Ho lâu ngày là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Ho dai dẳng kéo dài quá 2 tuần, không đáp ứng với thuốc điều trị có thể do một số bệnh lý như hen suyễn, ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản, lao phổi.

Theo PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, ho là một phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm loại bỏ chất gây kích ứng tại cổ họng, tống dị vật ra ngoài. Với cơ chế này, cơ ho có lợi. Tuy nhiên nếu ho kéo dài quá 2 tuần có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Bệnh hen suyễn

Thời tiết miền Bắc đang chớm đông, trời trở lạnh đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi có thể làm khởi phát hen suyễn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho khan dai dẳng, khò khè, khó thở, nặng ngực không thuyên giảm khi dùng thuốc điều trị thông thường. Mặt khác một số người sau nhiễm Covid-19 cũng có thể khởi phát hen dưới dạng ho kéo dài.

PGS Hạnh khuyến cáo người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để chẩn đoán xác định bệnh. Nếu đúng là hen suyễn, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị hen suyễn chẳng hạn corticoid dạng hít, thuốc giãn phế quản...

Ung thư phổi

Khoảng 70% người mắc ung thư phổi có triệu chứng ho kéo dài. Cơn ho thường kèm theo khạc đờm màu hồng (lờ lờ máu cá) hoặc nâu, khàn tiếng, tức ngực, đau khi nuốt. Tuy nhiên đây cũng là những triệu chứng dễ bỏ sót do có thể gặp ở hầu hết bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Để kiểm tra, người bệnh cần đi khám, thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, cắt lớp vi tính, nội soi phế quản... đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc.

Ho lâu ngày là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Cơn ho kéo dài có thể cảnh báo ung thư phổi. Ảnh: Freepik

Sau mắc cảm lạnh, cảm cúm

Thông thường các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm sẽ hết sau 7-10 ngày nhưng cũng có người bị ho kéo dài đến hàng tuần thậm chí hàng tháng sau đó. Nguyên nhân do virus gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, cần có thời gian để chữa lành, trung bình mất 2- 3 tuần thậm chí nhiều hơn nếu nhiễm trùng nặng. Ho có thể kéo dài kể cả khi virus đã biến mất.

Nếu ho, đờm quá nhiều, người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, làm loãng dịch đờm, tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh trừ khi được bác sĩ chỉ định. "Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, dẫn đến không có thuốc điều trị khi bị nhiễm khuẩn", PGS Hạnh nhấn mạnh.

Trào ngược dạ dày thực quản

Khoảng 25% người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện ho dai dẳng, kèm theo ợ nóng, cảm giác nóng rát ở phần ngực phía sau xương ức. Nguyên nhân do axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản và sặc sang phổi, kích thích phản ứng ho để ngăn axit dạ dày đi vào phổi. Hoặc cũng có thể lý giải do những giọt axit từ thực quản rơi vào cổ họng, ho là hành động phản xạ lại để đẩy dị vật ra ngoài.

Trường hợp này, người bệnh cần điều trị ổn định trào ngược dạ dày thực quản, bên cạnh đó cần ăn uống khoa học, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, tránh thực phẩm muối chua, cay nóng; tránh mặc đồ chật gây áp lực cho vùng bụng.

Lao phổi

Nếu bị ho kéo dài trên 2 tuần có kèm theo sốt về chiều, người bệnh cần nghĩ đến khả năng mắc lao phổi và đi khám bác sĩ. Ho là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi, thường kèm theo đờm trắng hoặc lẫn máu ở giai đoạn nặng. Ngoài ra người bệnh có thể gặp các triệu chứng như khó thở, đổ mồ hôi trộm ban đêm, người mệt mỏi, gầy sút cân.

Chẩn đoán lao phổi dựa vào chụp X-quang, các xét nghiệm tìm trực khuẩn lao. Trong trường hợp mắc lao phổi, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc chống lao theo phác đồ. PGS Hạnh khuyến cáo cần dự phòng lây nhiễm lao bằng đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để đảm bảo an toàn. Người tiếp xúc với người mắc lao cũng cần chụp X-quang phổi để tầm soát lao.

PGS Hạnh cho biết ngoài nguyên nhân bệnh lý, việc ho kéo dài nhiều ngày không khỏi còn có thể do yếu tố môi trường, chẳng hạn độ ẩm không khí. Không khí khô hanh của mùa thu đông không tốt cho đường thở. Nó khiến chất nhầy ở khoang mũi bị bay hơi nhanh chóng, dễ gây kích ứng làm xuất hiện cơn ho, đặc biệt là ở những người có bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Mặt khác, không khí quá ẩm cũng không phải môi trường lý tưởng vì khiến virus, vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi mạnh, dễ gây kích ứng và các cơn ho dai dẳng. "Độ ẩm không khí phù hợp cho đường thở là 30-50%. Trường hợp thời tiết quá khô và lạnh, có thể bù ẩm bằng cách dùng máy tạo ẩm; nếu không khí quá ẩm thì nên sử dụng máy hút ẩm", PGS Hạnh khuyên.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Cường - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Ho kéo dài là triệu chứng rất hay gặp, nhất là trong những ngày thời tiết chuyển mùa ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ và thường gây mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn, chóng mặt, trầm cảm... Ho chỉ khỏi khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.

