Dự an đầu tư phát triển đô thị là gì năm 2024

Thông tư này hướng dẫn về nội dung, hồ sơ, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và lưu trữ chương trình phát triển đô thị; áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến chương trình phát triển đô thị.

Nội dung chương trình phát triển đô thị tỉnh

Về nội dung chương trình phát triển đô thị tỉnh, Thông tư nêu rõ, nội dung chương trình phát triển đô thị tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3a Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị được bổ sung tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (gọi chung là Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị) và các quy định chi tiết sau đây:

1- Chỉ tiêu phát triển đô thị quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3a Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị gồm: Tỷ lệ đô thị hóa; số lượng đô thị, danh mục đô thị, đô thị dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính và đô thị dự kiến thành lập mới theo phân loại đô thị; tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; các chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh khác liên quan đến phát triển đô thị theo yêu cầu của địa phương.

2- Các chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3a Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị gồm:

  1. Một hoặc một số chương trình, đề án cấp quốc gia có liên quan (nếu có) và cấp tỉnh đang triển khai hoặc đề xuất mới về phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển đô thị tăng trưởng xanh, giảm phát thải, phát triển đô thị thông minh hoặc các chương trình, đề án cấp quốc gia, cấp tỉnh khác để cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển bền vững hệ thống đô thị của tỉnh;
  1. Dự kiến sơ bộ nhu cầu kinh phí tổng thể và trong khung thời gian của chương trình, giai đoạn thực hiện, cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các chương trình, đề án quy định tại điểm a khoản này.

3- Các dự án đầu tư phát triển đô thị sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 3a Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho từng giai đoạn 5 năm và 10 năm gồm:

  1. Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối và các dự án khác đã được xác định trong quy hoạch tỉnh;
  1. Các dự án đầu tư phát triển đô thị trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên và các dự án khác thuộc thẩm quyền đầu tư cấp tỉnh để thực hiện phương án phát triển hệ thống đô thị của tỉnh;
  1. Các dự án thực hiện chương trình, đề án trọng tâm quy định tại khoản 2 nêu trên (nếu có).

Công bố và lưu trữ chương trình phát triển đô thị

Theo Thông tư quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi chương trình phát triển đô thị được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công bố quyết định phê duyệt và các tài liệu khác kèm theo:

  1. Đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  1. Gửi 01 bản chụp về Bộ Xây dựng;
  1. Tổ chức công bố theo các hình thức phù hợp, bảo đảm tiết kiệm, cung cấp đầy đủ các thông tin đến nhân dân, các tổ chức liên quan để giám sát và triển khai thực hiện.

Cơ quan tổ chức lập, lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định pháp luật về lưu trữ.

Thị trường hiện nay đang dành sự đầu tư lớn để hình thành của các khu đô thị mới. Các dự án đầu tư khu đô thị mới cũng chính là nguồn cung các sản phẩm chất lượng cho nhà đầu tư. Thông qua bài viết sau đây, NPLaw xin được gửi tới quý khách hàng một số thông tin liên quan tới các dự án đầu tư khu đô thị mới.

I/ Thực trạng về các dự án đầu tư khu đô thị mới.

1. Dự án đầu tư khu đô thị mới là gì?

Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một Tỉnh.

2. Ví dụ về các dự án đầu tư khu đô thị mới

Khu đô thị mới Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Đây là khu đô thị đầu tiên sẽ được triển khai sau khi có Quyết định 32/2022/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND TP Hà Nội quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất của TP Hà Nội.

Dự án được đề xuất có vốn đầu tư dự kiến 1.423,4 tỷ đồng, quy mô sử dụng đất khoảng 27,7 ha, với dân số khoảng 4.500 người. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết được phê duyệt, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, góp phần tạo diện mạo đô thị mới cho huyện Thanh Trì. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; công trình cây xanh khu ở; công trình giao thông; bãi đỗ xe; trường mầm non; 197 căn nhà ở biệt thự; 76 căn nhà ở liền kề; nhà ở xã hội có tầng cao tối đa là 30 tầng…

Dự an đầu tư phát triển đô thị là gì năm 2024

Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2026, đề xuất hoàn thành trong quý I/2026. Nội dung đề xuất đầu tư Dự án của UBND huyện Thanh Trì có chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch cơ bản phù hợp với Quy hoạch chi tiết Khu đô thị tại xã Liên Ninh, tỷ lệ 1/500 đã được UBND phê duyệt tại Quyết định số 2820/QĐ-UBND ngày 8/6/2018.

