Họ lã là dân tộc gì năm 2024

"Những ai sinh ra khổ từ nhỏ, thì sớm lo được việc lớn" đó là câu nói của người đời; còn tôi thì lại cho rằng, chính môi trường quân đội đã rèn luyện cho con người luôn có bản lĩnh vững vàng để vượt qua mọi khó khăn thử thách, vươn tới những ước mơ cao đẹp - Lã Quý Tuấn, thôn Na Rau, xã Phai Lẻng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là một người như vậy.

"Bố mẹ tôi sinh được 10 anh chị em, tôi là con cả. Vì mắc bệnh phong nên bố tôi phải sống cách ly gia đình gần 400 cây số, tại trại phong tỉnh Thái Bình. Mẹ tôi lâm bệnh do sinh nở nhiều lần nên năm lên 18 tuổi, tôi đã phải thay bố, mẹ lo toan công việc gia đình, nuôi nấng, dạy dỗ các em khôn lớn nên người".

Sinh năm 1960, là con đầu trái gốc, năm lên chín, lên mười tuổi, Lã Quý Tuấn đã phải ngày ngày ba buổi, sáng cắp sách tới trường, chiều vào rừng chăn trâu, hái củi, tối về bế em giúp đỡ bố mẹ. Vì hoàn cảnh gia đình neo đơn nên học xong lớp 7, Tuấn xin bố mẹ cho nghỉ học để lên nương phát rẫy, trồng chè, trỉa bắp, gặt lúa... Tuy dáng người mảnh dẻ nhưng nhanh nhẹn, tháo vát, lại khéo tay nên việc gì Tuấn cũng làm được. Ngoài việc chăm lo sản xuất làm ra hạt lúa, hạt ngô để nuôi sống gia đình, Tuấn còn thường xuyên gần gũi bảo ban các em học tập, dạy dỗ các em biết đối nhân xử thế với mọi người. Tất cả các công việc dù to hay nhỏ, đều do anh lo toan sắp xếp và điều hành một cách quy củ, có nền nếp. Ðặc biệt Lã Quý Tuấn đã cùng với vợ là chị Triệu Thị Ðào, dân tộc Dao chung tay gánh vác, lần lượt dựng vợ gả chồng cho chín đứa em (bảy trai, hai gái). Vì thế, anh chị em trong gia đình luôn coi anh như một người cha đáng kính, một người anh rất đỗi yêu thương và một người bạn thân thiết. Bà con thôn Na Rau thì lại nhận xét: Lã Quý Tuấn thật xứng đáng là vai trò "Quyền huynh, thế phụ".

"Trước hết tôi phải cảm ơn quân đội, vì đã rèn luyện tôi trở thành con người luôn có bản lĩnh vững vàng; đứng trước khó khăn không hề chùn bước, trước gian khổ không hề chuyển lay, đã quyết là làm, đã đi là đến, đã bàn là xong..." - Tuấn cảm nhận về năm năm trong quân ngũ.

Cũng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên năm 1983, Tuấn được đơn vị giải quyết cho phục viên. Niềm khao khát có một con đường luôn là ước mơ cháy bỏng đã nung nấu trong anh suốt thời gian quân ngũ, giờ đây mới có dịp để anh thử sức. Mặc dù vốn liếng trong tay lúc về nhà vỏn vẹn chỉ có 90.000 đồng, cùng sáu tháng gạo ra quân, cộng thêm số quân trang được anh em đồng đội cho, tất cả bán đi cũng chỉ đủ mua một con trâu nhỡ với giá trị 450.000 đồng (theo giá lúc đó). Nhưng Lã Quý Tuấn quyết tâm đứng ra tổ chức làm một con đường từ thôn Na Rau ra tới chợ, có chiều dài 3,5 km. Anh lặn lội mấy chục cây số đến đơn vị công binh, đoàn B46 (Quân khu 1) để học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm mở đường... và tự tay làm bản thiết kế, viết tờ trình, gửi lên các cấp có thẩm quyền.

