Đồng tiền chung châu âu ra đời vào năm nào năm 2024

Đồng euro ra đời nhằm mục đích tạo sự lưu hành dễ dàng trong một châu Âu thống nhất và có giá trị ổn định. Và trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008, đồng euro vẫn được coi là một thành công mỹ mãn của châu Âu. Đồng Euro đã tạo nhiều thuận lợi cho đời sống các doanh nghiệp châu Âu trong việc giảm thiểu các khoản chi phí liên quan đến vô số các loại tiền mà doanh nghiệp trao đổi. Còn người tiêu dùng thì có được sự ổn định về giá cả, cho dù về mặt tâm lý, không ít người vẫn có cảm giác rằng đồng tiền chung châu Âu đã góp phần làm chi phí sinh hoạt thêm đắt đỏ.

Trong nhiều năm,

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thành công khi giữ mức lạm phát trong khu vực ở mức 2%/năm. Đồng Euro là một trong những đồng ngoại tệ lớn trên thế giới và tạo cho châu Âu một vị thế đáng kể trong các cuộc mặc cả kinh tế thế giới. Hơn thế, đồng Euro còn là biểu tượng hữu hình cho sự thống nhất của khu vực. Vậy mà, ngay trước thời điểm kỷ niệm 10 năm đồng Euro ra đời, không ít báo chí đề cập đến kịch bản đồng Euro sụp đổ cùng những hậu quả khủng khiếp của nó. 14 trong số 20 chuyên gia kinh tế được hãng Reuters phỏng vấn cuối tháng 11 vừa qua cho rằng đồng Euro sẽ không thể tiếp tục tồn tại như trước đây và nhiều tập đoàn lớn đã chuẩn bị phương án cho tình huống xấu nhất. Còn những người dân EU, điều làm họ rầu lòng chính là giá cả leo thang, tỷ lệ thất nghiệp cao, an sinh xã hội bị ảnh hưởng, mức sống suy giảm do khủng hoảng nợ công lan rộng từ khu vực đồng Euro. Vì đâu nên nỗi?

Câu trả lời có nhiều song nguyên nhân đầu tiên lại xuất phát từ chính lợi thế của việc châu Âu duy trì được lãi xuất thấp đã khuyến khích nhiều nhà nước và người dân trong khu vực đồng Euro đi vay, chi tiêu vượt quá khả năng của mình. Trong khi đó, Liên minh châu Âu lại thiếu một đường hướng chỉ đạo chính trị cho các nước thành viên và không có một quy định hướng dẫn ngân sách chung. Hậu quả là sau Hy Lạp, đến lượt Ailen và Bồ Đào Nha buộc phải cầu cứu sự giúp đỡ của quốc tế để thanh toán các khoản nợ đáo hạn.

Sang đến năm 2011, khủng hoảng nợ công lây lan ra toàn khu vực đồng euro khi Italia và Tây Ban Nha lâm vào tình trạng nghiêm trọng, trong khi đó Pháp bị đe dọa mất điểm tín nhiệm AAA. Đường phố châu Âu nóng bởi các cuộc biểu tình, đình công, để phản đối tình trạng thất nghiệp, cắt giảm ngân sách và cơn lốc khủng hoảng đã cuốn trôi chính phủ nhiều nước như Thủ tướng George Papandreou của Hy Lạp, Thủ tướng Silvio Berlusconi của Italia. Trước đó, Thủ tướng Brian Cowen của Ailen, Thủ tướng Jose Luis Zapatero của Tây Ban Nha, và Thủ tướng Jose Socrates của Bồ Đào Nha cũng buộc phải ra đi.

Khủng hoảng nợ công cũng đang gây chia rẽ trong nội bộ Liên minh châu Âu xung quanh cách thức xử lý nợ cũng như việc xem xét lại Hiệp ước châu Âu Lisbon. Liên minh châu Âu đã phải tổ chức hàng loạt hội nghị cấp cao để cứu nguy đồng Euro, các kế hoạch thắt lưng buộc bụng liên tiếp được đưa ra, song đến nay thị trường tài chính quốc tế và dư luận vẫn thiếu tin tưởng vào đồng euro.

10 năm sau khi ra đời, đồng euro- biểu hiện hữu hình nhất về sự hội nhập châu Âu trong cuộc sống thường nhật- nay lại trở thành biểu tượng của khủng hoảng nợ công và suy giảm kinh tế. Tại nhiều quốc gia châu Âu, sự ủng hộ đối với đồngEuro bị tụt giảm. Theo một cuộc thăm dò dư luận do viện Ipsos thực hiện vào tháng 11/2011, có tới 45% dân Pháp cho rằng đồng euro gây bất lợi cho việc đối phó với khủng hoảng. 85% người dân Đức cho rằng đồng euro dã đẩy giá cả tăng cao.

Theo một cuộc điều tra gần đây tại Tây Ban Nha, 70% người dân cho rằng đồng euro chẳng mang lại lợi lộc gì nhiều. Có thể nói, chưa bao giờ số phận đồng euro lại mong manh như hiện nay và EU đang phải trả phí cho bài học về kiểm soát thâm hụt ngân sách./.

Hình thành và sử dụng đồng tiền chung là một trong những chủ trương chính của EU nhằm thúc đẩy tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa châu Âu. Cách tiếp cận đơn giản là đồng tiền chung thống nhất châu lục.

Nhìn lại 25 năm đã qua của đồng euro, điều không thể phủ nhận được là đồng tiền này đã làm nên kỳ tích hiếm thấy trong lịch sử tiền tệ thế giới. Nó đã chinh phục được vị trí thứ hai, chỉ sau có đồng USD, trong bảng danh sách những đồng tiền quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Nó chưa truất được ngôi của đồng USD nhưng rõ ràng đang bám sát và là địch thủ đáng gờm nhất của đồng USD. Ở rất nhiều nơi trên thế giới, đồng euro thậm chí còn được tin cậy hơn cả đồng USD và những đồng tiền khác.

Đồng tiền euro là một trong những hạt nhân cốt lõi của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu của EU. Trong thiết kế của đồng euro có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và chính sách tiền tệ của ECB cũng dần có được trọng lực rất đáng kể tới kinh tế và thương mại thế giới. Trong 25 năm qua, đồng euro đã trở thành một phần tất yếu của EU và trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục như vậy.

Kỳ tích tiếp theo của đồng tiền euro là đã vượt qua được những hiểm nguy đối với sự tồn tại trong 3 cuộc khủng hoảng lớn nhất đối với EU là cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công và đại dịch bệnh. Để cho thật sự chuẩn xác thì phải nói rằng kỳ tích thật sự ở đây là EU đã cứu được đồng tiền euro.

Đồng tiền euro đã giúp các nước thành viên EU xích lại gần nhau, buộc nội bộ EU phải đồng thuận, thống nhất, giúp EU nâng cao vị thế, vai trò và ảnh hưởng ở thế giới bên ngoài về chính trị cũng như kinh tế, tài chính, tiền tệ. Mô hình đồng tiền euro được không ít tổ chức liên kết đa quốc gia khác trên thế giới học tập và sao chép phục vụ cho tiến trình hợp tác và liên kết quốc tế của họ.

Tuy nhiên, những kỳ tích đáng được nể phục này của đồng tiền euro trong 25 năm qua không che khuất được những khiếm khuyết và bất cập đã bộc lộ rõ. Đồng tiền euro giúp EU thống nhất nhưng cũng làm EU phân rẽ nội bộ. Trên phương diện này, EU vẫn là EU của nhiều đẳng cấp và chia nhóm trong nội bộ.

Khu vực sử dụng đồng tiền chung của EU có 20 thành viên và 7 thành viên EU vẫn không sử dụng đồng tiền euro thay thế đồng bản tệ. Những điều kiện, tiêu chí và tiêu chuẩn cho việc sử dụng đồng tiền chung này cứ dần bị xói mòn, nới lỏng và vô hiệu hóa theo thời gian, đặc biệt về mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước và vay nợ công.

EU có đồng tiền chung và Ngân hàng Trung ương chung nhưng vẫn chưa có được chính sách kinh tế và tiền tệ chung cho tất cả các nước thành viên. Ngoài ra, chính đồng tiền chung này và cách thức EU vận hành nó trong thời gian một phần tư thế kỷ qua đã tạo nguyên cớ và tiền đề thuận lợi cho sự trỗi dậy và lan rộng mạnh mẽ của lực lượng cực hữu, cực đoan, dân túy, dân tộc chủ nghĩa ở nhiều quốc gia thành viên EU.

Nhận thức xem ra sâu sắc nhất đối với EU sau 25 năm có đồng tiền euro là EU không có đường lui mà phải tiếp tục cùng tồn tại và phát triển với đồng tiền euro.

Chủ đề