Giờ nắng trung bình tại châu âu năm 2024

VOV.VN - Châu Âu tiếp tục ghi nhận đợt nóng kỷ lúc kéo dài từ nhiều ngày qua. Trong Chủ nhật (16/7), nhiệt độ đã lên đến trên 40°C ở nhiều nơi tại Italy và Hy Lạp.

Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha... và Vành đai Địa Trung Hải đang sụp đổ dưới sức nóng. Ngày 16/7, chính quyền Italy đã đưa ra cảnh báo đỏ tại 16 thành phố trên cả nước với nhiệt độ trung bình hơn 37°C. Tại Roma, nơi được báo chí đổi tên thành "thành phố địa ngục", nhiệt độ ghi nhận vào chủ nhật là 41°C, sau đó sẽ lên 42 hoặc 43°C vào thứ Ba tới, phá vỡ kỷ lục 40,5°C trước đó được ghi nhận tại thành phố này vào tháng 8/2007.

Thủ đô Roma của Italy đang ghi nhận nắng nóng kỷ lục. Ảnh: Stampa

Bà Shophia Tessimo, người dân Roma, không dấu nổi sự mệt mỏi: “Chúng tôi đang phải chịu đựng hệ quả của đợt nắng nóng dài hạn. Điều đó thật mệt mỏi. Đợt nắng nóng này kéo dài từ hơn một tháng nay và không có dấu hiệu dừng lại. Lần gần nắng nóng gần nhất mà chúng tôi trải qua chỉ kéo dài có vài ngày vào nhiều năm trước”.

Tại Tây Ban Nha, dưới sức nóng kỷ lục, một vụ cháy đã tàn phá hơn 5.000 ha rừng trên quần đảo Canary. Các cơ quan chức năng đã sơ tán hơn 4.000 người. Cơ quan khí tượng nước này hôm Chủ nhật (16/7) đã đưa ra cảnh báo đỏ (cực kỳ nguy hiểm) cho các khu vực thuộc vùng Andalusia với nhiệt độ có thể lên tới trên 41°C trong thứ Hai (17/7). Cảnh báo đỏ cũng tiếp tục được đưa ra cho vùng Aragon, Catalonia và Majorca trong ngày 18/7 tới với nhiệt độ trung bình từ 42°C đến 44°C.

Tại Romania, nhiệt độ trung bình sẽ vào khoảng 39°C trên cả nước ngày 17/7. Hy Lạp cũng đang hứng chịu một đợt nắng nóng buộc các nhà chức trách phải đóng cửa khu du lịch nổi tiếng Acropolis ở thủ đô Athens vào những giờ nóng nhất trong ngày Chủ nhật khi nhiệt độ lên tới 41°C. Các đội Chữ thập đỏ, được triển khai để giúp đỡ khách du lịch, đã phải can thiệp hàng chục lần cấp cứu cho những du khách có biểu hiện khó chịu hoặc khó thở.

Đức và Ba Lan cũng ghi nhận đợt nắng nóng với nhiệt độ một số nơi dao động từ 36 đến 37°C. Riêng Pháp, nhờ có đợt gió mát từ Đại Tây Dương, hiện chưa có khu vực nào bị nắng nóng quá mức. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 32°C.

Sản lượng điện mặt trời gia tăng ở Nam Âu đóng vai trò chính trong việc ngăn chặn tình trạng thiếu hụt năng lượng tại châu Âu trong những đợt nắng nóng gần đây.

Tấm pin mặt trời của nhà máy quang điện Francisco Pizarro ở Caceres, Tây Ban Nha, tháng 3.2023. Ảnh: Xinhua

Điện mặt trời đặc biệt phù hợp để đối phó với nắng nóng gay gắt trong mùa hè khi bức xạ mặt trời mạnh nhất vào thời điểm nhiệt độ cao kỷ lục trong ngày.

Reuters dẫn lời ông Kristian Ruby - Tổng Thư ký của Tập đoàn công nghiệp điện Eurelectric - cung cấp thông tin về tình hình ở Tây Ban Nha: "Sự tăng trưởng đáng kể của năng lượng mặt trời về cơ bản bù đắp cho đỉnh điểm thiếu điện do sử dụng điều hòa".

