Thoông tư 39 về hóa đơn thư viện pháp luật năm 2024

Kể từ 01/7/2022, người bán phải lập hóa đơn gửi người mua không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, dịch vụ

Trước ngày 01/07/2022:

Tại Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định: “Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn”.

Và Thông tư này đã hết hiệu lực khi Thông tư số 78/2021/TT-BTC được ban hành và có hiệu lực từ 01/7/2022.

Kể từ ngày 01/07/2022:

Tại khoản 1 Điều 90, Chương X: “Áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử” Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau: “Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) quy định về hóa đơn, chứng từ và khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn điện tử trước ngày 01/7/2022.

Ngày 17/09/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2022. Đồng thời, Tại điểm d, khoản 3, Điều 11, Thông tư số 78/2021/TT-BTC quy định: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính sau đây hết hiệu lực thi hành:

“d) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính)”

Ngày 20/09/2021, Bộ Tài chính đã có 6 quyết định về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố.

Ngày 24/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

Theo quy định pháp luật hiện hành, hóa đơn mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần phải có đầy đủ 09 nội dung bắt buộc được liệt kê tại Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hóa đơn không nhất nhiết phải có đầy đủ những nội dung này.

Ảnh minh họa

Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC, những trường hợp hóa đơn mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc được quy định như sau:

1. Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư 39.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.

2. Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung:

- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật: Không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.

- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế: Căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.

Thông tư 39 về hóa đơn hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn). Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Kiểm tra, thanh tra về hóa đơn.

Thoông tư 39 về hóa đơn thư viện pháp luật năm 2024
Thông tư 39 về hóa đơn theo quy định pháp luật hiện hành

Thông tư 39 bao gồm 6 Chương, 33 Điều và 5 Phụ lục. Hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014;

Đối tượng áp dụng

  1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
  2. Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
  3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
  4. Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
  5. Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
  6. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  7. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
    Các bạn tải Thông tư 39/2014/TT-BTC TẠI ĐÂY

Các thay đổi chính của Thông tư 39 ban hành so với Thông tư cũ (64/2013/TT-BTC)

  1. Hộ, cá nhân kinh doanh không được phát hành hóa đơn GTGT. Trường hợp hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì có thể sử dụng hóa đơn bán hàng do Cục thuế bán hoặc đặt in.
  2. Loại bỏ hình thức Hóa đơn xuất khẩu. Từ ngày 01/06/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì phải đăng ký cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014.
  3. Doanh nghiệp muốn tự in hóa đơn phải có số vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên (Quy định cũ là 01 tỷ đồng). Trường hợp doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/6/2014 có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng muốn tự in hóa đơn thì phải đáp ứng điều kiện: đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính. Kế toán viên cập nhật nhanh chóng và kịp thời nội dung của TT 39 về hóa đơn. Vận dụng trong quá trình xử lý nghiệp vụ hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp.