Học phần tự chọn là gì năm 2024

Để đăng ký loại học phần là tự chọn tự do cho các học phần ngoài chương trình đào tạo, các em vào mục Đăng ký học tập --> Đăng ký học phần tự chọn tự do trên thanh menu chính.

Khi các em đã đăng ký một học phần vào mục tự chọn tự do, học phần đó sẽ được tính vào chương trình đào tạo và các em chỉ có thể điều chỉnh xóa hoặc thay đổi ở trong kỳ mà các em đã đăng ký. Chính vì vậy nếu các em không đăng ký được lớp học trong kỳ đó hoặc không muốn lấy học phần đó nữa thì các em phải xóa đăng ký của mình ngay trong kỳ đăng ký.

Các học phần đăng ký trong mục này nếu cùng với kỳ đăng ký lớp học và có điểm thì sẽ được tính vào xử lý học tập, học bổng... của kỳ. Nếu đăng ký loại tự chọn tự do ở kỳ sau kỳ đăng ký lớp học( ví dụ học môn A ở kỳ 20131 nhưng đến kỳ 20132 mới đăng ký môn A làm học phần tự chọn tự do) thì môn đó chỉ được tính vào tín chỉ tích lũy CPA.

Môn học tự chọn là nhóm các môn học không bắt buộc, học sinh có thể chọn một trong số các môn đó dể học mà không cần phải học hết.

1.

Những môn học tự chọn bao gồm Âm nhạc, Mỹ thuật, và Thể dục.

My elective subjects in school including Music, Art and Physical Education.

2.

Có bao nhiêu môn học tự chọn?

How many elective subjects are there?

Cùng phân biệt compulsory subjects và elective subjects:

- Môn tự chọn (Elective subjects) là các môn học (môn học) bạn có thể chọn

- Các môn học bắt buộc (Compulsory subjects) là các môn học bắt buộc mà bạn phải học để đáp ứng yêu cầu chương trình của mình (meet your program requirements).

Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 2 áp dụng chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 ở bậc THPT, ngoài 9 môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục của địa phương, lịch sử, HS sẽ phải lựa chọn 4 trong 9 môn gồm: địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học, âm nhạc, mỹ thuật để học cùng với các chuyên đề lựa chọn.

Phụ huynh làm thủ tục nhập học vào lớp 10 cho con

NHẬT THỊNH

Trong năm học vừa qua 2022 - 2023, có không ít HS xin được thay đổi môn tổ hợp sau khi đã chọn.

Nhằm giúp HS hạn chế việc thay đổi môn tổ hợp sau một thời gian học, HS và phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau sao cho việc chọn môn tổ hợp đúng với năng lực học tập và định hướng nghề nghiệp sau này của các em.

Trước hết các em cần nghiêm túc tự đánh giá năng lực học tập các môn tự chọn (9 môn).

Thứ hai, không nên chọn môn học theo số đông, theo bạn bè, phụ huynh bắt buộc (phụ huynh chỉ nên gợi ý cho các em), vì mỗi em như nói trên có năng lực học tập từng bộ môn khác nhau, đừng vì tâm lý "đám đông" dẫn đến không phát huy năng lực, sở trường của cá nhân, việc học tập sẽ khó khăn.

Thứ ba, nên chọn môn học theo năng lực, sở trường, sở thích và cân nhắc đến việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì thế lựa chọn tổ hợp môn tự chọn nên là những môn có tính chất định hướng nghề nghiệp phù hợp năng lực HS. Ví dụ các em có thế mạnh về khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật) thì nên chọn môn tự chọn là địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật. Nếu có sở trường về khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh), các em nên chọn những môn này.

Để chọn tổ hợp môn học tự chọn, các em phải căn cứ nhiều yếu tố như năng lực, sở thích cá nhân... như nói trên. Đây chính là căn cứ chính để đăng ký tổ hợp môn học tự chọn khi các em vào lớp 10.

