Giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng

Skip to content

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng) – Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, theo điều số 6 nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2015, thì các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải đầy đủ bao gồm 2 bước đó là chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư.

Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư gồm : Quy trình xin chủ đầu tư; quy trình quy hoạch; quy trình giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng.

  • Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có)
  • Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét
  • Quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; đầu tư xây dựng; thi công xây dựng và kết thúc dự án

  • Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có)
  • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)
  • Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng
  • Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng)
  • Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình
  • Giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành
  • Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quy trình chi tiết các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1. Quy trình xin chủ đầu tư

  • Nghiên cứu về quy mô nơi chuẩn bị đầu tư.
  • Khảo sát thị trường nơi chuẩn bị đầu tư.
  • Tìm kiếm khu đất thích hợp để đầu tư.
  • Tìm tất cả thông tin về khu đất, về việc thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Lên phương án – kế hoạch đầu tư và địa điểm quy hoạch một cách chi tiết.
  • Xin chủ đầu tư và đợi văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh và thành phố.

2. Quy trình quy hoạch

Đối với dự án chưa được quy hoạch.

  • Thứ nhất phải xin giấy cấp giấy phép quy hoạch.
  • Thứ 2 là lập bảng quy hoạch chi tiết 1/2000.
  • Thứ 3 các dự án đã quy hoạch 1/2000.
  • Thứ 4 thỏa thuận quy hoạch theo kiến trúc.
  • Thứ 5 lập quy hoạch chi tiết 1/500.

Với dự án đã quy hoạch rồi 1/500

  • Việc đầu tiên là làm thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch.
  • Sau đó thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.
  • Tiếp đến là phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.

3. Quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.

  • Làm hồ sơ, giấy tờ xin giao đất, thuê đất.
  • Chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận địa điểm đầu tư.
  • Lập phương án tổng thể về bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho người dân.
  • Thu hồi đất.
  • Thành lập hội đồng bồi thường: lập phương án và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân.

Quy trình chi tiết các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng đối với giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng

1. Khảo sát xây dựng.

  • Khảo sát sơ bộ, phục vụ cho công tác báo cáo – đầu tư.
  • Khảo sát chi tiết phục vụ cho việc thiết kế.
  • Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
  • Lựa chọn nhà thầu giám sát xây dựng.
  • Lập và phê duyệt phương án kĩ thuật và tiến hành khảo sát xây dựng.
  • Giám sát công tác khảo sát xây dựng và khảo sát bổ sung ( nếu có ).
  • Nghiệm thu và lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

2. Đầu tư xây dựng

  • Xác định phương án kiến trúc.
  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.
  • Báo cáo kinh tế kĩ thuật đối với công trình từ 15 tỉ trở lên.
  • Đánh giá thật chi tiết tác động của môi trường, công tác phòng chữa cháy, điện nước, chiều cao tĩnh không, kiến trúc, quy hoạch.
  • Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở.
  • Duyệt dự án đầu tư và cấp phép xây dựng.
  • Đầu thầu xây dựng.
  • Lựa chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế và quản lí dự án.
  • Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
  • Thiết kế xây dựng: thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
  • Lựa chọn nhà thầu, đơn vị thiết kế, lập bản thiết kế, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, thay đổi ( nếu có ) và cuối cùng là nghiệm thu.

3. Thi công xây dựng và kết thúc dự án.

  • Lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thẩu giám sát.
  • Tiến hành thi công xây dựng công trình.
  • Nghiệm thu.
  • Hoàn công.
  • Kiểm toán, quyết toán.
  • Chứng nhận sở hữu công trình.
  • Bảo hành và đưa công trình đi vào sử dụng.

Bạn đang đọc bài viết: “Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng” tại chuyên mục tin Doanh nghiệp & kinh doanh của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Call Now Button

Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, khi kết thúc đầu tư xây dựng, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện các yêu cầu sau:

1. Báo cáo Sở Xây dựng nơi có dự án về kết quả của dự án; đối với dự án xây dựng nhà ở thuộc diện phải có quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì chủ đầu tư phải gửi báo cáo thêm cho Bộ Xây dựng.

2. Hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác lưu trữ theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng.

Sau khi kết thúc xây dựng, chủ đầu tư cần báo cáo Sở Xây dựng nơi có dự án nhà ở về kết quả của dự án. Ảnh: LĐO

3. Thực hiện nghiệm thu công trình nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở trong dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.

4. Bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành theo nội dung của dự án đã được phê duyệt hoặc tự thực hiện quản lý theo văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

Việc bàn giao nhà ở cho người sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở nêu trong nội dung dự án được phê duyệt vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

5. Báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính.

6. Làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở trong phạm vi dự án cho chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về đất đai.

7. Phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề về quản lý hành chính trong khu vực của dự án.

8. Tổ chức quản lý vận hành các công trình không phải bàn giao cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.

9. Thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ đề