Giun kim chui vào bộ phận sinh dục bé gái

"Loại giun này thường hay đẻ trứng vào cuối giờ chiều (16-19h), nên nhiều trẻ nhỏ thường hay kêu bị ngứa phần phụ vào thời điểm đó", bác sĩ Thọ cho hay.

Mối nguy hiểm khi ăn ngủ cùng chó, mèo Nuôi thú cưng là thói quen từ lâu của giới trẻ. Tuy nhiên, hành động ăn ngủ chung cùng chúng có thể khiến con người mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Hai tháng gần đây, bé Nguyễn Quỳnh Anh (26 tháng tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) liên tục kêu đau và ngứa vùng kín (âm đạo). Điều này khiến gia đình rất lo lắng. Thậm chí, chị Nguyễn Thị Thảo (29 tuổi, mẹ bé Quỳnh Anh) còn nghĩ tới việc con mình bị xâm hại tình dục.

Sau đó, gia đình đã đưa bé gái này đến phòng khám phụ khoa gần nhà thăm khám. Kết quả kiểm tra cho thấy bé hoàn toàn bình thường, không viêm nhiễm.

Kết quả khám chuyên sâu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng không phát hiện điều bất thường. Trong khi đó, bé Quỳnh Anh vẫn liên tục kêu ngứa và khó chịu.

Một lần, được một đồng nghiệp khuyên đưa con đi khám ký sinh trùng, chị Thảo quyết định đưa con gái đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương làm xét nghiệm. Kết quả cho thấy bé bị nhiễm giun kim.

Sau khi được các bác sĩ hướng dẫn gia đình cách phát hiện và phòng bệnh, bé gái này đã không còn kêu ngứa ngáy, khó chịu và sinh hoạt trở lại bình thường.

Giun kim chui vào bộ phận sinh dục bé gái
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành. Ảnh: Hà Quyên.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) cho biết những trường hợp như bệnh nhi này không hiếm gặp.

“Giun kim ký sinh và hoạt động trong cơ thể người khá đặc biệt. Loại giun này thường hay đẻ trứng vào cuối giờ chiều (18-19h), nên nhiều trẻ nhỏ thường hay kêu bị ngứa phần phụ vào thời điểm đó", bác sĩ Thọ cho hay.

Đặc biệt, ở các bé gái, giun kim thường bò ra âm đạo đẻ trứng gây khó chịu. Tuy nhiên, vì quá lo lắng, nhiều gia đình khi thấy trẻ kêu ngứa ngáy, khó chịu lại nghĩ đến viêm nhiễm phụ khoa mà bỏ qua bệnh về ký sinh trùng.

Do đó, chuyên gia này khuyến cáo khi thấy trẻ đặc biệt là trẻ đang độ tuổi đến trường kêu ngứa phần phụ vào buổi tối, cha mẹ có thể dùng đèn soi (khoảng 19h) xem có giun kim bò ra đẻ trứng hay không.

Khi phát hiện có giun kim, phụ huynh nên tẩy giun cho trẻ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để phòng bệnh phụ huynh nên vệ sinh sạch sẽ phần phụ cho trẻ hàng ngày.


Theo lời mẹ bé Trang, gần đây, con gái chị có nhiều biểu hiện lạ: bé thường xuyên đưa tay gãi ở chỗ kín, đêm ngủ hay trằn trọc. Khi giặt đồ cho con, chị phát hiện thấy có nhiều dịch vàng đục dính ở quần lót của bé.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Trang được các bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, dị dạng bộ phận tiết niệu sinh dục. Khi soi phân của trẻ, các bác sĩ nhận thấy có nhiều trứng giun.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thu Hiền, khoa Điều trị tự Nguyện A, bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm nhiều lần do vệ sinh kém.

Ở một số trẻ gái mắc giun kim, giun có thể mang theo phân từ hậu môn chui vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ - âm đạo. “Tại phòng khám, tình trạng trẻ gái mắc bệnh viêm âm hộ - âm đạo do giun kim không phải là hiếm gặp. Nhiều bà mẹ biết con mắc giun nhưng tẩy giun cho trẻ không đúng cách, không đủ liều nên trẻ hay bị tái nhiễm. Các mẹ này chỉ đưa con đi khám khi bé đã có nhiều biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng như: âm hộ đỏ, đau, có mùi hôi, dịch tiết âm đạo bất thường, trẻ đau khi đi tiểu…”, tiến sĩ Hiền cho biết.

Giun kim chui vào bộ phận sinh dục bé gái

Nghịch đất, cát bẩn thường khiến trẻ dễ nhiễm giun kim. Ảnh minh họa: M.T.

Giun kim là một loại giun nhỏ, sống chủ yếu ở đường tiêu hóa. Giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng và vì vậy, mỗi lần đẻ trứng thì sẽ kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, sưng tấy làm cho trẻ rất khó chịu. Loại giun này sinh sôi rất nhanh, chỉ sau vài giờ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì ấu trùng của giun kim cũng được hình thành tại các nếp nhăn của hậu môn. Vì vậy, trẻ có giun kim đang đẻ ở hậu môn rất dễ bị nhiễm lại (tái nhiễm), nhất là trẻ nhỏ do dùng tay gãi hậu môn rồi cầm vào đũa, bát, dụng cụ ăn, uống hoặc thức ăn, đồ uống hoặc mút tay.