Việc lựa chọn đúng những môn học tự chọn sẽ giúp HS tự tin, hứng thú trong quá trình học tập, chuẩn bị tốt nhất những kiến thức cần thiết cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào ĐH. Ngược lại việc chọn sai sẽ dẫn đến những khó khăn trong suốt 3 năm học THPT cũng như định hướng nghề trong tương lai.

Theo Bộ GD-ĐT, Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới có các môn học với tên gọi mới, nhưng thực chất là các môn học có nội dung kế thừa CT hiện hành và bổ sung các nội dung mới hoặc tích hợp, lồng ghép các nội dung liên quan trong một môn học.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, môn học có tên gọi mới là: Cuộc sống quanh ta và Giáo dục lối sống.

Cuộc sống quanh ta (từ lớp 1 - lớp 3) nội dung vừa kế thừa CT môn Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội trong CT hiện hành, vừa bổ sung và phát triển theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Giáo dục lối sống (từ lớp 1 - lớp 5) vừa kế thừa nội dung CT môn giáo dục đạo đức của CT hiện hành, vừa phát triển, bổ sung, thiết kế lại theo yêu cầu mới. Tiếp nối môn học này ở THCS là môn Giáo dục công dân.

Ở cấp THCS, môn học mới gồm Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên với cấu trúc nội dung tích hợp các chủ đề của các phân môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất, đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn được sắp xếp sao cho vừa bảo đảm liên hệ theo logic tuyến tính vừa tích hợp đồng tâm, hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Khoa học xã hội với cấu trúc nội dung tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lý, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,....

Ở cấp THPT có khá nhiều môn học mới. Trong đó, môn Công dân với Tổ quốc gồm các nội dung chủ yếu là giáo dục nhân cách công dân và giáo dục về quốc phòng - an ninh.

Khoa học xã hội (dành cho học sinh lớp 10 và 11 theo định hướng KHTN không học các môn Lịch sử, Địa lý) gồm các nội dung tuyến tính hoặc đồng tâm xoáy ốc với cấp THCS nhằm trang bị kiến thức cơ bản nhất, liên hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội và cuộc sống hiện thực, cần thiết cho tất cả mọi người.

Khoa học tự nhiên (dành cho học sinh lớp 10 và 11 theo định hướng KHXH, không học các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học) nhằm hình thành những tri thức khái quát nhất, có tính nguyên lý chung nhất của giới tự nhiên cần thiết cho tất cả học sinh theo định hướng nghề nghiệp ở bất kỳ nhóm ngành nào để duy trì phát triển ở mức cao hơn trên nền hiểu biết rộng.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mới của cả 3 cấp học, được phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá của CT hiện hành, được thiết kế thành các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kỹ năng, niềm tin, đạo đức… nhờ vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo thông qua các hình thức và phương pháp chủ yếu như: thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội/ tình nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động...

Môn học bắt buộc và tự chọn có gì khác trước?

Xét về hình thức, tên gọi các môn học bắt buộc (BB) và tự chọn (TC) đã có trong CT GDPT hiện hành.

Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu mới, CT GDPT mới có nhiều bổ sung, thay đổi về hệ thống các môn học BB và TC: Từ quan niệm, tên gọi, nguyên tắc lựa chọn đến sắp xếp, phân bổ thời lượng và các hình thức tổ chức dạy học…

Theo Ban soạn thảo, trong cả 3 cấp học, các môn học được chia thành: Môn học BB và môn học TC. Với định hướng phân hóa sâu dần từ lớp dưới lên lớp trên. Theo thứ tự từ tiểu học đến trung học phổ thông, số lượng các môn học BB giảm đi và số môn học TC tăng dần.

Môn học bắt buộc là môn học mà mọi học sinh đều phải học. Nội dung các môn học BB tạo nên cốt lõi học vấn phổ thông, không thể thiếu đối với tất cả học sinh.

Các môn học TC gồm 3 loại: Tự chọn tuỳ ý (TC1), Tự chọn trong nhóm môn học (TC2), Tự chọn trong môn học (TC3).

Tự chọn tuỳ ý (TC1): học sinh có thể chọn hoặc không chọn; Ví dụ: với các môn học như Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc, Hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, HS có thể chọn học hoặc không học.

Tự chọn trong nhóm môn học (TC2): học sinh buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định trong CT; Ví dụ: ngoài các môn học BB ở cấp THPT (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công dân với Tổ quốc), học sinh được tự chọn một số môn trong số các môn học còn lại (Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Vật lý…)

Tự chọn trong môn học (TC3): học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học. Ví dụ trong môn học Thể dục - Thể thao, có nhiều nội dung hoạt động khác nhau như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi, cờ tướng… HS sẽ được chọn một số trong các hoạt động đó phù hợp với sở thích, nhu cầu của mình… Phụ thuộc vào điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, giáo viên…) của từng trường mà danh mục các nội dung dạy học tự chọn có thể nhiều hay ít và thay đổi khác nhau.

Giai đoạn giáo dục cơ bản là cấp tiểu học và cấp THCS. Ở cấo tiểu học, các môn học/ hoạt động giáo dục được phân bổ cụ thể như sau: Các môn bắt buộc gồm Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta (lớp 1,2,3), Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4,5), Tìm hiểu xã hội (lớp 4, 5).

Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh được tự chọn: Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc; Tự chọn trong môn học (TC3) gồm Kỹ thuật - Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Ở THCS các môn bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.

Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh được tự chọn: Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc, Nghiên cứu khoa học kĩ thuật (ở lớp 8,9).

Tự chọn trong môn học (TC3) gồm Công nghệ, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp THPT. Giai đoạn này có 4 môn bắt buộc là Ngữ văn 1, Toán 1, Công dân với Tổ quốc, Ngoại ngữ 1.

Ngoài các môn bắt buộc, học sinh được tự chọn.Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Ngoại ngữ 2.

Tự chọn trong nhóm môn học (TC2) gồm 4 môn (lớp 10, 11) và 3 môn (lớp 12) trong các môn: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn 2, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Toán 2, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội. Nếu chọn môn Khoa học Tự nhiên thì không chọn các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học; nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn các môn: Lịch sử, Địa lý. Các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội chỉ học ở lớp 10 và lớp 11.

Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (lớp 10, 11, 12); Chuyên đề học tập (lớp 11, 12).

Trong cả cấp học trung học phổ thông, học sinh có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân nhưng bắt buộc phải hoàn thành số lượng các môn học, chuyên đề học tập tối thiểu theo quy định trong CT giáo dục. CT dành một thời lượng nhất định để tạo điều kiện cho học sinh có thể thực hiện sự thay đổi này.

Học phần bắt buộc và tự chọn là gì?

+ Học phần tự chọn bắt buộc: Là nội dung chương trình môn học liên quan trực tiếp đến ngành học, nhóm ngành mà bạn theo học. Và đó là những học phần mà các sinh viên bắt buộc phải lựa chọn một vài môn học trong số các học phần tương đương đó để có thể đáp ứng được yêu cầu của giảng viên giảng dạy của môn học đó.

Học phần thay thế là gì?

- Học phần thay thế: Học phần thay thế được sử dụng thay thế cho một học phần có trong chương trình đào tạo khoá trước nhưng khoá sau không còn tổ chức giảng dạy nữa, hoặc là một học phần tự chọn thay cho một học phần tự chọn khác mà sinh viên học nhưng không đạt (điểm F).

Các môn học tự chọn là gì?

Môn học tự chọn: là môn học không bắt buộc, học sinh được chọn theo nguyện vọng.

Điểm học phần là gì?

1. Điểm học phần là tổng điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần sau khi đã tính trọng số, sau đó được chuyển sang hệ điểm chữ. c. Đối với những học phần được Nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng ký hiệu R viết kèm với kết quả.

Chủ đề