Giải bài tập văn lớp 8 tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 5 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một. Nội dung bài Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự sgk Ngữ văn 8 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.

1. Câu 1 trang 61 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây:

a) Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.

b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

d) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.

e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.

g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và vị ốm một trận khủng khiếp.

h) Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.

i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

Yêu cầu:

– Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?

– Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên theo một thứ tự hợp lí.

– Sau khi sắp xếp hợp lí, hãy viết tóm tắt truyện lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng).

Trả lời:

Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện. Tuy nhiên thứ tự sắp xếp còn chưa đúng. Sắp xếp lại: b → a → d → c → g → e → i → g → h → k.

Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn:

Lão Hạc có một người con trai, 1 mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn và cùng Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

2. Câu 2 trang 62 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).

Trả lời:

Những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ:

– Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng.

– Cai lệ và người nhà lí trưởng vào quát tháo đòi tiên nộp.

– Chị Dậu van lạy, thiết tha xin khất.

– Cai lệ khăng khăng đòi bắt anh Dậu.

– Bị dồn vào đường cùng, chị Dậu đã vùng lên chống trả.

– Tên cai lệ và người nhà lí trưởng bị đánh ngã bởi người đàn bà lực điền ấy.

Tóm tắt:

Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói vì thiếu sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị Dậu. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới “đường cùng”, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.

3. Câu 3* trang 62 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy.

Trả lời:

Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ khó tóm tắt vì tuy là văn bản tự sự nhưng không chứa nhiều sự kiện, nhân vật mà giàu chất biểu cảm, thiên về miêu tả nội tâm nhân vật.

– Tôi đi học: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.

– Trong lòng mẹ: Bố chết, mẹ đi tha phương cầu thực, bé Hồng phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Người cô luôn xoáy vào cậu những câu nói cay độc chia cắt mẹ con. Nhưng cậu chưa bao giờ nguôi nhớ mẹ. Rồi mẹ cậu cũng về, cậu nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay mẹ.

Bài trước:

  • Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự sgk Ngữ văn 8 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Trả bài tập làm văn số 1 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Hướng dẫn Soạn Bài 1 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một. Nội dung bài Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ sgk Ngữ văn 8 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.

I – TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP

Câu hỏi trang 10 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?

b) Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?

c) Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?

Trả lời:

a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá.

b) – Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ voi, hươu.

– Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ tu hú, sáo.

– Nghĩa cúa từ cá rộng hơn nghĩa cúa các từ cá rô, cá thu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm nghĩa của các từ cá rô, cá thu.

c) Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu… tu hú, sáo… cá rô, cá thu… và hẹp hơn từ động vật.

II – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 10 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học):

a) y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.

b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.

Trả lời:

a) Sơ đồ như sau:

b) Sơ đồ như sau:

2. Câu 2 trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:

a) xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than.

b) hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc.

c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.

d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.

e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.

Trả lời:

Từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ trên:

a) Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than:  chất đốt.

b) Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc:  nghệ thuật.

c) Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán:  thức ăn.

d) Liếc, ngắm, nhòm, ngó: nhìn.

đ) Đấm, đá, thụi, bịch, tát:  đánh.

3. Câu 3 trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:

a) xe cộ

b) kim loại

c) hoa quả

d) (người) họ hàng

e) mang

Trả lời:

Các từ ngữ có nghĩa được bao hàm:

a) Xe cộ: Xe đạp, xe máy, mô tô, ôtô…

b) Kim loại: Thép, sắt, đồng, kẽm, nhôm…

c) Hoa quả: Xoài, mít, ổi, hồng, cam…

d) Họ hàng: Cô, bác, dì, dượng, cậu, mợ…

đ) Mang: Xách, khiêng, gánh.

4. Câu 4 trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:

a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.

b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.

c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.

d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Trả lời:

Gạch bỏ những từ ngữ không phù hợp:

a) Thuốc chữa bệnh: áp-pi-rin, ăm-pi-xi-lin, thuốc giun, thuốc lá (gạch bỏ: thuốc lá)

b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ (gạch bỏ: thủ quỹ)

c) Bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông (gạch bỏ: bút điện)

d) Hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược (gạch bỏ: hoa tai).

5. Câu 5* trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.

Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo […].

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời:

– Ba động từ cùng một phạm vi nghĩa: Khóc, nức nở, sụt sùi.

– Trong đó:

+ Từ có nghĩa rộng hơn: Khóc.

+ Từ có nghĩa hẹp hơn: Nức nở, sụt sùi.

Bài trước:

  • Soạn bài Tôi đi học sgk Ngữ văn 8 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản sgk Ngữ văn 8 tập 1

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ sgk Ngữ văn 8 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ đề