Tiến sĩ Hiền cho biết, ngoài yếu tố về khí hậu, môi trường sống thì nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ mắc giun kim là do kiến thức thực hành vệ sinh đúng cách của cha mẹ, người chăm sóc còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, tại nhiều nơi, nhất là các vùng nông thôn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em còn cao do trẻ thường xuyên tiếp xúc với đất và bụi bẩn, hay ngồi dưới đất, hay mút tay, ngậm đồ chơi, vật lạ vào miệng. Trẻ ít rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi với chó, mèo trong nhà, cầm nắm đồ ăn khi tay bẩn, không đi giày dép, luôn để chân tiếp xúc trực tiếp với đất. Đó là những nguyên nhân khiến trẻ không chỉ bị nhiễm giun kim mà còn nhiều loại giun khác như giun đũa, giun móc...

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mắc giun kim ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của trẻ vì các bé thường có biểu hiện ngứa ngáy, ngủ không yên giấc, hay nghiến răng và đái dầm.

Tiến sĩ Phạm Thu Hiền khuyến cáo, đề phòng trẻ mắc giun kim, gia đình cần:

- Tẩy giun định kỳ cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em 6 tháng một lần.

- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mỗi khi tay bị bẩn, sau khi chơi đùa xong... Các loại hoa quả phải được rửa sạch trước khi ăn.

- Cắt móng tay thường xuyên, cần mang giày dép khi ra ngoài đất, không ngồi lê trên đất.

- Không đại tiện, không phóng uế bừa bãi. Xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Lê Mai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh giun kim là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhất là ở trẻ em. Giun kim sinh sôi và phát triển tại khu vực hậu môn, thức ăn của chúng là máu của vật chủ. Nhiễm giun kim là bệnh hay gặp nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng tránh bệnh, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh giun kim.

Bệnh giun kim là do nhiễm ký sinh trùng giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis).

Hình thái: Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng chúng có 3 môi, chiều dài giun đực khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm có đuôi dài và nhọn.

Giun kim cái đẻ trứng thải ra ngoài môi trường, trứng giun kim phát triển tốt và nở thành trứng mang ấu trùng và có khả năng lây nhiễm ở nhiệt độ 300C, độ ẩm 70% và oxy sau khoảng 6-8 giờ. Giun kim cái chỉ đẻ trứng vào ban đêm ở nếp nhăn của hậu môn và trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng cử động. Chính vì chúng thường đẻ trứng vào ban đêm và tiết ra một chất gây ngứa nên người mắc giun kim thường xuyên ngứa hậu môn dữ dội vào đêm.

Phương thức lây truyền bệnh giun kim:

  • Qua đường ăn uống: Do dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.
  • Đường truyền nhiễm khác: Trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành, kiểu này hiếm gặp.

Người mắc bệnh giun kim có thể có các triệu chứng như:

  • Ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm là một triệu chứng hay gặp và đặc hiệu của bệnh.
  • Trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn, quan sát ở rìa hậu môn có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn.

Giun kim chui vào bộ phận sinh dục bé gái

Trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn

  • Đi đại tiện thấy ấu trùng giun kim trong phân.
  • Ngoài ra do giun kim sống tại vùng hậu môn nên có thể chui vào âm đạo gây ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
  • Giun kim có thể chui vào ruột thừa, có thể bị bội nhiễm gây viêm ruột thừa.
  • Mắc bệnh kéo dài có thể gây thiếu máu mạn tính: hoa mắt, chóng mặt.

Nguyên tắc điều trị giun kim: Nếu tập thể bị nhiễm thì phải điều trị đồng loạt để tránh tái nhiễm bệnh

Thuốc điều trị giun kim bao gồm:

  • Mebendazole 500mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau 1 tháng.
  • Hoặc dùng albendazole 400mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau một tháng.
  • Chú ý: mebendazole và albendazole chống chỉ định dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người mẫn cảm với Benzimidazole, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương. Thận trọng với các đối tượng suy thận, suy gan.

Các biện pháp dự phòng bệnh theo Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế bao gồm:

  • Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ em.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng.
  • Những đối tượng có nguy cơ cao: tẩy giun định, nhất là cho trẻ em độ tuổi từ 2-12, tẩy giun 2 lần/ năm.

Bệnh giun kim là một bệnh giun sán hay gặp đặc biệt bệnh phổ biến trên đối tượng trẻ em, trẻ em chưa biết cách tự phòng bệnh và phát hiện bệnh nên là nguồn lây nhiễm chủ yếu trong cộng đồng, các bậc phụ huynh phải chú ý chủ động phòng bệnh cho bản thân và con em mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tổng hợp từ nguồn: Bộ Y tế

XEM THÊM: