Hình ảnh người phụ nữ việt nam qua 2 bài

Đề bài: Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ

1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ, bài mẫu số 1:

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương và bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương đều hiện lên với những vẻ đẹp đáng quý nhưng lại có số phận nhiều khổ đau, bất hạnh.

Bài làm:

"Thân em như củ ấu gaiRuột trong thì trắng vỏ ngoài thì đenAi ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi"

Đã từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa đã xuất hiện nhiều qua những câu ca dao với những vẻ đẹp, hình tượng khác nhau. Nhưng ở họ đều có chung đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được qua hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Hình ảnh đó cũng được thể hiện rất tài tình qua hai bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương Và Thương Vợ của Trần Tế Xương.

Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tương người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi "Quanh năm buôn bán ở mom sông". Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông - cái doi đất nhô ra đầy nguy hiểm. Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cà trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ, bài mẫu số 2:

Cả hai bài thơ Thương vợ và Tự tình II đều hướng đến khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, đó là những người phụ nữ tài sắc, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.

Bài làm:

Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến cuối thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ bị gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến "trọng nam khinh nữ" hà khắc. Họ phải chịu chói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê... cùng với sự áp đặt của lễ giáo phong kiến: "Tam tòng, tứ đức" ( tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; tứ đức là: công, dung, ngôn, hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải an phận, phục tùng và cam chịu. Vì thế, họ gặp rất nhiều đau khổ trong cuộc sống, tình duyên thì lận đận, phải chịu cuộc đời làm lẻ, làm thiếp cho người ta... Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với "Tự tình" và Trần Tế Xương cùng "Thương vợ".

Hai tác phẩm trên là lời khẳng định về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như Hồ Xuân Hương đã gọi "hồng nhan" hay là tảo tần, thủy chung, và giàu đức hi sinh như Tú Xương lên tiếng.

Nếu như Bà chúa thơ nôm với cái tài và cái ngông của mình dám thách thức với cả trời đất, thiên nhiên để nói lên cái đẹp cái tài hoa của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

3. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ, bài mẫu số 3:

Bằng sự đồng cảm, trân trọng sâu sắc với người phụ nữ, Tú Xương và Hồ Xuân Hương đã tái hiện đầy sống động hình ảnh người phụ nữ với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

Bài làm:

Từ bao giờ đến bây giờ, từ homer đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế" (Hoài Thanh). Có thể nói, đó chính là sự trường tồn bất diệt của thơ văn.

Và ta càng thấy sức lan tỏa của nó mạnh mẽ hơn khi đến với ngòi bút nhân đạo của người nghệ sĩ trong thơ ca trung đại. Nổi bật lên trong những trang viết thấm nhuần tư tưởng ấy chính là hình ảnh người phụ nữ. Bằng sự đồng cảm nơi sâu thẳm tâm hồn, nhiều tác phẩm ra đời chính là sự lên tiếng của nhiều nhà thơ nói thay cho tâm sự thầm kín của người phụ nữ mà tiêu biểu là hai bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương và "Thương vợ" của Trần Tế Xương.

Đọc những vần thơ ấy, độc giả không khỏi rung động trước tình cảnh éo le, trớ trêu, những bi kịch đau thương họ phải gánh chịu. Và có lẽ chính bởi từ đó, ta hiểu thêm về một nửa nhân loại.

Mỗi bài thơ đều được thể hiện bằng phong cách riêng nhưng nổi bật lên là hình ảnh người phụ nữ tiềm ẩn bao vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đáng trân trọng. Nhưng trong xã hội phong kiến mục nát ấy, mọi quyền lợi mà họ đáng được hưởng lại bị tước đoạt.