Dự án nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất, phát triển và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tạo diện mạo đô thị mới cho huyện Thanh Trì.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM

Phú Mỹ Hưng là khu đô thị ra đời sớm và được phát triển đồng bộ nhất tính đến nay. Phú Mỹ Hưng (khu A rộng 409 hectare) đã hình thành một đô thị hiện đại và đầy đủ các chức năng: nhà ở, văn phòng, thương mại – giải trí, y tế, giáo dục, dịch vụ, công nghiệp, khoa học….

Khu đô thị Nam Từ Liêm, Hà Nội

Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ, gồm 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; toàn bộ 536,34ha và 34.052 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phương; toàn bộ 137,75ha và 23.279 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cầu Diễn.

Nam Từ Liêm là quận có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Thủ đô Hà Nội như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm triển lãm quy hoạch Quốc gia, Trung tâm đào tạo vận động viên Cấp cao Hà Nội,… Đây là một trong những khu đô thị thực thi đồ án quy hoạch Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển quận Nam Từ Liêm cơ bản trở thành trung tâm mới của Thủ đô, có môi trường sống, làm việc an toàn, trong sạch, nhiều tiện nghi, môi trường đầu tư hấp dẫn, kinh tế phát triển nhanh và bền vững…

II/ Ban quản lý dự án đầu tư khu đô thị mới có quyền và nghĩa vụ được quy định như thế nào?

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 69 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:

  • Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
  • Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
  • Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.
  • Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
  • Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
  • Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
  • Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."

III/ Dự án đầu tư khu đô thị mới được phân loại dựa theo tiêu chí nào?

Các quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 49 Luật Xây dựng 2014 và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo “quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng”. Tuy nhiên, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã đặt các tiêu chí để phân loại dự án đầu tư xây dựng theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng; theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư...

Dựa trên tiêu chí về Công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý dự án, đầu tư xây dựng

Đây là một trong các điểm mới trong phân loại dự án đầu tư xây dựng trong Luật Xây dựng sửa đổi 2020, theo đó căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

Dựa trên tiêu chí về Nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng thì bao gồm: “Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác”.

Dự an đầu tư phát triển đô thị là gì năm 2024

Tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc phân loại dự án đầu tư xây dựng theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đã được mở rộng ra nhiều loại dự án:

  • Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
  • Dự án PPP;
  • Dự án sử dụng vốn khác.

Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.

IV/ Dự án đầu tư khu đô thị mới có được coi là dự án đầu tư công không?

Tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định:

“Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng không bao gồm vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.”

Căn cứ Khoản 44 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định:

“Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.”

Dự an đầu tư phát triển đô thị là gì năm 2024

Căn cứ Khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định:

“Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.”

Trước đây, trong Luật Xây dựng 2014 sử dụng thuật ngữ dự án sử dụng vốn ngân sách, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.

Tuy nhiên, từ 01/01/2021, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực, trong đó đã thay thuật ngữ dự án sử dụng vốn ngân sách, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách bằng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp dự án có vốn đầu tư công (vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư) thì được xác định là Dự án đầu tư đầu tư công.


Trên đây là một số thông tin về nội dung dự án đầu tư khu đô thị mới NPLaw gửi đến Quý khách. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến các dự án đầu tư khu đô thị mới cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:

Dự án đầu tư phát triển khu đô thị là gì?

Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô ...

Dự án đầu tư phát triển là dự án gì?

“Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài ...

Thế nào là phát triển đô thị?

Phát triển đô thị là sự mở mang toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, không gian cũng như môi trường sống đô thị; nội dung phát triển bao gồm phát triển vật chất và phi vật chất.

Tái thiết đô thị là gì?

Khu vực tái thiết đô thị là khu vực phát triển đô thị được đầu tư xây dựng mới trên nền các công trình cũ đã được phá bỏ của đô thị hiện hữu. Trên đây là định nghĩa về khái niệm Khu vực tái thiết đô thị. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 11/2013/NĐ-CP .