáo dục đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học hướng mạnh vào việc đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bày tỏ sự tin tưởng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ trở thành

một trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về CNTT&TT của đất nước, trong khu vực và thế giới (Ảnh: Đình Dũng)

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, kết quả hoạt động Giáo dục Đào tạo (GDĐT) và Khoa học Công nghệ (KHCN) những năm vừa qua là minh chứng sinh động và cụ thể cho sự thành công của Học viện.

Theo đánh giá của Bộ trưởng, sau 20 năm phát triển, đến nay Học viện đã trở thành một cơ sở đào tạo bậc đại học có uy tín, một Trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao, một cơ sở đánh giá và thẩm định khoa học có uy tín trong và ngoài nước.

“Trải qua 20 năm, Học viện đã có những đóng góp không nhỏ cho ngành TT&TT của nước nhà. Những kết quả nghiên cứu, đào tạo rất đáng khích lệ của nhà trường đã góp phần đưa ngành TT&TT trở thành một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước”, Bộ trưởng nói.

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trao tặng bức trướng lưu niệm của Bộ TT&TT cho
đại diện lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Ảnh: Đình Dũng)

Bộ trưởng nhận định, với vai trò là cơ sở đào tạo chuyên ngành lớn của cả nước, thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ cao cho toàn ngành, Học viện còn đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học. Trong những năm vừa qua, Học viện đã chủ động, sáng tạo lấy hoạt động nghiên cứu khoa học làm nòng cốt để duy trì và nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng đào tạo, xây dựng uy tín với nhiều cơ quan, tổ chức trong xã hội.

Đồng thời, Học viện cũng đưa kết quả của các hoạt động này vào trong các giáo trình, bài giảng để truyền tải những thành tựu của thực tiễn ứng dụng, nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức trong bài giảng và thực tế triển khai trong thực tiễn đã làm cho chương trình đào tạo của Học viện có được sự khác biệt so với nhiều chương trình đào tạo của một số trường đại học khác. Ngoài ra, Học viện cũng chủ động đưa ra các ngành đào tạo đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội như Công nghệ Đa phương tiện, An toàn thông tin, Truyền thông Đa phương tiện...

Theo Giám đốc Học viện Vũ Văn San, về hoạt động đào tạo, sau 20 năm phát triển, từ chỗ chỉ có 1 ngành Viễn thông được đào tạo đại học chính quy đầu tiên, đến nay Học viện có 9 ngành, trong đó có những ngành mới như An toàn thông tin, Công nghệ đa phương tiện và Truyền thông đa phương tiện. Đào tạo sau đại học cũng được mở rộng, đến nay Học viện có 5 chuyên ngành đào tạo cho cả trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ.

”Việc tuyển sinh hàng năm, nhất là thời gian gần đây có những khó khăn với nhiều trường đại học. Ngược lại, Học viên ngày càng thể hiện là trường đại học có sức hút sinh viên vào học. Khi mới thành lập có chưa đầy 100 sinh viên mỗi năm. Từ 2000 - 2007, hàng năm chỉ tuyển 300-400 sinh viên, và tổng lưu lương sinh viên và học viên khoảng gần 2000. Đến nay, nhất là vài năm gần đây, hàng năm tuyển trung bình hơn 3.000 sinh viên, và lưu lượng sinh viên đang học tập tại Học viện lên đến 15.000. Đặc biệt, điểm đầu vào khá cao dao động từ 21-25 điểm ở phía Bắc, và 19-23,75 phía Nam, trong đó ngành CNTT luôn có điểm cao nhất. Số nghiên cứu sinh các năm đầu của học viện hàng năm chỉ 5-7 thì nay đã khoảng 20 nghiên cứu sinh hàng năm”, ông San cho hay.

Với hoạt động nghiên cứu khoa học, Học viện luôn là cơ sở nghiên cứu đầu ngành CNTT-TT, phát huy tính chủ động, tiên phong trong nghiên cứu công nghệ mới. Từ chỗ chỉ nghiên cứu về công nghệ mạng viễn thông và máy tính khi mới thành lâp; nay Học viện đã đa dạng hóa sản phẩm nghiên cứu phù hợp với xu thế mới phát triên hướng nghiên cứu sang di động 4G/LTE và 5G, công nghệ IoT, ứng dụng cho thành phố thông minh... và đang hướng tới cuộc cách mạng 4.0. Học viện cũng là đơn vị chủ yếu xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm cho ngành; đề xuất các ứng dụng thực tiễn trên mạng lưới... Số các bài báo khoa học của Học viện xuất hiện nhiều trên các tạp chí có chất lượng trong nước, tạp chí quốc tế như ISI và Scopus.

Cùng với đó, hợp tác trong nước và quốc tế của Học viện gần đây cũng đã được mở rộng, từ chỗ chỉ hợp tác ban đầu với Viện Hàn quốc, với Nhật Bản, Nga, Trung quốc; đến nay Học viện đã mở rộng quan hệ hợp tác thêm với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nhiều nước tại Mỹ, Ấn Độ, Úc, các nước châu Âu, và khu vực ASEAN.

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã phát động đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão số 10 (Ảnh: Đình Dũng)

Cũng trong phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành TT&TT đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với sự hội tụ của nhiều công nghệ, trong đó cốt lõi là CNTT-TT với sự phát triển không ngừng của các dịch vụ, công nghệ trên nền tảng Internet. CNTT-TT đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

“Với thời cơ lớn và vận hội mới, để tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, không ngừng đổi mới, sang tạo; kế thừa và phát triển trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện cần có những bước đi chủ động và sáng tạo hơn nữa, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KHCN nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội để hoạt động KHCN thực sự trở thành hạt nhân, đòn bẩy cho hoạt động GDĐT, nhanh chóng đưa Học viện trở thành trường trọng điểm quốc gia về ICT, tương xứng với vị thế, tiềm năng của Học viện cũng như xứng đáng với kỳ vọng của lãnh đạo các cấp, của các thế hệ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên của Học viện”, Bộ trưởng yêu cầu.

Học viện Bưu chính Viễn thông thành lập năm nào

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT trao tặng
Học viện khoản tài trợ phòng học chất lượng cao trị giá 100 triệu đồng (Ảnh: Đình Dũng)

Cùng với việc chỉ đạo rõ 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Học viện cần tập trung triển khai trong giai đonạ trước mắt để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng cho biết, Bộ TT&TT luôn theo sát, ủng hộ Học viện, sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị trong toàn ngành tích cực phối hợp với Học viện tổ chức các buổi học thực hành, tọa đàm, hội thảo, cập nhật kiến thức, xây dựng các phòng thí nghiệm (LAB) về CNTT cho các giảng viên trẻ cũng như đội ngũ sinh viên của Học viện.

“Tôi tin tưởng rằng với truyền thống của thế hệ cha anh đi trước, với đội ngũ các thầy cô giáo, các nhà khoa học năng động và tâm tâm huyết, giàu trí tuệ, với đội ngũ cán bộ công chức hết lòng vì sự nghiệp chung, với sự quyết tâm, đam mê, sáng tạo của các sinh viên, Học viện sẽ rở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về CNTT&TT của đất nước, trong khu vực và thế giới”, Bộ trưởng nhấn mạnh./.

NPT (Theo Mic.gov.vn)