Trong kế hoạch mở đường, Lã Quý Tuấn đặc biệt quan tâm công tác vận động bà con dân bản tích cực tham gia đóng góp ngày công theo phương châm: "Chia từng đoạn, khoán từng hộ", nhất là trong số 16 hộ gia đình có con đường chạy qua, mỗi gia đình phải đảm nhiệm 50 - 100 m đào đất, xả ta-luy theo hướng dẫn của tổ kỹ thuật (gồm ba người do Lã Quý Tuấn thành lập và bồi dưỡng). Khối lượng công việc còn lại như: san ủi mặt bằng, trang trí mặt đường, đào rãnh, đặt cống thoát nước, do Tuấn đảm nhận. Toàn bộ phương án được xã và huyện chấp thuận, bà con trong thôn đồng tình ủng hộ với tinh thần phấn khởi, hào hứng và tự tin. Tuy nhiên, mọi người ai cũng ái ngại cho hoàn cảnh của gia đình anh hiện giờ lấy đâu ra hàng mấy chục triệu đồng để thuê máy ủi, máy xúc...? Nhưng trước tấm lòng luôn vì lợi ích chung của Lã Quý Tuấn, chỉ sau một ngày thông báo kế hoạch làm đường, bà con trong thôn đã kéo đến rất đông, người thì ủng hộ dăm ba chục nghìn, người thì giúp đỡ gạo để gia đình anh phần nào giảm bớt khó khăn. Cảm kích trước tấm lòng của bà con, Lã Quý Tuấn hứa hết sức cố gắng để không phụ lòng tin yêu của mọi người.

Ðúng 7 giờ sáng ngày 30-4-2001, con đường do Lã Quý Tuấn khởi xướng chính thức được khởi công với sự tham gia của hàng trăm người trong thôn và sự chứng kiến của các đồng chí thay mặt Ðảng ủy, UBND xã Phai Lẻng. Tiếng cuốc, tiếng choòng, tiếng hò reo trên công trường dã làm lay động cả một vùng núi. Và chỉ sau thời gian ba tháng, con đường đã hoàn thành. Nhưng niềm vui đó không được bao lâu thì một trận mưa to ập tới kèm theo lũ quét đã làm sập nhiều đoạn đường, khiến cho không ít người thất vọng; trong khi đó tiền của Lã Quý Tuấn vay gần 50 triệu đồng cho làm đường đã hết.

Quyết không chịu bó tay, Lã Quý Tuấn đã bàn với vợ bán ngôi nhà gỗ đang ở và cả chiếc máy bơm, máy xát, do vợ chồng anh chị tằn tiện mua sắm, để lấy tiền làm lại con đường. "Bán nhà thì ở đâu?", chị Ðào xửng sốt hỏi anh; Lã Quý Tuấn chìa đôi bàn tay ra nói với vợ: "Nhà ở đây chứ còn ở đâu nữa". Biết được tính chồng đã quyết là làm, chị Ðào không những không ngăn cản mà cùng anh xây dựng ngôi nhà sàn mới xinh xắn chỉ trong 25 ngày. Có tiền bán nhà, bán máy, Lã Quý Tuấn lại tiếp tục vận động bà con sửa lại con đường và chỉ trong thời gian ngắn, con đường cấp phối có bề mặt rộng 4 m, dài 3,5 km đã hoàn thành.

Từ khi có con đường giao thông thuận tiện, xe ô-tô, xe máy từ các nơi tấp nập vào Na Rau để thu mua hàng hóa nông sản, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong thôn, trong xã ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm được từ 5 đến 7%. Ðặc biệt trong thôn, trong xã, hễ có ai bị ốm đau đều được đưa đi bệnh viện cứu chữa kịp thời. Ðể ghi nhận công lao đóng góp to lớn của Lã Quý Tuấn, tại Ðại hội xã viên thôn Na Rau, có ý kiến đề nghị con đường mới làm mang tên anh; nhưng Lã Quý Tuấn đã từ chối và đề xuất, từ nay con đường đó mang tên "Ðường 30-4". Cả Ðại hội đồng tình nhất trí.

Chủ đề