Nhà phân phối và điều hành lưới điện Tây Ban Nha Red Electrica cho biết, quốc gia này đã bổ sung công suất quang điện mặt trời 4,5 gigawatt vào năm 2022, cao hơn bất kỳ thời điểm nào cho đến nay.

Dữ liệu từ Ember cho thấy năng lượng mặt trời cung cấp gần 24% điện năng ở Tây Ban Nha vào tháng 7.2023, tăng từ 16% vào tháng 7.2022.

Theo dữ liệu của Refinitiv, khi nhiệt độ tăng cao và nhu cầu làm mát cao dẫn đến nhu cầu điện của Sicily (Italy) đạt đỉnh vào ngày 24.7 là 1,3 GW và một nửa trong số đó được cung cấp bởi năng lượng mặt trời. Sản lượng điện mặt trời của Sicily vào tháng trước cao hơn gấp đôi so với tháng 7.2022.

Nathalie Gerl - nhà phân tích năng lượng của Refinitiv - nói: "Nếu không có thêm năng lượng mặt trời, tác động đến sự ổn định của hệ thống sẽ tồi tệ hơn nhiều".

Catania, bên dưới núi Etna ở phía đông Sicily, đã phải đối mặt với việc cắt điện và nước trên diện rộng do nắng nóng. Tại Athens (Hy Lạp), nhà điều hành lưới điện IPTO cho biết cháy rừng đã làm hư hại nhiều phần của lưới điện.

Nhưng sản lượng năng lượng mặt trời cao hơn đã đáp ứng nhu cầu ở cả hai quốc gia. Nhà điều hành lưới điện IPTO cho hay, vào thời điểm nhu cầu điện cao nhất của Hy Lạp trong năm 2023, quang điện mặt trời đã đáp ứng 3,5/10,35 gigawatt.

Ngay cả ở các quốc gia phương Tây mát mẻ và dễ chịu hơn như Bỉ, năng lượng mặt trời đã đáp ứng hơn 100% năng lượng bổ sung cần thiết trong thời gian nhu cầu điện tăng đột biến vào giữa trưa.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng điện mặt trời vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu năng lượng (bao gồm điện gió, khí đốt, than đá và hạt nhân) ở hầu hết các quốc gia.

Một nhà máy điện ở Stockholm, Thụy Điển, tháng 9.2022. Ảnh: Xinhua

Các nhà phân tích cho rằng nhìn chung nhu cầu điện năng ở châu Âu trong mùa hè này tương đối thấp.

Sau cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu vào năm ngoái khi Nga hạn chế cung cấp khí đốt, giá năng lượng ở châu lục này vẫn còn cao so với mức lịch sử - và người tiêu dùng cũng như các ngành công nghiệp đã đối phó bằng cách tiêu thụ năng lượng ít hơn.

Cái nóng gay gắt của mùa hè năm nay đã vài lần phá vỡ xu hướng này. Nhưng nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ vẫn dưới mức bình thường: Mức sử dụng điện trung bình mỗi giờ của Italy trong tháng 7.2023 thấp hơn 4,4% so với tháng 7.2022, trong khi của Tây Ban Nha giảm 3,6%.

Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến các đợt nắng nóng (như ở vùng Nam Âu) xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong những năm tới - làm tăng thêm gánh nặng cho cơ sở hạ tầng năng lượng ở châu Âu.

Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao của tổ chức Bruegel cho biết: "Các hệ thống năng lượng của chúng tôi thực sự không được thiết kế để xử lý những tình huống như vậy".

Ngay cả trước khi xảy ra các vụ cháy rừng và nhiệt độ cao kỷ lục trong năm nay, nắng nóng và hạn hán vào năm ngoái đã làm giảm sản lượng thủy điện, cản trở việc vận chuyển nhiên liệu bằng đường sông và buộc một số nhà máy điện hạt nhân phải cắt giảm sản lượng khi việc làm mát các nhà máy bị cản trở do nhiệt độ sông cao.

Chủ đề