Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Chiều cao và cân nặng chính là 2 chỉ số song hành để đánh giá được sự phát triển về thể chất và chiều cao ở trẻ. Ở mỗi thời kỳ sẽ có mức độ tăng trưởng chiều cao khác nhau. Chính vì vậy việc xác định đâu là giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ sẽ giúp các em phát triển được chiều cao một cách tối đa.

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái
Những giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ mẹ cần phải biết

Có hai giai đoạn vàng giúp chiều cao trẻ tăng vọt. Cụ thể đó là:

1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất và đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Trong năm đầu tiên trẻ có thể tăng từ 25 cm, và 2 năm tiếp theo tăng 10cm mỗi năm.1000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là thời điểm mà tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng của trẻ sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và cân nặng cuối năm thứ nhất sẽ gấp 3 lần cân nặng sơ sinh. Theo nghiên cứu giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 5 tuổi. Đây cũng là giai đoạn chuyển sang chế độ ăn dặm nên rất có thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ cả về chiều cao và trí tuệ.

Sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm và chỉ tăng khoảng 6.2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ thì nó sẽ là tiền đề để trẻ phát triển trong độ tuổi dậy thì.

Block ""banner-vipteen"" not found"} data-sheets-userformat={"2":513,"3":{"1":0},"12":0} score=0>

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Tuổi dậy thì được tính từ 10 – 15 tuổi, đây là giai đoạn đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc cả về cơ bắp cũng như khung xương và chức năng sinh dục. Tốc độ phát triển và tăng trưởng chiều cao nhanh, có thể tăng từ 10cm mỗi năm ở bé gái giai đoạn 10 tuổi và tăng dần cho đến khi đạt được 15cm mỗi năm ở độ tuổi 12. Đối với bé trai, tốc độ tăng trưởng là 10cm mỗi năm khi 12 tuổi và đạt tối đa đến 15cm mỗi năm cho đến khi 14 tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần khi 15 tuổi ở bé gái và 17 tuổi ở bé trai.

Giai đoạn tuổi dậy thì quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương và khối lượng xương, mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ khi trẻ 8 tuổi cho đến giai đoạn vị thành niên. Sự tăng trưởng và phát triển chiều cao có liên quan đến sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng. Do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp là rất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi này.

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để con phát triển chiều cao nhanh chóng trong giai đoạn vàng

Dinh dưỡng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, chiếm tới 32% sự tăng trưởng chiều cao của một người bình thường. Do đó, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ giúp con tăng chiều cao tốt nhất. Cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu canxi, photpho, magie, vitamin D3… bởi đây là những dưỡng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp của trẻ.

Thói quen rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày sẽ giúp trẻ tăng chiều cao rõ rệt. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp với sở thích và khả năng của con trong giai đoạn phát triển chiều cao như bơi lội, bóng rổ, đạp xe, hay nhảy dây… Đây là những bộ môn tốt cho sự phát triển cơ và xương của trẻ.

Theo các nghiên cứu, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng kích thích sự phát triển chiều cao là vào ban đêm. Vì vậy, bố mẹ nên rèn cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, lời khuyên tốt nhất là ngủ trước 10h tối, và tối thiểu phải ngủ đủ 8h/ngày. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi để tiết ra nhiều hormone tăng trưởng hơn, vừa giúp trẻ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tái tạo năng lượng cho một ngày mới.

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái
Chú ý sức khỏe tâm thần của con tránh ảnh hưởng đến chiều cao trong giai đoạn phát triển

Nhiều người lầm tưởng rằng trẻ nhỏ sẽ không biết căng thẳng, lo lắng… nhưng trên thực tế, trạng thái này vẫn xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc căng thẳng kéo dài ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng xấu đến hoạt động lưu thông máu, gây rối loạn hormone tuyến giáp và làm chậm quá trình tăng chiều cao. Do đó, bố mẹ cần tạo cho trẻ tinh thần thoải mái vui vẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao của con.

Block ""banner-vipteen"" not found"} data-sheets-userformat={"2":513,"3":{"1":0},"12":0} score=0>

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ kích thích tăng trưởng chiều cao là hoàn toàn cần thiết, được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn bổ sung cho con. Tuy vậy, không phải sản phẩm nào cũng phát huy được tác dụng như mong đợi. Với thị trường đa dạng các loại thực phẩm như ngày nay, bố mẹ nên tìm hiểu sản phẩm thật kỹ trước khi mua.

Một sản phẩm kích thích phát triển chiều cao cho trẻ được đánh giá tốt và hiệu quả cao cần có chứa 3 thành phần đứng đầu bảng như: Canxi nano, vitamin D3, MK7… cùng các chất thiết yếu như: Kẽm nano, Magie, DHA… được tính toán liều lượng phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ. Đây là những vi chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, thể lực và trí lực của trẻ. Giúp kích thích hệ thống xương và răng phát triển, nhờ đó hỗ trợ giúp phát triển chiều cao và hạn chế nguy cơ còi xương, thấp còi.

Những chia sẻ trên đây đã giải thích cho câu hỏi “đâu là giai đoạn vàng phát triển chiều cao cho trẻ?”. Việc nắm rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cũng như các lưu ý cần thiết trong mỗi thời điểm quan trọng sẽ giúp bố mẹ có cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. Từ đó, giúp con có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Bài viết liên quan:

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Trẻ có những giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhất định trong cuộc đời

Trong cuộc sống hiện đại, chiều cao trở thành lợi thế đặc biệt giúp bạn đạt được nhiều thành công. Vì vậy, nhu cầu tăng chiều cao ngày càng được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ chỉ có thể phát triển trong một thời gian nhất định.

#1 Độ tuổi phát triển chiều cao của nam & nữ

Chiều cao của trẻ liên tục tăng trưởng từ khi chào đời đến khi hết tuổi dậy thì. Tuổi phát triển chiều cao ở nam và nữ có sự khác biệt và tốc độ phát triển sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn của cuộc đời. Theo bách khoa mở Wikipedia tiếng Việt tuổi phát triển chiều cao của nam sẽ kéo dài từ lúc ở trong bụng mẹ đến năm 25 tuổi, và ở nữ tuổi phát triển chiều cao sẽ kéo dài từ lúc mang thai đến năm 22 tuổi.

Theo đó các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ như sau:

Bào thai

Thai nhi bắt đầu hình thành tay, chân và cột sống từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Đến tháng thứ 4, khung xương dần phát triển nhanh, nếu mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng thì trẻ sinh ra sẽ có khung xương chắc khỏe. Mẹ bầu áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tâm lý thoải mái thì trẻ chào đời có thể cao đến 50cm - điều kiện tốt để tăng trưởng và đạt chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.

Từ 0 - 3 tuổi

3 năm đầu đời là một trong 3 giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất. Trẻ được chăm sóc tốt có thể cao thêm 25cm ở năm đầu tiên, và 10cm/năm ở 2 năm tiếp theo. Tổng kết quả cải thiện chiều cao sau 3 năm tối đa là 45cm. 

Giai đoạn này cha mẹ cần chú trọng đầu tư dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng chất. Chú ý thêm các loại thực phẩm giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch để phát triển toàn diện. Một số bài tập vận động nhẹ nhàng cũng có thể áp dụng trong độ tuổi này để rèn luyện xương khớp, thúc đẩy tăng trưởng.

Từ 3 - 13 tuổi

Đây là giai đoạn phát triển ổn định cả về chiều cao lẫn cân nặng của trẻ. Tốc độ tăng chiều cao bình thường khoảng 5 - 7cm/năm. Trẻ cần được đầu tư cả về dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi… để chuẩn bị cho độ tuổi dậy thì sau đó. Cuối giai đoạn này cũng là tiền dậy thì ở một số trẻ - thời điểm quan trọng để chăm sóc sức khỏe nếu muốn có thể trạng tốt khi trưởng thành.

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Ở giai đoạn tiền dậy thì, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận

Độ tuổi dậy thì

Đây là độ tuổi phát triển chiều cao vượt bậc. Dậy thì là giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao, đồng thời cũng là thời điểm tăng trưởng cuối cùng. Dậy thì ở nữ diễn ra vào khoảng 10 - 16 tuổi, ở nam xảy ra chậm hơn vào 12 - 18 tuổi. Chiều cao tăng lên ở giai đoạn dậy thì quyết định phần lớn chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Tuổi dậy thì là thời điểm có nhiều thay đổi đáng kể đối với cả trẻ em trai và gái. Những thay đổi do nội tiết tố cùng với sự thúc đẩy tăng trưởng giúp trẻ sớm trở thành thanh thiếu niên trưởng thành về thể chất. Ở thời điểm cực đỉnh, trẻ có thể cao thêm 8 - 12cm/năm. 

Điều quan trọng ở giai đoạn này là trẻ phải có thói quen ăn uống lành mạnh cùng một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đồng thời, việc áp dụng một số hoạt động thể chất hằng ngày sẽ đảm bảo tăng trưởng liên tục, bền vững.

Tham khảo các cách tăng chiều cao trong độ tuổi này tại các bài viết:

#7++ Cách tăng chiều cao nhanh ở tuổi 14 cho nam và nữ

#7 Cách tăng chiều cao ở tuổi 15 cho nam và nữ tại nhà.

#6++ Cách tăng chiều cao nhanh nhất ở tuổi 16 tại nhà

#10 cách tăng chiều cao ở tuổi 17 nhanh chóng [2021]

#7 Sự Thật Về Tăng Chiều Cao Ở Tuổi 18 ✅✅✅

Sau dậy thì

Sau khi kết thúc dậy thì, trên thực tế trẻ vẫn có thể tăng chiều cao, dù mức tăng rất chậm. Điều kiện phát triển ở giai đoạn này là sụn tăng trưởng còn mở/hoạt động bởi một khi phần sụn này đóng lại đồng nghĩa xương cốt hóa, chiều cao ngừng tăng.

Ngoài ra, tốc độ phát triển còn chịu ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt hằng ngày như chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao để có cơ hội cao hết tiềm năng.

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Trẻ quá tuổi dậy thì chỉ có thể cao lên nếu sụn tăng trưởng còn mở

Tham khảo danh sách các cách tăng chiều cao ở giai đoạn này tại: Phương pháp tăng chiều cao đến 40 tuổi nên biết !!!

#2 Chiều cao cân nặng theo độ tuổi 2021

Trước khi theo dõi bảng chiều cao và cân nặng theo độ tuổi năm 2021 được tham khảo từ https://www.cdc.gov/, bạn cần lưu ý:

  • Kết quả ở bảng mang tính tương đối, có thể chênh lệch tùy vào khu vực sinh sống, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày.

  • Tốc độ tăng trưởng có thể nhanh, chậm tùy vào giai đoạn và độ tuổi, cần chú ý để có mức phát triển tốt nhất.

  • Nếu trẻ không đạt đúng khoảng chiều cao, cân nặng trung bình, cần có phương pháp cải thiện kịp thời.

Từ 12 tháng đến 23 tháng

THÁNG

NỮ

NAM

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

12 tháng

74,1 cm

9,2 kg

75,7 cm

9,6 kg

13 tháng

75,1 cm

9,5 kg

76,9 cm

9,9 kg

14 tháng

76,4 cm

9,7 kg

77,9 cm

10,1 kg

15 tháng

77,7 cm

9,9 kg

79,2 cm

10,3 kg

16 tháng

78,4 cm

10,2 kg

80,2 cm

10,5 kg

17 tháng

79,7 cm

10,4 kg

81,2 cm

10,7 kg

18 tháng

80,7 cm

10,6 kg

82,2 cm

10,9 kg

19 tháng

81,7 cm

10,8 kg

83,3cm

11,2 kg

20 tháng

82,8 cm

11 kg

84 cm

11,3 kg

21 tháng

83,5 cm

11,3 kg

85 cm

11,5 kg

22 tháng

84,8 cm

11,5 kg

86,1 cm

11,7 kg

23 tháng

85,1 cm

11,7 kg

86,8 cm

11,9 kg

Bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi (tham khảo WHO)

Từ 2 tuổi đến 12 tuổi

TUỔI

NỮ

NAM

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

2 tuổi

85,5 cm

12 kg

86,8 cm

12,5 kg

3 tuổi

94 cm

14,2 kg

95,2 cm

14 kg

4 tuổi

100,3 cm

15,4 kg

102,3 cm

16,3 kg

5 tuổi

107,9 cm

17,9 kg

109,2 cm

18,4 kg

6 tuổi

115,5 cm

19,9 kg

115,5 cm

20,6 kg

7 tuổi

121,1 cm

22,4 kg

121,9 cm

22,9 kg

8 tuổi

128,2 cm

25,8 kg

128 cm

25,6 kg

9 tuổi

133,3 cm

28,1 kg

133,3 cm

28,6 kg

10 tuổi

138,4 cm

31,9 kg

138,4 cm

32 kg

11 tuổi

144 cm

36,9 kg

143,5 cm

35,6 kg

12 tuổi

149,8 cm

41,5 kg

149,1 cm

39,9 kg

Bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ từ 2 tháng đến 12 tuổi (tham khảo WHO)

Từ 13 tuổi đến 20 tuổi

TUỔI

NỮ

NAM

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

13 tuổi

156,7 cm

45,8 kg

156,2 cm

45,3 kg

14 tuổi

158,7 cm

47,6 kg

163,8 cm

50,8 kg

15 tuổi

159,7 cm

52,1 kg

170,1 cm

56 kg

16 tuổi

162,5 cm

53,5 kg

173,4 cm

60,8 kg

17 tuổi

162,5 cm

54,4 kg

175,2 cm

64,4 kg

18 tuổi

163 cm

56,7,8 kg

175,7 cm

66,9 kg

19 tuổi

163 cm

57,1 kg

176,5 cm

28,9 kg

20 tuổi

163,3 cm

58 kg

177 cm

70,3 kg

Bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ từ 13 tháng đến 20 tuổi (tham khảo WHO)

#3 Bao nhiêu tuổi hết tăng chiều cao

  • Mặc dù chiều cao tăng trưởng không ngừng từ khi sơ sinh đến những năm tháng thơ ấu và cả dậy thì, tuy nhiên, chiều cao cũng có thời điểm ngừng tăng hẳn. Sau thời điểm này, mọi phương pháp cải thiện tự nhiên đều không mang lại tác dụng tích cực.
  • Trẻ có thể cao lên là do sự phát triển ở sụn tăng trưởng (hay còn gọi là sụn tiếp hợp) nằm ở các đầu xương. Các dưỡng chất khi bổ sung vào cơ thể sẽ bồi đắp một phần vào vị trí này, giúp xương dài ra. Khi phần sụn này đóng/ngừng hoạt động, xương sẽ cốt hóa, đồng nghĩa với sự kết thúc của quá trình tăng chiều cao.
  • Thông thường, độ tuổi ngừng phát triển chiều cao nằm ở khoảng 18 - 20. Thời điểm này có thể khác nhau tùy vào thể trạng từng người, lối sống, môi trường sống mà người này áp dụng. Đối với nam giới dậy thì muộn, khả năng tăng trưởng đôi khi có thể kéo dài tới tuổi 22, tuy nhiên mức tăng rất chậm.

Con gái bao nhiêu tuổi thì hết cao?

Các bé gái phát triển với tốc độ nhanh chóng trong suốt thời thơ ấu và tiền dậy thì. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng lại tăng đột ngột. Các bé gái thường ngừng phát triển và đạt đến chiều cao trưởng thành vào năm 18 - 20 tuổi, hoặc một vài năm sau khi kinh nguyệt bắt đầu.

Con trai bao nhiêu tuổi thì hết cao?

Nam giới có xu hướng phát triển chiều cao nhanh nhất trong độ tuổi từ 12 đến 15. Sự phát triển vượt bậc của nam trung bình muộn hơn nữ khoảng 2 năm. Đến 20 tuổi, hầu hết các nam giới đã hết tăng chiều cao, nhưng cơ bắp sẽ tiếp tục phát triển.

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

18 - 20 tuổi là thời điểm ngừng phát triển chiều cao 

#4 Tăng chiều cao khi quá tuổi được không ?

Sau 20 tuổi, con người dường như không thể cao thêm nữa, các phương pháp bổ sung tự nhiên không mang lại kết quả. Nếu bạn muốn có chiều cao như mong muốn, chỉ còn duy nhất 2 cách sau:

Trang phục

Phối hợp trang phục hợp lý giúp bạn “ăn gian” chiều cao cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn đã tới tuổi trưởng thành nhưng chỉ sở hữu chiều cao “khiêm tốn”, hãy lưu lại mẹo lựa chọn trang phục dưới đây nhé.

  • Trang phục sọc dọc: Họa tiết sọc dọc làm cho người đối diện nhìn bạn theo chiều dọc nhiều hơn, tạo cảm giác chiều cao tốt hơn. Bạn cần kết hợp khéo léo, lưu ý không diện “nguyên cây” đồ sọc dọc sẽ phản tác dụng.
  • Trang phục đơn sắc: Những chiếc áo, váy hoặc quần một màu, màu sắc nhã nhặn, không quá nổi sẽ giúp bạn trông thon gọn hơn.
  • Quần/Váy cạp cao: Loại quần/váy này tạo sự phân chia cơ thể phù hợp sao cho phần thân ngắn hơn, đôi chân dài ra. Quần và váy cạp cao cũng mang lại sự trẻ trung, năng động, phù hợp với mọi đối tượng.
  • Áo croptop: Cũng tương tự như tác dụng của quần/váy cạp cao, áo croptop giúp phần thân trên ngắn hơn, khéo khoe đôi chân dài. Bạn lưu ý chọn chân váy hoặc quần đi kèm sao cho phù hợp để giữ được thuần phong mỹ tục.
  • Áo/váy cổ chữ V: Dạng cổ này giúp thân hình trở nên thon gọn hơn, tạo cảm giác cao ráo hơn cho người mặc. Chiều dài phần khoét cổ hợp lý nhất là cách cằm 3cm. 
  • Giày cao gót: Đối với nữ giới có chiều cao “khiêm tốn”, giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu. Độ cao của gót sẽ quyết định mức cải thiện chiều cao của bạn. Hãy lựa chọn một đôi giày cao gót phù hợp với chiều cao hiện tại, loại trang phục kết hợp.
  • Phụ kiện đi kèm: Túi xách, thắt lưng… là những phụ kiện hỗ trợ “hack” chiều cao cực kỳ hiệu quả. Bạn lưu ý túi xách cần có tỷ lệ hợp lý với chiều cao hiện tại và loại trang phục đang mặc. Thắt lưng chọn bản nhỏ, màu tối, đơn giản, không quá cầu kỳ…

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Phối hợp trang phục khéo léo cũng giúp bạn cao hơn trong mắt người đối diện

Phẫu thuật

Một phương pháp cải thiện chiều cao khi đã quá tuổi tăng trưởng chính là phẫu thuật kéo dài chân. Trước đây, loại phẫu thuật này được chỉ định cho những người bị chấn thương, người bị tật ở chân, đặc biệt là chân vòng kiềng, chân thấp chân cao mức độ nặng. Phẫu thuật không quá phức tạp nhưng đòi hỏi nhiều thời gian phục hồi, sức chịu đựng và tính kiên nhẫn cao, cũng như một khoản chi phí không nhỏ. Ở dạng phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương rồi dùng đinh cố định và kéo dài xương từ từ theo thời gian. 

Phẫu thuật kéo dài chân được chỉ định cho đối tượng từ 20 - 30 tuổi, bởi đây là những người có bộ xương phát triển hoàn chỉnh và chưa đến giai đoạn lão hóa. Tuy nhiên, kéo dài chân vẫn được xem là loại phẫu thuật nguy hiểm. Do đó, trước khi quyết định thực hiện, bạn cần lưu ý:

  • Kéo dài phần xương đồng nghĩa với việc kéo giãn gân, cơ, da, mạch máu.
  • Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ liên tục tiêm vào cơ thể các loại thuốc như giảm đau, chống phù nề, chống viêm nhiễm, các loại kháng sinh bổ trợ…
  • Bạn phải nằm bất động trên giường trong một thời gian, sau đó tiếp tục vật lý trị liệu để có thể vận động bình thường. Tổng thời gian hồi phục kéo dài vài tháng, có người mất 1 năm để hồi phục hoàn toàn.
  • Việc tiêm/uống thuốc giảm đau trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
  • Nếu không tuân thủ kỹ lưỡng các quy định về y tế, rất có khả năng bị biến chứng như biến dạng khớp, trật khớp, nhiễm trùng vết cắm đinh, tê liệt bàn chân, lệch trục, dị ứng thuốc…
  • Sự biến chứng có thể không lớn nhưng ảnh hưởng tiêu cực trong một thời gian dài.
  • Cần hạn chế vận động mạnh trong thời gian hồi phục, sau đó bạn có thể hoạt động bình thường, tuy nhiên thực tế là xương khớp đã yếu đi.
  • Mức tăng tối đa là 16,5cm, được thực hiện ở 2 vị trí cẳng chân và đùi. 8 - 8,5cm là mức tăng tối đa nếu chỉ thực hiện ở 1 vị trí. Tùy vào thể trạng hiện tại mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về khả năng cải thiện của bạn.

Giai đoạn phát triển chiều cao của con gái

Phẫu thuật kéo dài chân giúp tăng chiều cao nhưng để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe

Quá trình tăng trưởng chiều cao diễn ra từ khi trẻ chào đời đến 18 - 20 tuổi. Nắm được độ tuổi ngừng phát triển chiều cao của trẻ, phụ huynh sẽ có cách chăm sóc chính xác, đúng thời điểm để con cao hết tiềm năng. Mẹ chú ý vấn đề dinh dưỡng, duy trì thói quen vận động và ngủ nghỉ khoa học, có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, đặc biệt trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì để con sớm đạt chiều cao lý tưởng.