Có thể khẳng định rằng, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đẹp người, đẹp nết. họ mang một vẻ thuần khiết, trắng trong, có nhan sắc:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

Danh ngôn phụ nữ hay nhất Top 5 bài văn Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào Kịch bản tổ chức 20/10 Cách xem top trending Twitter trên thế giới và Việt Nam Tin nhắn SMS 20/10 ý nghĩa tặng bạn gái, trao vợ, gửi mẹ

Bài làm

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa qua hai bài thơ Tự Tình 2 và Thương Vợ – Đề tài về người phụ nữ của nước ta trong thời phong kiến luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn nhà thơ, tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc kinh điển. Trong đó có hai bài thơ vô cùng đặc sắc đã lột tả được thân phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng đó là bài thơ "Tự Tình 2" của bà Hồ Xuân Hương và bài thơ "Thương Vợ" của Tú Xương.

Hai tác phẩm này nói về phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời thể hiện nỗi đau thương xót xa của người phụ nữ xưa khi chịu cảnh chồng chung, cảnh vợ lẽ hẩm hiu, đau khổ.

Với nghệ thuật tả thực ngôn ngữ thơ giản dị nhưng sâu sắc tác giả Hồ Xuân Hương đã cho người đọc thấy được tâm trạng cô đơn, hiu quạnh, lạnh lẽo của người con gái trong không gian mênh mông trống trải của bốn bức tường, khi một người con gái đang độ tuổi xuân sắc lại chịu cảnh chồng chung, chờ đợi người đàn ông của mình trong sự trống trải vò võ năm canh. Âm thanh của tiếng trống đêm như làm cho bầu không khí vốn lạnh lẽo tĩnh mịch trở nên u uất xao động hơn bao giờ hết.

Trong bài thơ "Tự Tình 2" tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng từ "hồng nhan" để nói lên nỗi khổ của những người con gái xinh đẹp nhưng chịu nhiều thiệt thòi, bất công trong cuộc sống khi sống trong chế độ phong kiến vốn nhiều éo le, trọng nam khinh nữ. Một thân phận người phụ nữ bẽ bàng, nếm trải nhiều đau khổ, chua xót trong đời sống của mình.

Xem thêm:  Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn?

Chính bản thân tác giả Hồ Xuân Hương trong cuộc đời thực của mình bà cũng là người có sắc có tài, nhưng lại phải làm vợ ba của một ông Tổng Cóc bởi xã hội phong kiến luôn đặt người đàn ông lên trên người phụ nữ. Đàn ông có quyền nhiều vợ, còn người phụ nữ thì chỉ có thể lấy một chồng, luôn phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, của người đàn ông trong gia đình không có quyền quyết định hạnh phúc riêng của mình.

Hình ảnh người phụ nữ việt nam qua 2 bài

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa qua hai bài thơ Tự Tình 2 và Thương Vợ

Những người phụ nữ lo lắng cho thân phận bèo dạt mây trôi của mình, bởi họ cũng là con người có suy nghĩ, có trái tim, tình cảm riêng. Nhưng họ không có quyền quyết định tương lai vận mệnh của mình. Trong bài thơ "Tự Tình 2" bà Hồ Xuân Hương đã dùng rượu để làm cho mình nửa tỉnh nửa say, quên đi những bất hạnh của mình. Nhưng say rồi tỉnh, tỉnh rồi lại say, khi say nỗi sầu muộn trong lòng càng lớn lao hơn. Nỗi cô đơn trong lòng càng trào dâng mãnh liệt.

Tác giả vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh trăng sắp tàn, vầng trăng khuyết nhằm ẩn dụ cho một tình yêu không trọn vẹn, một tình yêu không tròn đầy,  thủy chung trước sau như một. Tuổi xuân của người con gái mỗi năm đều trôi qua không bao giờ lấy lại được, đời người con gái thì có thì. Nhưng nỗi cô đơn dài đằng đẵng bất tận khiến cho người con gái cảm thấy mình sống thật vô nghĩa.

