Gia đình có công với cách mạng được công bảo nhiều điểm

Ngày 24/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Nghị định gồm 4 chương, 16 điều và 6 phụ lục quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng. Mức chuẩn này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh. Tại Phụ lục của Nghị định cũng quy định cụ thể các mức hỗ trợ cho các đối tượng khác nhau như:  Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là 4,872 triệu đồng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1,361 triệu đồng; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là 1,679 triệu đồng; Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là 974.000 đồng. Nhiều chế độ ưu đãi người có công Ngoài quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, Nghị định cũng quy định cụ thể các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm: Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ; hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ; hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; các chế độ ưu đãi khác. Trong đó, về điều dưỡng phục hồi sức khỏe, Nghị định quy định: Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/01 người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần. Nội dung chi bao gồm: Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng; thuốc thiết yếu; quà tặng cho đối tượng; các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 15% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng. Về hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học, Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm. Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm. Về hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, Nghị định quy định hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (tối đa 03 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng một liệt sĩ. Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người. Nghị định cũng bổ sung quy định người bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV Ưu đãi người có công với cách mạng mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5-20% thì được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2021

Theo: moj.gov.vn

So với các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh số 04 năm 2012, Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh) đã bổ sung thêm một số đối tượng người có công với cách mạng gồm:

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh (bổ sung thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993).

- Người làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày (trước đây chỉ có người hoạt động cách mạng, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thuộc đối tượng người có công).

Đồng thời, về đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng, khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh năm 2005 không quy định rõ gồm những ai. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh năm 2020 đã liệt kê gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con gồm con đẻ và con nuôi, người có công nuôi liệt sĩ.

Xem thêm…

Ngoài việc quy định rõ đối tượng là người thân của người có công với cách mạng, Pháp lệnh năm 2020 còn bổ sung thêm nhiều chính sách mới với các đối tượng này.

Cụ thể, ngoài trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế… tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của họ còn được hưởng thêm các chế độ khác nêu tại Điều 5 Pháp lệnh năm 2020 gồm:

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở;

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Miễn hoặc giảm thuế.

Gia đình có công với cách mạng được công bảo nhiều điểm

Chính sách người có công từ 01/7/2021 có gì mới? (Ảnh minh họa)

Tăng trợ cấp hàng tháng của Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Hiện nay, Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang được hưởng chế độ ưu đãi gồm trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử; tiền tuất hàng tháng theo mức thân nhân của một liệt sĩ, hai liệt sĩ, ba liệt sĩ trở lên; mua bảo hiểm y tế; ưu tiên giao hoặc thuê đất; phụ cấp hàng tháng; trợ cấp người phục vụ nếu sống ở gia đình…

- Phụ cấp hàng tháng: 1.361.000 đồng/tháng;

- Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 1.624.000 đồng/tháng.

- Mức trợ cấp ưu đãi một lần: 32.480.000 đồng.

Tuy nhiên, từ 01/7/2021 trở đi, theo quy định tại Điều 18 Pháp lệnh năm 2020, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

- Trợ cấp hằng tháng: 4.872.000 đồng/tháng (mới bổ sung).

- Phụ cấp hằng tháng.

- Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở.

Bổ sung trợ cấp cho vợ liệt sĩ tái giá

Hiện nay, khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh năm 2012 không đề cập đến chế độ dành cho vợ/chồng liệt sĩ đã lấy chồng/vợ khác. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP nêu rõ:

Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn

Như vậy, theo quy định này, hiện nay, vợ hoặc chồng liệt sĩ mà lấy chồng hoặc vợ khác thì được hưởng 1.624.000 đồng/tháng.

Đến Pháp lệnh năm 2020, cụ thể là khoản 10 Điều 16, vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác sẽ được hưởng chế độ ưu đãi gồm:

- Trợ cấp tuất hằng tháng;

- Bảo hiểm y tế (bổ sung mới).

Tuy nhiên, không phải người vợ, người chồng nào của liệt sĩ khi đã tái giá cũng được hưởng ưu đãi mà chỉ những người đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác;

- Nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống.

Xem thêm…

Thương binh được nhận thêm nhiều quyền lợi

Chế độ ưu đãi dành cho thương binh được nêu tại Điều 24 Pháp lệnh năm 2020, gồm:

- Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh (trước đây căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh).

- Bảo hiểm y tế.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Được hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh (mới).

- Căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

Xem thêm… 
Trên đây là một số điểm mới về chính sách người có công từ ngày 01/7/2021. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Toàn bộ mức trợ cấp người có công năm 2021

>> Tổng hợp các khoản trợ cấp được tăng từ 01/7/2021