Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu

BS Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Những con số về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm: 4, 6, 8 hay thậm chí là 3 tuần xuất phát từ nhiều lý do. Lý do đầu tiên, ngay từ khi nghiên cứu, người ta không thể chờ 4 tuần được. Vì giả định, nếu chích 2 liều vaccine kéo dài 4 tuần trên hơn 10 ngàn người thì thời gian sẽ bị kéo dài ra rất nhiều. Do đó, khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã rút ngắn thời gian còn 3 tuần giữa hai mũi tiêm để có thể thấy được hiệu quả. Nhưng về nguyên tắc, 2 mũi vaccine cùng loại khi chích thì cần cách nhau ít nhất là 4 tuần. Nên dù thời gian giữa 2 mũi tiêm trong giai đoạn nghiên cứu là 3 tuần, nhưng khi ứng dụng thực tế, các nhà khoa học đã kéo dài thời gian ra 4 tuần.

Mặt khác, tuy cũng có thể tiêm mũi vaccine thứ hai sau mũi đầu tiên từ 6, 8 và 12. Nhưng thời gian giữa 2 mũi tiêm còn phụ thuộc vào một yếu tố là nguồn vaccine. Nên tại Việt Nam lúc đầu thời gian cách nhau được quy định giữa 2 mũi vaccine là 4 tuần, có khi lại là 6, 8, 12 tuần. Tuy nhiên, đối với những người cần sớm tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine Covid-19 để phục vụ cho công tác phòng chống dịch ở tuyến đầu, thì không nên chờ 6, 8, hay 12 tuần để tiêm vaccine khi nguồn vaccine Covid-19 đã có sẵn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, trân trọng!

Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu

Tiêm Vaccine là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: Vaccine Moderna (Mỹ), Astra Zecera (Anh), Pfizer (Mỹ – Đức), Sinopharm – Sinovax – Vero cell(Trung Quốc), Sputnik (Nga)

Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Cụ thể:

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý)

– Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm

– Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer

– Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu?

Cả 06 loại vắc xin được cấp phép đều cần 2 mũi tiêm để tạo miễn dịch cho cơ thể. Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau:

– Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần.

– Vaccine Gam-COVID-Vac (Tên gọi khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.

– Vaccine Comirnaty – Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần

– Vaccine SARSCoV-2 Vaccine (Tên gọi khác là Vero Cell): Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần.

– Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Đây là khoảng cách mũi tiêm thứ 2 cho tác dụng vắc xin đạt hiệu quả nhất.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm ?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:

– Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng phòng COVID-19.

– Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

– Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

– Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

– Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 380493

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC)

Vaccine phòng Covid-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh tật do Covid-19 gây ra, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng và tử vong.Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loạivaccinephòng Covid-19hiện nay là khác nhau.

Theo Bộ Y tế, khoảng cách 2 liều của từng loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam cụ thể như sau:

Vaccine AstraZeneca: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa hai mũi là từ 8 đến 12 tuần. Nên tiêm vaccine phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vaccine phòng bệnh khác.

Vaccine Sputnik V: Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần.

Vaccine Comirnaty của hãng Pfizer: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần (21 ngày).

Vaccine Vero Cell: Mũi 1 cách mũi 2 là 3 - 4 tuần.

Vaccine Moderna: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày, hiện tại nhà sản xuất khuyến cáo mỗi người tiêm tối đa 2 mũi.

Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu
Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu
Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu
Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu
Hai mũi vaccine astrazeneca cách nhau bao lâu
Tiêm vaccine phòng Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế.

Theo PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, theohướng dẫn của nhà sản xuất,cầntiêmvaccineliều 2theo lịch khuyến cáo.Việc tiêm chủng đầy đủvà đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu, vì sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vaccine. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Những người đã tiêm 1 mũivaccinesaukhi tiêm khoảng 14 ngày cơ thể đã có kháng thể giúpphòng bệnh Covid-19ở mức độ nhất định trước nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nặng.Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng vì trong trường hợp tiêm chậm mũi 2 hơnso với lịch dự kiếnthì không phải tiêm lại từ đầu.

Hiện nay, Thủ tướngChính phủđã chỉ đạo quyết liệt, Bộ Y tế đã rấtnỗ lựcđể huy động nguồn cungvaccinecho người dântrêncả nước.Tuy nhiên, cũng nhưnhiềuquốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam,gặp phải thách thức lớn donguồn cungvaccinecòn hạn chế, ưu tiên sử dụngvaccinecho một số địa phương có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp,nên việc thời gian tiêm mũi tiêm thứ 2 ở một sốnơi có thể chậm hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến 13 giờ chiều 8-10, cả nước đã tiêm được hơn 51 triệu liều vaccine. 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất là: Hà Nam, Lào Cai, Bình Phước, Điện Biên, Sóc Trăng, Đắk Nông, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Cao Bằng, Thái Bình; 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất là: Quảng Trị, Hải Phòng, Tây Ninh, Yên Bái, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lạng Sơn, Bến Tre, Quảng Ninh, Đồng Nai.

THÁI SƠN