Giáo án so sánh kích thước của 3 con vật

Để trẻ biết so sánh, sắp xếp thứ tự các con vật theo chiều tăng hoặc giảm để nhận biết mối quan hệ to và cao nhất, nhỏ và thấp hơn, nhỏ và thấp nhất. Trẻ biết và diễn đạt đúng các từ biểu thị mối quan hệ to cao nhất, nhỏ thấp hơn, nhỏ thấp nhất thì Kiddihub mang đến giáo án mầm non so sánh kích thước của các con vật giúp các Cô có thể dạy bé những điều thú vị ấy. Ở Kiddihub còn chia sẻ bộ giáo án mầm non 3 tuổi đầy đủ cả 35 tuần các Cô có thể xem thêm.

  • Dự thi: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
  • Tên hoạt động : Làm quen với toán.
  • Tên đề tài: So sánh kích thước của các con vật (3 con vật).
  • Chủ đề: Thế giới động vật
  • Đối tượng : Lớp lá từ 5-6 tuổi.
  • Thời gian: 30 – 35 phút.
  • Người soạn : Văn Thị Hằng.
  • Cập nhật : 01 – 02 – 2018.

Đánh giá chi tiết về giáo án mầm non so sánh kích thước của các con vật

  • Giáo án được giáo viên Vân Thị Hằng chia sẻ khá đầy đủ và chi tiết, nội dung rõ ràng giúp người đọc dễ hiểu.
  • Giáo án được đi kèm bằng các hoạt động vô cùng đặc biệt như: Gây hứng thú ôn so sánh kích thước 2 con vật, dạy trẻ so sánh kích thước của 3 con vật, so sánh để tìm ra con vật to và cao nhất…
  • Mở rộng: Giáo án nói đến mục tiêu so sánh kích thước 3 con vật ngoài ra các cô có thể thay thế bằng các loại quả hay các đồ vật để dạy bé. Sau những bài học thì các Cô có thể dạy cho bé nặn các loại quả qua giáo án nặn các loại quả để phát triển thẩm mỹ cho bé.

Mục tiêu của giáo án mầm non so sánh kích thước của các con vật

Về phần kiến thức:

  • Trẻ biết so sánh, sắp xếp thứ tự các con vật theo chiều tăng hoặc giảm để nhận biết mối quan hệ to và cao nhất, nhỏ và thấp hơn, nhỏ và thấp nhất
  • Trẻ biết và diễn đạt đúng các từ biểu thị mối quan hệ to cao nhất, nhỏ thấp hơn, nhỏ thấp nhất.

Về phần kỹ năng:

  • Rèn kỹ năng so sánh: to và cao nhất, nhỏ và thấp hơn, nhỏ và thấp nhất.
  • Trẻ biết so sánh sắp xếp theo yêu cầu của cô.
  • Nêu được kết quả và giải thích được kết quả

Về phần thái độ:

  • Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
  • Trẻ trả lời to, rõ ràng các câu hỏi của cô.
  • Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật, không chơi gần những con vật nguy hiểm

Chuẩn bị đồ dùng cho giáo án mầm non so sánh kích thước của các con vật

Đồ dùng của cô:

  • Mô hình con vật sống trong gia đình.
  • 1 con trâu to cao nhất, 1 con lợn nhỏ thấp hơn, 1 con gà nhỏ thấp nhất.
  • 2 bức tranh có nhóm 3 con vật có kích thước khác nhau treo xung quanh lớp
  • Máy chiếu, màn hình
  • Bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con”; “Một con vịt”, trò chơi, 1 số câu đố.
  • 3 cái chuồng: 1 cái to cao nhất, 1 cái nhỏ thấp hơn, 1 cái nhỏ và thấp nhất

Đồ dùng của trẻ:

  • Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có: 1 con trâu to cao nhất, 1 con lợn nhỏ thấp hơn, 1 con gà nhỏ thấp nhất (Nhỏ hơn của cô)
  • Lô tô các con vật đủ số lượng của trẻ: Trâu, lợn, vịt.
  • Bảng cho trẻ xếp.

Tải Xuống

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT, SO SÁNH KÍCH THƯỚC TO – NHỎ Độ tuổi: Trẻ 3 – 4 tuổi Giáo viên: Võ Thị Kim Hằng

GIÁO ÁN

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT, SO SÁNH KÍCH THƯỚC TO – NHỎ

Độ tuổi: Trẻ 3 – 4 tuổi

Giáo viên: Võ Thị Kim Hằng

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
  2. Kiến thức:

– Trẻ biết so sánh chiều cao, kích thước của 2 đối tượng, dùng đúng thuật ngữ toán học: “Cao hơn”; thấp hơn”; “to hơn”; “nhỏ hơn”

– Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn của 2 đối tượng

  1. Kỹ năng:

– Phát triển khả năng tư duy và ghi nhớ có chủ định.

– Rèn khả năng phân biệt, so sánh kích thước của 2 đối tượng

– Phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ: To hơn – nhỏ hơn

  1. Giáo dục:

– Giáo dục trẻ có nề nếp trong học tập, biết chú ý cô.

– Giáo dục trẻ biết yêu quý con vật, biết ngoan ngoãn, vâng lời mẹ.

  1. CHUẨN BỊ:

– Không gian: Trong lớp

– Đồ dùng:

* Đồ dùng của cô:

– Hình ảnh 2 chú thỏ (1 chú thỏ màu xám, 1 chú thỏ màu hồng).

– 2 cái giỏ (1 giỏ màu xanh to hơn, 1 giỏ màu trắng nhỏ hơn).

– 2 bông hoa (hoa màu đỏ to hơn, hoa màu vàng nhỏ hơn).

– Bài hát: “Chú thỏ con”; “Trời nắng, trời mưa”.

* Đồ dùng của trẻ:

– Mỗi trẻ 1 rổ có 2 cây nấm (nấm màu vàng to hơn, nấm màu tím nhỏ hơn)

– Củ cà rốt to và nhỏ

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

  1. Hoạt động mở đầu:

* Ổn định:

– Cho trẻ hát bài “ trời nắng, trời mưa”

– Trong bài hát nói về con vật gì?

  1. Hoạt động nhận thức:

* Trẻ nhận biết biểu tượng to hơn – nhỏ hơn

– Cô có câu chuyện kể về chú thỏ con đáng yêu và ngoan ngoãn, các con lắng nghe cô kể câu chuyện nhé!

Cô kể chuyện: “Ở một nhà kia có thỏ mẹ, thỏ em và thỏ anh. Bố đi làm xa, cậu nào cũng muốn tỏ ra là thương mẹ và đáng khen nhiều hơn. Chủ nhật được nghĩ học nên hai anh em thỏ xin phép mẹ đi lên rừng hái nấm, mẹ đồng ý và căn dặn các con đi nhớ phải cẩn thận nhé”.

– Trong câu chuyện cô vừa kể có bao nhiêu chú thỏ con?

– Cô cho trẻ xem hình ảnh 2 chú thỏ con ( Thỏ xám và thỏ hồng)

– Đâu là thỏ anh? Đâu là thỏ em? Tại sao con biết?

+ Cho trẻ nhắc lại: Thỏ anh cao hơn; Thỏ em thấp hơn

* Dạy trẻ nhận biết, so sánh kích thước 2 đối tượng: To hơn – nhỏ hơn:

– Thỏ mẹ đưa cho 2 anh em thỏ 2 cái giỏ để đi hái nấm.

+ Cô cho trẻ xem 2 cái giỏ ( Giỏ màu xanh to, giỏ màu trắng nhỏ)

– Các con có nhận xét gì về hai cái giỏ?

– Cái giỏ nào to hơn? Cái giỏ nào nhỏ hơn?

– Cô đặt giỏ nhỏ vào miệng giỏ to, cho trẻ quan sát và nhận xét.

– Giỏ màu xanh chứa đựng được giỏ màu trắng

+ Cho trẻ đồng thanh: Giỏ màu xanh to hơn, giỏ màu trắng nhỏ hơn

– Cho vài trẻ nhắc lại

– Cô đặt giỏ to vào miệng giỏ nhỏ, cho trẻ quan sát và nhận xét.

– Giỏ màu trắng không chứa đựng được giỏ màu xanh vì giỏ màu xanh to hơn, giỏ màu trắng nhỏ hơn.

– Cho trẻ nhắc lại

– Hai anh em thỏ cầm giỏ vào rừng để hái gì các con?

– Các con xem thỏ đã hái được những bông hoa như thế nào?

– Cho trẻ xem 2 bông hoa (Hoa màu vàng, hoa mùa đỏ)

– Các con có nhận xét gì về 2 bông hoa?

– Hoa nào to hơn? Hoa nào nhỏ hơn?

+ Cô đặt bông hoa màu đỏ chồng lên bông hoa màu vàng, điều gì xảy ra?

+ Các con có nhìn thấy bông hoa màu đỏ không? Vì sao?

– Cô làm ngược lại và cho trẻ nhận xét

– Hoa màu đỏ “to hơn”

– Hoa màu vàng “nhỏ hơn”

– Cho trẻ nhắc lại

* Luyện tập:

– Hai anh em thỏ còn hái được rất nhiều nấm về cho mẹ và còn tặng nấm cho các bạn nhỏ lớp mình nữa đấy!

– Các con chọn rổ nấm mình thích đi nào!

– Trong rổ các con có mấy cây nấm? Nấm màu nào to hơn? Nấm màu nào nhỏ hơn?

– Hãy đặt nấm màu vàng xuống trước, đặt nấm màu tím chồng lên, có nhìn thấy nấm màu vàng không? Tại sao? (Cho trẻ làm ngược lại và hỏi tại sao)

– Trẻ đồng thanh: Nấm màu vàng hơn, nấm màu trắng nhỏ hơn.

– Cho trẻ bỏ nấm vào rổ

* Trò chơi: “Đội nào to hơn”

– Thỏ thích ăn gì các con?

– Các bạn thỏ đã tốt bụng tặng nấm cho các con, hôm nay chúng mình cũng sẽ tặng hai anh em thỏ thật nhiều củ cà rốt tươi ngon nhé!

– Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội, trên bảng cô đã chuẩn bị củ cà rốt to và cà rốt nhỏ, các con đi theo đường hẹp lên chọn củ cà rốt to bỏ vao rổ to, cà rốt nhỏ bỏ vào rổ nhõ để tặng cho 2 anh em bạn thỏ. Đội nào chọn đúng và nhiều thì đội đó chiến thắng

Giáo dục: Các bạn thỏ rất dễ thương và tốt bụng, vì vậy các con phải yêu quý các bạn thỏ và học tập bạn thỏ luôn ngoan ngoãn, vâng lời mẹ nhé!

Chủ đề