Giới thiệu tổng quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Đóng góp ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, phát triển xuất nhập khẩu bền vững được thực hiện trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 31/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra sôi nổi và chất lượng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội trong việc giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi, tăng trưởng tích cực trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục, như: năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa thực chất; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều khó khăn, vướng mắc; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều bất cập.

Giới thiệu tổng quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Toàn cảnh phiên thảo luận về kinh tế - xã hội

Đóng góp ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 đã xác định các quan điểm phát triển xuất nhập khẩu bền vững.

Theo đó, phát triển xuất nhập khẩu bền vững được thực hiện trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; gắn với thương mại xanh và thương mại công bằng, với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu.

Phát triển xuất nhập khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Giới thiệu tổng quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Kỳ họp thứ 6

Về định hướng phát triển xuất khẩu bền vững, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, cần phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Về định hướng phát triển xuất khẩu các nhóm hàng, với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: cần tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài. Với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: cần gia tăng giá trị trong nước trong hàng hóa xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao; tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao. Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

Với định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, cần đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn; đồng thời đẩy mạnh khai thác các thị trường còn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh…, hướng đến xây dựng các khuôn khổ thương mại ổn định, lâu dài.

Giới thiệu tổng quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Đề ra các nhóm giải pháp trước mắt, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, trong bối cảnh tổng cầu suy giảm từ cuối năm 2022 đến nay, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt động sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu. Trong các tháng gần đây, xuất khẩu đã có sự phục hồi nhẹ, tháng sau cao hơn tháng trước.

Mặc dù vậy, bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, các giải pháp đã được thực hiện hiệu quả cần tiếp tục được thực thi, có thể kể đến: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, hoãn, miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hoàn thuế. Hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, ưu tiên lĩnh vực xuất nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất xuất khẩu.

Ngoài ra, cần đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, nhất là các thị trường xuất khẩu mới, còn tiềm năng; tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại đã ký kết; tăng cường cung cấp thông tin thị trường, cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại.