Giáo án bài nhân hóa lớp 6 violet năm 2024

- Các từ ngữ: xôn xang, vui lòng, hối hả gợi tâm trạng náo nức, tươi vui của con người trong công việc lao động.

- Niềm vui trong lòng người khởi nguồn từ sức xuân bung tỏa.

- Hình ảnh hoa mận: dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng và quen thuộc của Tây Bắc.

- Không gian gia đình ấm áp:

+ Mẹ chuẩn bị lá, gạo

+ Cha chuẩn bị căng nỏ

+ Người già làm đu

\=> Gia đình đầy đủ mẹ cha và người già, mỗi người một công việc, hối hả, bộn bề.

- Nghệ thuật: Điệp từ “giục” mang màu sắc nhân hóa nhấn mạnh và gợi không khí náo nức, rộn ràng trong lao động

à Sự gần gũi, thân thiết, gắn bó giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.

  1. Khổ 3: Mùa hoa mận với những cảm xúc của người đi xa quê.

- Hình ảnh “Cành mận bung trắng muốt” tiếp tục tô đậm cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

- Hình ảnh: nhà ủ nếp hương, lửa hồng trong bếp

- Nghệ thuật nhân hóa: nhà “ủ” và lửa hồng “nở hoa”

à Không gian gần gũi, ấm áp mang đậm hương vị Tây Bắc

- Nỗi nhớ của người đi xa: luôn nhớ da diết về quê hương

Cho người đi xa nhớ lối trở về…

à Hoa mận như dẫn lối họ trở về với quê hương

- Dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu ba chấm: thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê.

- “Lối trở về”: con đường trở về quê hương, nơi người con luôn hướng về.

\=> Điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt”: thúc giục, báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần.

- Tâm trạng con người: sự bồi hồi, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Câu hỏi: Em hãy tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

- Bài thơ tái hiện bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy sắc hương và khung cảnh sinh hoạt nơi núi rừng. Qua đó thể hiện tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà.

  1. Nghệ thuật

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ.

- Hình ảnh giản dị, gần gũi, thân thuộc.

- Ngòi bút miêu tả tinh tế, tài hoa.

- Bài thơ mang âm hưởng vừa yêu đời, vừa nhẹ nhàng lại vừa trầm lắng, tha thiết.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Câu hỏi: trắc nghiệm

  1. Ai là tác giả của bài thơ Mùa hoa mận?
  2. Đặng Thùy Liên
  3. Chu Thùy Liên
  4. Đặng Thùy Trâm
  5. Hải Vũ
  6. Bài thơ Mùa hoa mận viết về vùng đất nào ở nước ta?
  7. Tây Nguyên
  8. Việt Bắc
  9. Đông Bắc
  10. Tây Bắc
  11. 3. Loại hoa nào được nhắc đến trong bài thơ? Mận
  12. Đào
  13. Sen
  14. Mai
  15. Điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ?
  16. 2 lần C. 4 lần
  17. 3 lần D. 5 lần
  18. Ý nào sau đây nói đầy đủ ý nghĩa của điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt”
  19. Báo hiệu mùa xuân
  20. Gợi nỗi nhớ mùa xuân
  21. báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần và nhắc nhở mỗi người nhớ về quê hương.
  22. Gợi niềm vui mùa xuân đến

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Giáo án bồi dưỡng hsg văn 6 KẾT NỐI TRI THỨC CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án bồi dưỡng hsg văn 6, giáo án bồi dưỡng hsg ngữ văn 6 violet...về ở dưới.

Đề 1:

ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

SÔNG HƯƠNG​

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

(Theo:Đất nước ngàn năm)

Câu 1.Sông Hương đã được miêu tả ở những thời điểm nào? Tác dụng của việc lựa chọn đó?

Câu 2. Gọi tên cho các cụm từ sau: một bức tranh phong cảnh, trở nên trong lành, những tiếng ồn ào, ửng hồng cả phố phường.

Câu 3. Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn được in đậm trong phần trích thuộc kiểu câu gì?

Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong phần trích và cho biết tác dụng của một biện pháp tu từ đó.

II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1(4.0 điểm)

Ttrong bài thơ viết về người lính đảo, một nhà thơ đã từng ca ngợi:

Từ biển đảo khơi xa sóng quanh năm rì rào.. Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la. Vì tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh giữ, Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa. Dưới mặt trời thiêu đốt chói chang Anh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đối mặt

Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên hình dung và tình cảm của em về hình ảnh người lính đảo.

Câu 2 (10.0 điểm)

Trong giấc mơ em gặp nhân vật Mã Lương và được tặng lại cây bút thần nhờ đó em làm được nhiều việc có ích . Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó.

-- HẾT --

HƯỚNG DẪN CHẤM​

Ý​

NỘI DUNG​

ĐIỂM​

I​

ĐỌC – HIỂU

6.0​

Câu​

1​

Thời điểm miêu tả : Mùa hè đến, những đêm trăng sáng.

0.5​

Tác dụng: Gợi tả những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương

0.5​

2​

Học sinh xác định được các cụm từ: (mỗi cụm từ chính xác được 0.5 điểm) - một bức tranh phong cảnh - Cụm danh từ - trở nên trong lành – cụm động từ - những tiếng ồn ào - cụm danh từ - ửng hồng cả phố phường - cụm động từ

2.0 ​

3​

Những đêm trăng sáng, dòng sông // là một đường trăng lung linh dát vàng. TN CN VN

0.5​

-> Câu trần thuật đơn có từ “là”

0.5​

4​

Học sinh chỉ ra được phép tu từ so sánh, nhân hóa và nêu tác dụng của một trong hai phép tu từ trên.

2.0​

* Phép tu từ so sánh: - Trong câu văn: “Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó.”. -> Tác dụng: gợi ra vẻ đẹp phong phú của sông Hương.

- Trong câu văn: “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. -> Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của sông Hương vào những đêm trăng sáng

- Trong câu văn: “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm” -> Tác dụng: khẳng định ý nghĩa của sông Hương trong cuộc sống của thành phố Huế.

* Phép tu từ nhân hóa: - Trong câu văn: “Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.” -> Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp mềm mại, tươi trẻ, dịu dàng, thướt tha... Ngoài ra nếu học sinh phát hiện và nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê, điệp ngữ và nêu tác dụng thích hợp giáo viên vẫn cho điểm.

II​

LÀM VĂN

14 ,0​

Câu 1​

(4.0 điểm)

*Về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn 6-7 câu, biết trình bày và sắp xếp các ý một cách hợp lý, diễn đạt mạch lạc. Không có sai sót lớn về dùng từ, đặt câu...

0.5​

*Về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cáchtrình bày ấn tượng và tình cảm của mình, tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:

3.5​

* Hình ảnh người lính đảo: (miêu tả, biểu cảm) - Tư thế hiên ngang, sừng sững giữa biển khơi lộng gió. - Tinh thần dũng cảm, can trường cầm chắc tay súng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc.

2.5​

* Suy nghĩ, tình cảm của em : kính trọng, biết ơn, tự hào, cảm phục trước hình ảnh của họ. Tự hứa sẽ cố gắng học tập để noi gương các anh.

1.0​

Câu 2​

10,0​

*Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết đúng thể loại văn kể chuyện tưởng tượng kết hợp với miêu tả và biểu cảm, biết trình bày và sắp xếp ý một cách hợp lý. Bố cục bài viết rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Không có sai sót lớn về dùng từ, đặt câu... - Tránh sa vào kể lại câu chuyện

1.0​

Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:

9.0​

  1. Mở bài: Tình huống em được gặp Mã Lương

2.0​

  1. Thân bài:

+ Kể, tả ngoại hình nhân vật.

2.0​

+ Kể diễn biến cuộc trò chuyện: có đối thoại giữa các nhân vật và em, qua đối thoại với nhân vật có thể bày tỏ được những suy nghĩ của mình về những việc liên quan đến tài năng và em được tặng lại bút thần.

4.0​

  1. Kết bài: + Kể những việc làm có ích của em sau khi có bút thần + Những bài học em tâm đắc sau cuộc gặp gỡ và những việc làm có ích của em.

1.0​

Tổng điểm toàn bài:

20,0​

---- Hết ---​

Đề 2:

  1. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    “Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”

    ( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)

    Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

    Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

    Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

    Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.

    II. Tập làm văn ( 14 điểm)

    Câu 1.(4 điểm)

    Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ sau:

    “ Cháu nằm trên lúa

    Tay nắm chặt bông

    Lúa thơm mùi sữa

    Hồn bay giữa đồng…

    Lượm ơi, còn không?”

    ( Trích “Lượm” - Tố Hữu)

    Câu 2. (10 điểm)

    Chúng ta đang bước vào cuộc sống với công nghệ máy móc tự động hóa cao. Một trong những điển hình tiêu biểu của khoa học công nghệ là phát minh ra người máy (robot). Từ phòng thí nghiệm cho đến các nhà máy, nhà hàng, bệnh viện,... rất nhiều robot đang hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu:

    “ Cô người máy Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu.”

    “Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới, nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại 2 Bệnh viện lớn là Estend và Liege của nước Bỉ”

    Em hãy tưởng tượng mình được đến nơi làm việc một trong hai người máy đáng yêu này và viết bài văn miêu tả lại hình ảnh của người máy và không khí nơi làm việc của họ?

    - Hết –

HƯỚNG DẪN CHẤM​

CÂU​

NỘI DUNG​

ĐIỂM​

CÂU 1​

PHẦN I: ĐỌC HIỂU​

6.0​

Câu 1: phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: Miêu tả

0.5​

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vào thượng tuần tháng 6.

1.0​

Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân hóa.

0.5​

- Biện pháp so sánh: + Sương trôi như sóng + Những giọt sương lặn non như những hạt đạm ráng đỏ rực. + Lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc + Những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên + Thảo nguyên như một thiếu phụ đang cho con bú…

1.25​

- Biện pháp nhân hóa: + Đất - ngây ngất dưới ánh nắng + Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên + Thảo nguyên - phơi mình lộng lẫy... xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.

0.75​

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: phép so sánh và nhân hóa làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên hiện lên cụ thể đẹp đẽ, lung linh, sống động, có tâm hồn sống ảnh và mang đậm hơi thở ấm áp của con người. * Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.

1.0​

Câu 4: Học sinh lấy chính xác một ví dụ trong văn thơ ( trong hoặc ngoài chương trình) có sử dụng một trong hai biện pháp so sánh nhân hóa. Nếu ví dụ do học sinh tạo sáng tạo viết ra diễn đạt hay có hình ảnh thì giáo viên có thể linh động cho nửa số điểm.

1.0​

PHẦN II: LÀM VĂN​

14.0​

CÂU 1

CẢM THỤ VĂN HỌC​

4.0​

  1. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt và trình bày tốt.

0.5​

  1. Yêu cầu kiến thức: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trong cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu được đoạn thơ trích trong tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu

0.5​

- Đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm lúc hi sinh, hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn.

0.5​

- Sự ra đi nhẹ nhàng thanh thản. Lượm như một thiên thần đang nằm ngủ.

0.5​

- “Lúa thơm mùi sữa” quê hương như ôm ấp, ấp ru giấc ngủ dài cho lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh dũng đã hóa thân vào quê hương đất nước.

0.75​

- Câu thơ “Lượm ơi còn không? ” được tách thành một khổ thơ riêng có hình thức là một câu hỏi tu từ -> diễn tả nỗi xót đau trước cái chết của Lượm, như không muốn tin rằng đó là sự thật.

0.75​

- Đoạn thơ ca ngợi sự hi sinh cao đẹp và trở thành bất tử của Lượm; bộc lộ niềm xót thương sâu sắc của tác giả.

0.5​

CÂU 2

10.0​

  1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - Hình thức: viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh. - Lời văn trong sáng, lựa chọn điểm nhìn hợp lý, thể hiện được khả năng nhưng năng lực hình dung, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả thể hiện sáng tạo, trong cách dùng từ.

1.0​

  1. Yêu cầu kiến thức:

9.0​

1. Mở bài: giới thiệu chung về người máy và hoàn cảnh mình được gặp một trong hai người máy.

1.0​

2. Thân bài:

7.0​

- Lý do em được đến nơi làm việc của một trong hai người máy.

0.5​

- Tả không gian nơi làm việc của người máy: nơi cửa hàng ( nếu viết về cô người máy Chihira Aicô hoặc nơi đón tiếp bệnh nhân Bệnh viện ( nếu viết về robot pepper) + Tên cửa hàng bách hóa/ bệnh viện + Miêu tả không gian, không khí nơi làm việc.

1.0​

- Tả khái quát về người máy: Học sinh giới thiệu khái quát về người máy cái theo sự hiểu biết của mình, có thể theo hướng sau: + Người máy robot: là sản phẩm khoa học công nghệ của ngành công nghiệp tự động hóa. + Người máy được mô phỏng có hình dáng giống với con người, có thể hiểu và nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sau làm được nhiều công việc như con người khi chẳng hạn như bán hàng, đón tiếp bệnh nhân... có người máy còn được công nhận quyền công dân.

1.0​

  • Tả chi tiết: - Hình dáng, hành động, cách người máy giao tiếp với mọi người khi làm việc: cụ thể: + Chiều cao, khuôn mặt, tóc, cách ăn mặc,... + Hành động, cử chỉ cách giao tiếp Nếu tả Chihira Aicô: tự di chuyển, luôn niềm nở, tươi cười chào khách hàng… Nếu tả Pepper: cử chỉ còn gượng gạo chưa tự nhiên, bước đi chưa dứt khoát nhưng có thể nhận biết được giọng nói con người, khi tiếp đón bệnh nhân là trẻ em và người già…. đặc biệt người máy Chihira Aicô / Pepper luôn hiểu được và hướng dẫn tận tình khách hàng/ bệnh nhân. Cô người máy Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân Mitsukoshi, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu. Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu tròn. Mặc dù phát âm vẫn còn đôi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới nữ giới và trẻ nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại Bệnh viện.

2.5​

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

Chủ đề