Hết tiền tiêu phải làm sao

Có lẽ câu “Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít, không có sẽ đi vay ngân hàng” không còn xa lạ gì với khá nhiều người, thậm chí còn trở thành… “phương châm sống”. Nhưng “phương châm” khiến chúng ta rất dễ rơi vào cảnh đầu tháng lãnh lương, chưa đến cuối tháng đã hết tiền. Như vậy, dù thu nhập có tốt đến mấy nhưng không biết cách quản lý thu chi, bạn sẽ phải đau đầu vì tiền. Để giải quyết vấn đề đó, Timo gợi ý cho bạn 4 cách để được thoải mái tài chính mỗi cuối tháng.

Menu Ẩn

1. 1. Bớt lệ thuộc vào tiền lương

2. 2. Nghĩ đến các mục tiêu dài hạn

3. 3. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

4. 4. Cho mượn tiền cần biết ngày trả

5. Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

5.1. Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

1. Bớt lệ thuộc vào tiền lương

Mỗi khi lương về, bạn thường trong tình trạng “vung tay quá trán” bằng cách tự thưởng cho bản thân những món quà hợp thời như thiết bị điện tử cao cấp hay những chuyến đi chơi xa, bữa tiệc tùng tốn kém… Tất cả đều là những cám dỗ khó cưỡng khiến bạn phải liên tiếp rút ví.

Hết tiền tiêu phải làm sao
Hết tiền tiêu phải làm sao

Tập nói không với những khoản chi không cần thiết.

Thế nhưng, những ngày tháng ấy sẽ không còn nếu bạn học cách nói không với các cám dỗ chi tiêu. Thay vì liên tục “tự thưởng” bằng số dư trong tài khoản, bạn có thể cắt giảm các nhu cầu không cần thiết, đặc biệt là các nhu cầu phát sinh do nghĩ rằng mình cần dùng tiền lương để thỏa mãn nó ngay, để tận hưởng cuộc sống hiện tại.

Cách tận hưởng thật sự là cảm nhận cuộc sống tự do và thoải mái khi không phải liên tục đáp ứng nhu cầu của bản thân bằng việc “rút cạn” tiền lương hằng tháng. Thay vào đó, bạn có thể tiết kiệm tiền để hoàn thành các mục tiêu thiết thực hơn trong tương lai.

2. Nghĩ đến các mục tiêu dài hạn

“Tại sao 5% dân số thế giới là người giàu, 95% còn lại là những người không giàu? Bí quyết làm giàu của những người giàu là gì?”, chính là họ biết nghĩ đến những mục tiêu dài hạn trong tương lai. Các mục tiêu dài hạn là những kế hoạch được đặt ra với mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Chẳng hạn, bạn muốn một cuốn sổ tiết kiệm 100 triệu để dự phòng trong các tình huống khẩn cấp hay một chuyến du lịch cho cả gia đình với chi phí 60 triệu. Việc xác định các mục tiêu dài hạn này sẽ giúp bạn duy trì động lực để tiết kiệm và hoàn thành nó.

Theo Business Insider, bạn nên nghĩ đến chuyện đầu tư từ độ tuổi 20. Lúc này, dù chưa thực sự am hiểu như một chuyên gia nhưng bạn hãy học cách quản lý tài chính. Chẳng hạn, các bạn trẻ ở nước ngoài thường được giáo dục để đầu tư một khoản tiết kiệm phòng khi thất nghiệp hoặc lúc ốm đau, thậm chí họ còn lên kế hoạch về hưu ở một độ tuổi nhất định khi đã đủ tiền để sống nốt quãng đời còn lại mà không cần phải làm việc.

Hết tiền tiêu phải làm sao
Hết tiền tiêu phải làm sao

Tham khảo tính năng Goal Save của Timo để thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc.

Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tiết kiệm tiền, bạn có thể tham khảo tính năng Goal Save của ngân hàng số Timo với “nhiệm vụ” giúp bạn đạt mục tiêu tài chính một cách nhanh chóng, dễ dàng và tự động. Theo đó, bạn có thể tạo tài khoản tiết kiệm mục tiêu không giới hạn và nhận gợi ý về lịch trình cụ thể để dễ dàng hoàn thành.

3. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Thông thường, chúng ta sẽ chi tiêu trước rồi mới tiết kiệm sau, cách này chỉ khiến tiền của bạn đi nhanh hơn thôi. Có một cách rất đơn giản để giải quyết vấn đề đó, bạn hãy dự đoán chi phí sinh hoạt cơ bản và chỉ chi tiêu trong khoản ngân sách đó. Phần còn lại, bạn có thể chia nhỏ để tiết kiệm trước theo từng mục cụ thể như:

  • Nhóm tiết kiệm: cho nhu cầu cá nhân như du lịch, mua nhà… hoặc các khoản chi theo thời hạn như tiền gửi tiết kiệm.
  • Nhóm đầu tư: dùng cho các kênh đầu tư nhưngoại tệ, bất động sản, chứng khoán, cổ phiếu…
  • Nhóm dự phòng: cho các khoản phát sinh bất ngờ như chi phí sinh hoạt lúc thất nghiệp…

Hết tiền tiêu phải làm sao
Hết tiền tiêu phải làm sao

Phân mục chi tiêu sẽ giúp bạn cân đối tài chính hơn.

Như vậy, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được các khoản chi và biết rõ thu nhập của mình đã được dùng cho những việc gì, tránh tình trạng cuối tháng nào cũng hết tiền mà không rõ lý do.

4. Cho mượn tiền cần biết ngày trả

Tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm, có khi chỉ vì vay mượn mà “mất cả chì lẫn chài”. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể hạn chế việc cho vay ở mức thấp nhất và hãy kết thân với những người có cùng quan điểm về tiền bạc. Có như vậy, bạn mới dễ dàng hơn trong việc quy định thời gian trả tiền với mỗi khoản cho vay. Nhằm tránh tình trạng quên mất tiền đã đi đâu, đến khi cần thì không biết đòi như thế nào hoặc đòi được thì cũng không kịp chi tiêu cho những lúc khẩn cấp.

Hết tiền tiêu phải làm sao
Hết tiền tiêu phải làm sao

Tính năng nhắc nợ của Timo sẽ giúp bạn “thay lời muốn nói”.

Đơn giản hơn, nếu bạn ngại ngùng trong việc đòi nợ, Timo sẽ giúp bạn gửi đi thông điệp nhắc nhở cho một hay nhiều người về việc phải thanh toán khoản phí nào đó và lập tức bạn sẽ nhận được ngay phản hồi của đối phương.

Ai cũng có mục tiêu trong cuộc sống và Timo Goal Save sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu ấy nhanh hơn. Hãy tham gia ngay dịch vụ ngân hàng số Timo, thiết lập mục tiêu và tiết kiệm cho cuộc sống dễ dàng và trọn vẹn hơn.