1. Triệu chứng đi kèm tình trạng ho kéo dài

  • Người bệnh bị ho khan hoặc ho có đờm, kéo dài, chảy mũi hoặc ngạt tắc mũi, có cảm giác có dịch mũi chảy xuống thành sau họng.
  • Bệnh nhân thường xuyên muốn hắng giọng hoặc đau rát họng.
  • Khàn tiếng, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Có thể ợ chua hoặc có vị chua ở miệng.
  • Một số trường hợp hiếm gặp có thể ho ra máu.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài

Ho lâu ngày là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Hút thuốc lá là nguyên nhân khiến ho kéo dài uống thuốc không khỏi

  • Hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài uống thuốc không khỏi. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá cũng có thể dẫn tới ho và tổn thương phổi.
  • Dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, tương đối rất hay gặp, dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, gây kích ứng liên tục dẫn tới ho kéo dài, sử dụng thuốc ho vẫn không giảm.
  • Viêm mũi xoang: do mũi hoặc xoang sản xuất quá nhiều dịch nhầy, chảy xuống thành sau họng và kích thích gây phản xạ ho.
  • Hen phế quản: ho liên quan đến hen phế quản thường xuất hiện theo mùa hoặc sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc nặng hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh, một số hóa chất, tác nhân gây kích ứng.
  • Viêm phế quản mạn tính: viêm phế quản kéo dài gây sung huyết, khó thở, thở khò khè và ho có đờm. Hầu hết người bị viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc hoặc đang hút thuốc.
  • Nhiễm khuẩn: ho thường kéo dài hơn sau khi các biểu hiện của bệnh cúm, bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đã khỏi.
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin thường gây ho khan kéo dài, ho sẽ hết sau khi ngừng thuốc.
  • Ho kéo dài còn do các nguyên nhân: giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh xơ nang, ung thư phổi, bệnh sarcoid.
  • Người cao tuổi, phụ nữ có khuynh hướng nhạy cảm hơn với phản xạ ho.
  • Xác định được nguyên nhân gây ho là yếu tố quyết định điều trị hiệu quả đối với tình trạng ho kéo dài.
  • Nên kiểm tra xem liệu có phải do nhiều bệnh lý cùng gây ra ho kéo dài trên một bệnh nhân.
  • Trong một số trường hợp, ngừng sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển có thể hết ho.
  • Thay vì sử dụng thuốc ho, nên chuyển hướng điều trị các vấn đề dạ dày thực quản trong bệnh trào ngược, ho sẽ tự động biến mất sau đó.

Các thuốc thường hay được bác sĩ sử dụng trong ho kéo dài gồm:

  • Thuốc kháng histamin và chống sung huyết (khi bị ho kích ứng và chảy dịch mũi sau).
  • Thuốc điều trị hen dạng xịt (hiệu quả nhất trong hen phế quản thể ho do có tác dụng làm giảm viêm và giãn đường thở)
  • Các kháng sinh nếu ho do nhiễm khuẩn
  • Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày nếu trào ngược dạ dày - thực quản
  • Thuốc giảm ho nếu không xác định được nguyên nhân, đặc biệt là ho gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Các thuốc loãng đờm giúp dễ dàng bài xuất đờm ra ngoài thông qua phản xạ ho
  • Rửa mũi họng bằng nước muối biển
  • Khí dung tại chỗ bằng thuốc kháng sinh, chống viêm tùy theo biểu hiện và nguyên nhân.

Ho lâu ngày là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Rửa mũi họng bằng nước muối biển điều trị ho kéo dài theo chỉ định của bác sĩ

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho

Thuốc làm loãng đờm và tan đờm không nên dùng vào buổi tối vì khi ngủ hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm đi dễ gây ứ đọng đàm trong phổi.

Thuốc ho chỉ sử dụng cho trường hợp ho khan, không dùng cho trường hợp ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên sử dụng liều thấp nhất có tác dụng và dùng trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, chỉ sử dụng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp ho có đờm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc làm loãng đờm hay tan đờm. Không sử dụng thuốc trị ho kết hợp thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng phản xạ ho cũng giảm đi khiến người bệnh không khạc ra được.

5. Phòng ngừa ho tái phát

  • Tránh các tác nhân dị ứng hoặc gây kích ứng, thay đổi nhiệt độ đột ngột (ra vào phòng điều hòa): bụi trong và ngoài nhà, vật nuôi trong nhà, không khí ẩm mốc, giữ ấm vùng cổ mặt vào mùa lạnh, không ăn, uống các chất kích thích như quá cay, quá nóng,...
  • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc (là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phế quản mạn tính) do khói thuốc kích thích đường hô hấp, phổi và có thể làm nặng hơn ho do nguyên nhân khác.
  • Giảm trào ngược dạ dày - thực quản: ngoài việc sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống như ăn nhiều bữa nhỏ, không nằm sau khi ăn ít nhất 2 - 3 giờ, kê cao gối khi nằm ngủ, hạn chế các đồ ăn, thức uống chua, cay, có nhiều gas... cũng có hiệu quả đáng kể.
  • Luyện tập thể dục và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, nâng cao thể trạng, hạn chế xúc cảm, tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?

XEM THÊM:

  • Nguyên nhân khiến bạn mất giọng
  • Viêm tủy răng: Khi nào cần điều trị?
  • Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.