Em be sốt bao nhiêu độ là cao năm 2024

Mỗi khi cảm thấy cơ thể nóng hơn bình thường liệu có phải là sốt hay không? Vậy một người bị sốt là bao nhiêu độ? Nên làm gì nhanh hạ sốt? Dưới đây là những điều bạn cần biết về sốt.

Thân nhiệt cơ thể không giống nhau ở từng bộ phận. Sốt là bao nhiêu độ? Dùng nhiệt kế ngậm trong miệng, nếu cao hơn 37,5 độ C thì gọi là sốt. Trong khi đó, đo hậu môn sẽ là 38 độ C. Nhìn chung nếu nhiệt độ từ 38 độ C thì được xem là sốt. Tuy nhiên bạn cần phân biệt khi nào là sốt còn khi nào là cơ thể nóng lên tạm thời do yếu tố khác:

  • Làm việc liên tục, hoạt động nhiều dưới trời nắng nóng.
  • Trẻ em vui chơi, chạy nhảy nhiều.
  • Tăng thân nhiệt nhẹ sau tiêm chủng hay uống kháng sinh.
  • Đặc trưng điển hình của một cơn sốt bao gồm các dấu hiệu sau:
  • Cảm giác ớn lạnh, nổi da gà dù trời đang nóng.
  • Cảm thấy khát nước, mất nước.
  • Cả người mệt mỏi, đau đầu, uể oải.
  • Mặt ửng đỏ, sờ trán nóng.

Mỗi khi cơ thể bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng… sẽ có phản ứng điển hình là sốt. Ngoài việc đo thân nhiệt, bạn cần chú ý xem có biểu hiện nào khác như ở trên liệt kê hay không mới có thể kết luận được liệu mình có sốt không.

Sốt thường kèm theo các triệu chứng khác

Sốt ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ sốt 37,5 độ C vẫn hoạt động và vui chơi bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
  • Khó thở, buồn nôn, li bì.
  • Sốt cao co giật.
  • Nổi ban khắp người.
  • Đi ngoài phân lỏng, có lẫn máu.
  • Sốt cao trên 40 độ C.

Lúc này nên đưa bé đi bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Sốt ở người lớn

Ở người trưởng thành, nhờ sức đề kháng cao và hệ miễn dịch tốt hơn trẻ nhỏ nên nếu thỉnh thoảng bị sốt cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan khi sốt cao, vẫn có nguy cơ biến chứng nếu không tích cực chữa trị. Các trường hợp cần gặp bác sĩ đó là:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C dù đã dùng nhiều thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thuyên giảm.
  • Sốt cao kéo dài 48 giờ trở lên.
  • Người mắc bệnh nền về tim, phổi
  • Đau họng, ho nhiều không dứt.
  • Da phát ban hay xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể.

Xem thêm: Sốt cao đi ngoài là bệnh gì?

Làm gì để hạ sốt nhanh và an toàn?

Muốn hạ sốt nhanh, hiệu quả bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn như sau:

  • Người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, dành thời gian nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh.
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Nếu sốt 37,5 độ có sao không? Sốt dưới 39 độ thì chỉ cần mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không đắp chăn và uống nhiều nước thì sẽ tự khỏi.
  • Tiến hành chườm mát, lau người bằng nước ấm bằng khăn. Tập trung lau vào các vị trí nếp gấp như nách, bẹn. Tiến hành lặp lại cho đến khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C thì dừng.

Nên uống nhiều nước khi bị sốt

Khi sốt cao trên 39 độ, cần làm như sau:

  • Cho người bệnh uống thuốc hạ sốt paracetamol đủ và đúng liều lượng, cân nặng (nhất là với trẻ em bị sốt) và cách 4 – 6 giờ nên uống 1 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu trẻ nhỏ quá mệt, hay buồn nôn khó uống thuốc thì có thể dùng thuốc hạ sốt dạng nhét vào hậu môn.
  • Trong quá trình hạ sốt nên tích cực cho người bệnh uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi. Với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì mẹ cần tăng cữ bú nhiều hơn. Có thể cho bé uống oresol để bù điện giải.
  • Về dinh dưỡng, người bị sốt vẫn cần hấp thu đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục nhanh. Nên ăn những loại thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, canh hầm… đồng thời uống các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh…Sốt uống nước dừa được không? Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng cũng như giúp bù điện giải rất tốt, do đó rất phù hợp với người bị sốt.