Trong bài thơ "Tự Tình 2" của mình nhà thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng nhiều động từ mạnh như "đâm" "xiên" thể hiện một phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện một tính cách mạnh mẽ của người con gái muốn nổi loạn muốn phá vỡ những phong tục tập quán lạc hậu của chế độ, nhưng bà lại không làm gì được.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh Trôi Nước

Trong mỗi lời thơ đều thể hiện sự phá phách, bướng bỉnh của bà Hồ Xuân Hương nói lên một ước mơ mãnh liệt đó là khát khao của người con gái muốn có hạnh phúc trọn vẹn, thủy chung, muốn có một mái ấm gia đình chung thủy một vợ một chồng không chia sẻ với ai.

Trong hai câu cuối của bài thơ "Tự Tình 2" tác giả Hồ Xuân Hương đã nói lên sự chán nản cũng như sự cô đơn buồn tủi của người phụ nữ. Khi mùa xuân quay đi quay lại, đời người con gái chỉ có thì , mỗi mùa xuân đi qua người con gái lại già thêm một tuổi. Tình duyên thì vẫn lẻ bóng, chịu cảnh chia sẻ như vậy.

Dù bà Hồ Xuân Hương được mệnh danh là người có tài, có tính cách mạnh mẽ nhưng khi phải sống trong một xã hội phong kiến với nhiều hủ tục lạc hậu bà cũng không thể làm gì hơn. Chính vì vậy, trong mỗi lời thơ của mình bà đều thể hiện một sự ngang ngược, một sự uất nghẹn khi nghĩ tới thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Nếu như trong bài thơ "Tự Tình 2" của Hồ Xuân Hương nói về thân phận người phụ nữ khi chịu cảnh chồng chung, phận làm thê thiếp, lẽ mọn, là lời tâm sự của người phụ nữ nói lên tiếng lòng của mình. Còn bài thơ "Thương Vợ" của Tú Xương là nỗi lòng của người chồng thương cho người vợ người phụ nữ của mình chịu nhiều vất vả trong cuộc sống mưu sinh, nhiều vất vả.

Bà Tú nhân vật chính trong bài thơ "Thương Vợ" có hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, quanh năm lam lũ nuôi đủ năm người con và một người chồng. Mọi gánh nặng cơm áo đều đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của người phụ nữ.

Tác giả Tú Xương đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, một cách tinh tế ví thân phận người vợ của mình như thân cò lặn lội quanh năm buôn bán từ nửa đêm gà gáy tới khi trời nhá nhem tối. Tác giả Tú Xương khắc họa nhân vật bà Tú vô cùng khắc khổ tần tảo, hy sinh vì chồng vì con. Đáng ra việc lo lắng cho vợ con, tìm kế sinh nhai trong gia đình phải do người con trai, người trụ cột gia đình nhưng trong gia đình bà Tú thì lại do bà gánh vác, nhưng bà chưa bao giờ than phiền hay oán trách ông trời, số phận đã khiến cho mình vất vả, khổ sở.

Câu thơ nói lên đức tính vô cùng đáng quý của người phụ nữ luôn nghĩ tới chồng con của mình, làm tất cả vì gia đình mình được hạnh phúc. Nhưng dù có vất vả như thế nào thì bà Tú cũng vẫn vui vẻ sống không than trách, không oán giận số phận hẩm hiu của mình. Tác giả Tú Xương nói lên nỗi lòng của mình tự trách thói đời bạc bẽo, chửi xéo  những ông chồng không lo được cho vợ cho con của mình để vợ con phải khổ.

Qua hai tác phẩm "Tự Tình 2" của Hồ Xuân Hương và "Thương Vợ" của Tú Xương người đọc thêm hiểu rõ hơn về thân phận của những người phụ nữ sống trong chế độ xã hội xưa kia. Họ luôn mơ ước một mái ấm gia đình trọn vẹn, có cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, được chồng mình sẽ chia gánh vác mọi trách nhiệm trong gia đình. Những người phụ nữ xưa luôn có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp luôn chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn hy sinh vì gia đình của mình. Đó là đặc tính chung của người phụ nữ Việt Nam phong kiến.