Hàn phi tử là ai

Tác phẩm Hàn Phi Tử của Hàn Phi là “cuốn sách giáo khoa dạy làm vua” độc đáo, mang đậm dấu ấn của chế độ phong kiến phương Đông. « Tác giả của nó là Hàn Phi, chết vào năm 232 trước Công nguyên. Tiểu sử của ông đã được Tư Mã Thiên kể lại chính xác trong bộ Sử ký. Phi là một công tử nước Hàn, tức là người con (tử) của vua (công) nước Hàn nhưng không phải là người sẽ thừa kế ngôi vua. Hoàn cảnh ấy giúp Phi ngay từ bé đã nhìn thấy rõ các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Sau đó Phi đến học với Tuân Khanh, tức Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ. Phi tiếp thu Nho giáo, do đó rất thông thạo về lịch sử, văn học. Phi thừa kế của thầy quan niệm bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, coi trọng giáo dục đề cao các tiên vương các đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Nghiêu, Thuấn là mẫu mực của Khổng Tử.  Cùng học với Phi có Lý Tư sau này sẽ làm Thừa tướng nước Tần. Lý Tư thừa nhận Phi giỏi hơn mình. Chủ trương của Tuân Tử là dùng lễ để trị nước, khác chủ trương dùng nhân để trị nước của Khổng Tử. Lễ và pháp luật là rất gần nhau cho nên cả Hàn Phi lẫn Lý Tư đều chuyển sang pháp trị. Về nước, Phi thấy nước Hàn yếu đuối, mấy lần dâng thư cho vua Hàn nhưng nhà vua không nghe. Phi nghĩ cách xây dựng một học thuyết để lại cho đời sau về việc trị nước. Phi tiếp thu lý thuyết pháp gia đã có từ trước. Nhưng lý thuyết này qua Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại vân vân chỉ mới là những phép tắc. Nó còn thiếu một linh hồn để trở thành sinh động, uyển chuyển, áp dụng cho vô vàn trường hợp khác nhau. 

Phi thấy nó ở đạo Lão và đưa đạo Lão vào hoán cải cái học thuyết vốn dĩ khô khan thành một học thuyết đầy sức sống. Nếu Quản Trọng, Thương Ưởng chỉ mới thấy cái quan trọng của phép tắc, Thân Bất Hại thấy thêm được cái thế, thì với Hàn Phi, trị nước trở thành một cái thuật để người cai trị sử dụng mà ứng phó với mọi trường hợp. Do đó, Phi là người lớn nhất của trường phái Pháp gia và bộ Hàn Phi Tử trở thành tác phẩm quyết định của toàn bộ học thuyết này.


Đối với văn hóa thế giới, Hàn Phi Tử là một tác phẩm hết sức độc đáo. Về mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa và một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới. Về tư tưởng, nó xác lập trường phái Pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung Quốc (Nho, Mặc, Lão, Pháp). Về văn học, nó là một công trình cực kỳ hấp dẫn. Trên cơ sở một cách trình bày khách quan, ta thấy toàn bộ xã hội cổ Trung Quốc sống lại với mọi quan hệ, vô số sự kiện. Và lạ hơn nữa, đọc cái công trình viết cách đây 2.300 năm này ai cũng giật mình về tính thời sự của nó. Ta có cảm tưởng rằng tác giả là người hiện nay, nói bằng ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về các quan hệ giữa người với người ngày hôm nay, không chỉ ở Trung Hoa mà ở cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Ta bắt buộc phải thừa nhận con người viết ra nó thực sự là một thiên tài toàn diện. Một đầu óc lỗi lạc nhất của Trung Hoa và của loài người, con người Trung Quốc đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó để tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho người dân thường trong khuôn khổ của thời đại quân chủ. » – Phan Ngọc

+ TÁC GIẢ:


Hàn Phi là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia, tác giả sách Hàn Phi tử

