Giá thương mại là gì

Thương mại là hoạt động diễn ra từng ngày, từng giờ trong cuộc sống của chúng ta. Hoạt động thương mại giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mục đích của hoạt động này là để tạo ra lợi nhuận kinh tế. Vậy trong khoa học pháp lý thương mại là gì và được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh hoạt động này trong bài viết dưới đây của Công ty luật ACC.

Thương mại là gì

– Trong khoa học kinh tế, thương mại là một phạm trù kinh tế, một lĩnh vực hoạt động của con người thực hiện với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và có liên quan đến dịch vụ, hàng hóa và xúc tiến thương mại. 

– Trong khoa học pháp lý, căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại năm 2005 giải thích khái niệm hoạt động thương mại là gì như sau:

+ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.

+ Hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

– Thương mại có vai trò giúp nền kinh tế sản xuất được đẩy mạnh phát triển. Đặc biệt, những nhu cầu tiêu dùng của con người được đáp ứng và ngày càng trở nên phong phú hơn, định hướng ra ngoài phạm vi lãnh thổ mỗi quốc gia.

Hoạt động thương mại là gì như đã nêu là có mục tiêu hướng đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó, nó có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể tham gia 

– Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại là thương nhân. Trong đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Trong hoạt động thương mại phải có ít nhất một bên là tham gia là thương nhân.

Thứ hai, mục đích của hoạt động thương mại

– Tất cả các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại thì đều có mục đích hướng đế lợi nhuận hoặc những lợi ích kinh tế khác.

– Nguyên tắc khi các bên tham gia hoạt động thương mại đó chính là các bên thực hiện các như cầu và mục đích kinh doanh cho nhau để nhận được lợi ích của đối phương và tạo ra giá trị kinh tế cho mình. 

Thứ ba, nội dung của hoạt động thương mại

– Hoạt động thương mại bao gồm:

+ Mua bán hàng hoá

+ Cung ứng dịch vụ

+ Đầu tư

+ Xúc tiến thương mại 

+ Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Thứ tư, phạm vi hoạt động của thương mại

– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại đều có thể kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ và ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm. 

– Đảm bảo hoạt động thương mại phải phù hợp với nội dung đăng ký và ngành, nghề đăng ký kinh doanh đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Phạm vi lãnh thổ của hoạt động thương mại là không chỉ trong nước mà còn là quốc tế phụ thuộc vào quy định của pháp luật quốc tế.

Căn cứ định nghĩa hoạt động thương mại là gì bên trên, có thể thấy các bộ phận thuộc hoạt động thương mại bao gồm:

Mua bán hành hóa

– Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại trong đó đối tượng giao dịch là hàng hóa và các bên thực hiện hoạt động chuyển quyền sở hữu hàng hóa và được thanh toán một số tiền tương ứng với giá trị của hàng hóa,

–  Hàng hóa bao gồm:

+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai

+ Những vật gắn liền với đất đai.

Cung ứng dịch vụ

– Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Xúc tiến thương mại

– Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Trên đây là những kiến thức về thương mại là gì mà Công ty luật ACC cập nhật từ những quy định mới nhất hiện nay. Nếu bạn đọc còn những thắc mắc nào khác có liên quan đến nội dung này hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan khác nhau, quý khách hàng hãy liên hệ nếu đang gặp phải những khó khăn trong thương mại.

Giá trị sản xuất thương mại là hoạt động thương mại làm tăng giá trị của hàng hoá trong quá trình lưu chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng.

Hình minh hoạ (Nguồn: juntaicontainer)

Khái niệm

Giá trị sản xuất thương mại là hoạt động thương mại làm tăng giá trị của hàng hoá trong quá trình lưu chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng. 

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm khác với các doanh nghiệp sản xuất, những điểm khác biệt đó là:

- Mua bán hàng hoá: Là hình thức trao đổi tiền - hàng giữa người mua với người bán, qua đó quyền sở hữu thay đổi, hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua và tiền chuyển từ người mua sang người bán, nói cách khác người mua nhận hàng, người bán nhận tiền. 

Thống kê qui định các trường hợp cụ thể sau đây được coi là mua bán hàng hoá:

+ Bên bán đã trao hàng, bên mua đã nhận hàng nhưng vì do nào đó bên mua chưa thanh toán tiền cho bên bán.

+ Hàng gởi bán được coi là hàng bán khi thực tế đã bán.

+ Doanh thu về gia công sửa chữa vật phẩm tiêu dùng, cũng được coi là hoạt động bán hàng hoá.

Các trường hợp sau đây không được coi là mua bán hàng hoá:

+ Bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán, bên bán đã nhận tiền nhưng hai bên chưa giao nhận hàng.

+ Tổn thất, mất mát, hao hụt và dôi thừa hàng hoá trong quá trình kinh doanh.

+ Trả lại hàng hoá nhận bán hộ cho chủ hàng hoặc giao số hàng hoá đó cho đơn vị khác theo yêu cầu của chủ hàng.

- Bán lẻ: Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là việc bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng để tiêu dùng vào nhu cầu cá nhân, hoặc các nhu cầu khác không có tính chất sản xuất; lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá. 

Tuy nhiên trong điều kiện thực tế hiện nay, việc phân biệt bán lẻ hay bán buôn theo mục đích sử dụng là khó khăn. Do vậy, qui ước toàn bộ hàng hoá bán tại các quầy hàng được coi như là hàng hoá bán lẻ.

- Bán buôn (sỉ): Lưu chuyển hàng hoá bán buôn là việc giao dịch hàng hoá nhằm mục đích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. 

Những trường hợp sau đây được hạch toán là bán buôn:

+ Bán hàng cho các đơn vị sản xuất để sử dụng cho sản xuất

+ Bán hàng cho các đơn vị thương mại khác để tiếp tục chuyển bán

+ Bán hàng cho các ngành ngoại thương để xuất khẩu

Những trường hợp sau đây không được hạch toán vào bán buôn:

+ Tổn thất, hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh

+ Bán các loại bao bì, phế liệu thu nhặt

+ Bán hàng cho các đơn vị sản xuất dùng cho nhu cầu tập thể

+ Điều động hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp

- Hàng hoá tồn kho: Hàng hoá tồn kho là một bộ phận sản phẩm xã hội; nhưng đã tách khỏi quá trình sản xuất đi vào lĩnh vực tiêu dùng, còn nằm lại ở khâu lưu thông dưới dạng dự trữ nhằm bảo đảm cho việc luân chuyển hàng hoá được tiến hành một cách liên tục. 

Hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp thương mại bao gồm:

+ Hàng hoá tồn kho tại khâu lưu thông, bao gồm hàng hoá tại kho cửa hàng, quầy hàng, trạm thu mua, hàng hoá bị trả lại còn nhờ bên mua giữ hộ, hàng gởi bán hộ

+ Hàng hoá tồn kho trong gia công, bao gồm hàng hoá nguyên liệu (kể cả sản phẩm dở dang) của đơn vị hiện còn nằm tại các cơ sở sản xuất, gia công chế biến chưa thu hồi

+ Hàng hoá đang trên đường vận chuyển bao gồm hàng hoá của đơn vị đang trên đường vận chuyển

(Tài liệu tham khảo: Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Trường Đại học Xây dựng miền Trung)

Diệu Nhi

Video liên quan

Chủ đề