Khi bị sốt do nhiễm virus thì không nên uống kháng sinh, việc điều trị sốt tập trung vào giảm mức độ của các triệu chứng.

Khi những cách hạ sốt trên không hiệu quả, tốt nhất nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế thăm khám và các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về sốt và cách hạ sốt an toàn. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về cách xác định sốt cũng như biết phải làm gì khi bị sốt rồi nhé!

Con tôi 7 tuổi, ngày đầu sốt 38 độ, hôm sau 39-40 độ, đáp ứng với thuốc nhưng hết thuốc lại sốt cao, không nổi ban, không ho. Trẻ sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm? (Minh Hiền, Bình Dương)

Trả lời:

Thân nhiệt của trẻ em thường cao hơn 0,5-1 độ so với người trưởng thành, dao động trong khoảng 36,5-37,5 độ C. Trẻ bắt đầu sốt nhẹ khi nhiệt độ vượt qua 37,5 độ C, ở ngưỡng 38,5-39 độ C là sốt vừa. Tùy vào từng khu vực, thân nhiệt của trẻ sẽ khác nhau, cao nhất là ở hậu môn. Do đó, bố mẹ chú ý khi đo ở nách.

Nếu bé sốt 39-40 độ C được xếp vào nhóm nguy hiểm, nguy cơ co giật, biến chứng lên não và nhiều cơ quan nếu không điều trị kịp thời. Trẻ sốt trên 40 độ C liên quan đến viêm màng não mô cầu, nhiễm trùng huyết, sốc - trụy tim mạch... gây biến chứng nhanh, có thể tử vong trong vòng 24 giờ.

Phụ huynh lưu ý đo thân nhiệt trẻ đúng cách và theo dõi các triệu chứng khi trẻ sốt. Ảnh: Freepik

Trẻ sốt dưới 38 độ chưa cần dùng thuốc hạ sốt ngay. Phụ huynh lau cơ thể (nách, trán, bẹn, cổ) bằng khăn ấm, bổ sung nước, mặc quần áo thoáng mát và theo dõi các triệu chứng. Trẻ sốt từ 39 độ C trở lên nên dùng thuốc hạ sốt sớm theo chỉ định của bác sĩ.

Ở trường hợp con bạn, bé sốt hai ngày liên tiếp, hạ sốt sau dùng thuốc nhưng hết thuốc có dấu hiệu tăng nhiệt độ. Bạn không cung cấp thông tin về loại thuốc, liều lượng. Do đó, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay khi trẻ dưới hai tháng tuổi bị sốt, sốt cao trên 40 độ C, sốt cao kéo dài hơn 72 giờ. Bên cạnh đó, bé có biểu hiện mất nước, sốt cao co giật, cứng cổ, đau đầu dữ dội, phát ban trên da, nôn ói nhiều, mất ý thức, lơ mơ. Bé còn ngủ li bì khó đánh thức, quấy khóc nhiều, khó thở, không bú được, không nuốt được thức ăn hay nước.

Trẻ sốt có thể do nhiều nguyên nhân, chia thành hai nhóm chính gồm nhiễm trùng và không do nhiễm trùng.

Virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, siêu vi gây sốt do nhiễm trùng ở trẻ em, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp cấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm họng, amidan, viêm tai giữa. Trẻ có thể bị sốt khi mắc một số bệnh như lupus ban đỏ, viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch... Ngoài ra, trúng gió, say nắng, sau tiêm ngừa, mọc răng hay do mẹ ủ ấm cho trẻ không đúng cách cũng là nguyên nhân.

Chủ đề