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

Trong bốn trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc (Nho, Mặc, Lão, Pháp), thì Pháp gia của Hàn Phi mang nhiều điểm khác biệt nhất, thể hiện tính thực tế và hiện đại của một nhà cải cách chính trị. Xuất phát từ cục diện chiến tranh hỗn loạn thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc bấy giờ đều có những triết thuyết để trị nước, an dân: Lão Tử đề cao tư tưởng “vô vi”, “cai trị bằng cách không cai trị”; Khổng Tử dùng “nhân trị” và “đức trị”; Mặc Tử chủ trương hòa bình, kiêm ái, bình đẳng giữa người với người; chỉ riêng Hàn Phi kiên trì đề ra “luật pháp” để trị nước, một khái niệm còn mới thời bấy giờ.

Trước Hàn Phi, ở Trung Quốc đã có trường phái pháp gia, nhưng chỉ dừng lại ở quy củ. Chính Hàn Phi là người tìm ra cái cốt lõi của pháp luật:

- Pháp luật là văn bản và phải được công khai: "Pháp là cái chép để ở trong sách vở, đặt nơi cửa công, ban bố cho trăm họ".

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang... Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu.”

- Dùng pháp luật làm quy chuẩn chung: "Bậc vua sáng khiến pháp luật chọn người chứ không tự mình tiến cử, khiến cho pháp luật đo lường công lao, chứ không tự mình tính toán."

Người thời nay đọc lại Hàn Phi Tử khó tránh khỏi kinh ngạc bởi từ 2500 trước, ở Trung Quốc đã có được cách thi hành pháp luật hiện đại như thế. Xuất hiện vào cuối thời Chiến quốc, những lý thuyết của Hàn Phi là một trong những yếu tố quan trọng giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc. Sau đó nó trở thành lý thuyết của nền quân chủ Trung Hoa dưới cái vẻ bên ngoài của Nho giáo. Thời nhà Đường, nhà Tống - nổi tiếng với pháp chế nghiêm ngặt (tưởng tượng như trong phim Bao Thanh Thiên), cũng có phần nhiều công lao của Hàn Phi Tử.

Ảnh sách Hàn Phi Tử (Phan Ngọc dịch)Tuy vậy, lý thuyết Pháp gia không thể trở thành luật pháp hiện đại bởi suy cho cùng, pháp luật thời quân chủ cũng chỉ để phục vụ cho nhà vua. “Pháp luật không hùa theo người sang” nhưng ông vua không chỉ là người sang mà còn là người sở hữu pháp luật, nắm quyền thưởng - phạt. Hàn Phi chủ trương xóa bỏ giai cấp để mọi người bình đẳng nhưng là bình đẳng ở giai cấp nô lệ, đều bị thống trị như nhau bằng luật pháp của nhà vua. Pháp luật khi đó không tách khỏi giai cấp mà là ở vị trí “dưới một người, trên vạn người.” Vì vậy khi nhìn lại nhà Tần, một nhà nước pháp trị theo tư tưởng của Hàn Phi, nhiều người đánh giá nó giống như chế độ độc tài hơn (một phần là do cách làm cực đoan của Tần Thủy Hoàng khi muốn loại bỏ các luồng tư tưởng khác, đặc biệt là Nho gia).

Thời đó, Pháp gia và Nho gia là hai tư tưởng đối chọi nhau gay gắt nhất. Khổng Tử đưa ra khái niệm “chính danh” để phân chia tôn ti, cấp bậc trong xã hội, để ai làm việc nấy, thì Hàn Phi lại dùng “hình danh”, tức là không có giai cấp trước pháp luật, mọi người phải được bình đẳng. Khổng Tử lấy Nghiêu, Thuấn làm tấm gương của “đức trị”, “nhân trị” thì Hàn Phi cho rằng dùng lý luận của 3000 năm trước thì không thể giải quyết những vấn đề hiện tại.

Bỏ pháp luật mà dùng cái tâm để trị, thì Nghiêu cũng không thể chỉnh đốn một nước. Bỏ cái quy, cái củ mà cứ ức đạc bừa thì Hề Trọng cũng không thể làm xong một bánh xe. - Hàn Phi

Hàn Phi cũng không hợp với tư tưởng của Mặc gia dù cả hai đều có cùng ý tưởng về bình đẳng. Pháp gia khác Mặc gia bởi mọi người bình đẳng không phải vì “kiêm ái” (yêu thương lẫn nhau) mà bình đẳng là để trị.

Ngược lại, Pháp gia lại hòa hợp với Đạo gia nhiều hơn. Hàn Phi đã dành hai thiên để giải thích về tư tưởng Đạo gia trong tác phẩm của mình. Và nhờ có triết lý của Đạo gia, Hàn Phi mới dung hòa “pháp trị” để nó không trở thành học thuyết khô khan và độc đoán. "Cái quyền không nên lộ ra, bản chất của nó là vô vi. Bậc thánh nhân nắm lấy cái chủ yếu, bốn phương đến phục dịch. Mình hư tâm đối xử, người ta tự họ thi hành.” Tức là làm vua không nên để lộ ý mình mà để người khác lên tiếng, vừa thi hành được ý mình nhưng không mất lòng dân.

Nhìn chung, hai tác phẩm Hàn Phi Tử và Quân Vương của Machiavelli có nhiều điểm tương đồng trong hệ tư tưởng. Ví dụ, bản thân Machiavelli cũng cho rằng, nếu phải chọn làm vua được yêu mến hay làm vua được kính sợ nhưng bị ghét bỏ, thì tốt hơn là vế sau. Bởi người đời dễ tổn thương người họ yêu mến hơn là người họ sợ hãi. Nếu đọc và so sánh Hàn Phi Tử và Quân Vương, hai tác phẩm “hướng dẫn làm vua” kinh điển của Đông và Tây, sẽ thấy được từ xưa các tư tưởng Đông - Tây đã giao nhau một cách thú vị.---------------

VỀ HÀN PHI

Nếu bạn thắc mắc tại sao trong các nhà tư tưởng Trung Quốc, Hàn Phi là người có lối lý luận tàn nhẫn nhất, thì lý do chính có lẽ bởi vì ông là một nhà tư tưởng hiếm hoi xuất thân quý tộc. Hàn Phi sống vào thời Chiến quốc, là con trai của vua nước Hàn, vì vậy ngay từ bé ông đã nhìn rõ các quan hệ vua tôi, cách trị nước và bản tính tranh giành, ích kỷ của con người.

Hàn Phi là học trò Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ. Ban đầu tiếp thu Nho giáo, rất thông thạo về lịch sử, văn học nên sau này mỗi khi công kích Nho giáo ông đều đưa ra rất nhiều dẫn chứng, lý luận sắc bén. Ông có tư tưởng con người sinh ra bản tính vốn ác, ích kỷ và gian trá nên không thể dùng "đức trị" mà thay vào đó là dùng thế, dùng thuật và dùng luật để trị. Người làm vua phải đề phòng từ vợ, con, tể tướng, trâm quan đến các nhà biện luận, các sứ thần, nước ngoài...

Ông tập trung nhiều vào những biện pháp đề phòng, những dấu hiệu báo trước sự mất nước, những mánh khóe kiểm tra… Khi còn ở nước Hàn, Hàn Phi từng nhiều lần dâng thư cho vua Hàn nhưng nhà vua không nghe. Khi nước Hàn sắp bị nước Tần xâm chiếm, Hàn Phi làm sứ giả để nước Tần để thuyết phục vua Tần không đánh Hàn. Vua Tần (sau này là Tần Thủy Hoàng) thích sách của Hàn Phi nên vô cùng mến ông. Nhưng thừa tướng nước Tần là Lý Tư, bạn học cũ của Hàn Phi lại gán cho ông tội mưu lợi và giam ông vào ngục.

Ở trong ngục, Hàn Phi viết tác phẩm “lần đầu yết kiến vua Tần” khiến vua Tần thán phục và ra lệnh xá tội, nhưng trước đó ông đã bị Lý Tư ép uống thuốc độc chết trong ngục.

Đọc thêm các bài viết tại: FB Chuyện Đọc

Video liên quan

Chủ đề