Doanh thu chưa thực hiện ghi vào tài khoản nào năm 2024

Việc hiểu và xác định đúng tài khoản để hạch toán luôn là nội dung mà kế toán luôn quan tâm, tìm hiểu. Một trong các nội dung về hạch toán hay bị nhầm lẫn về bản chất của người làm kế toán chính là phân biệt sự khác nhau giữa “Doanh thu chưa thực hiện” và “Người mua trả tiền trước”. Để mang lại sự hiểu biết kỹ càng trước khi hạch toán cho kế toán cũng như nâng cáo tính chính xác của báo cáo tài chính, bài viết sau sẽ trình bày sự khác biệt này.

Doanh thu chưa thực hiện – Tài khoản 3387

Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán… Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ.

Khi doanh nghiệp đã bàn giao tài sản (ví dụ: nhà cho thuê), nguồn vốn (ví dụ: cho vay vốn) của mình cho khách hàng, đối tác và đồng thời nhận trước tiền (như tiền thuê, tiền lãi) cho việc sử dụng tài sản, nguồn vốn này trong nhiều kỳ thì đây phải ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện.

Ví dụ: Công ty A cho công ty B thuê tài sản. Bên A đã giao tài sản cho bên B và đã nhận trước tiền thuê trong 2 năm của bên B thì kế toán bên A ghi nhận vào tài khoản 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện”.

Người mua trả tiền trước – Tài khoản 131 (số dư bên Có)

Người mua trả tiền trước phản ánh số tiền doanh nghiệp nhận trước cho số hàng hóa dịch vụ sẽ bán, cung cấp trong tương lai. Khi doanh nghiệp nhận số tiền này thì hàng hóa dịch vụ chưa chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, dịch vụ cung cấp chưa hoàn thành chuyển giao nên chưa được ghi nhận doanh thu.

Vì vậy bản chất khoản khách hàng ứng trước là một khoản phải trả. Trong tương lai nếu đơn vị không bán hàng theo như thỏa thuận thì phải hoàn trả lại số tiền đã nhận trước của khách hàng. Và theo hợp đồng, doanh nghiệp phải giao hàng hóa và thực hiện dịch vụ trong tương lai.

Ví dụ: Công ty A bán hàng hóa cho công ty B. Bên A đã nhận trước tiền mua hàng của bên B nhưng chưa thực hiện giao hàng hóa, kế toán bên A ghi nhận vào tài khoản 131 bên Có – “Người mua trả tiền trước”.

Đặc điểm phân biệt khi chọn tài khoản hạch toán

– Tại thời điểm ghi nhận giao dịch nhận tiền, nếu số tiền sẽ nhận liên quan đến một giao dịch đã tạo ra doanh thu nhưng một phần trong số đó doanh nghiệp chưa thực hiện được => Ghi nhận là “Doanh thu chưa thực hiện”. Giao dịch tạo ra doanh thu là giao dịch doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng hoặc đã hoàn thành dịch vụ và đã chuyển giao cho khách hàng.

– Tại thời điểm ghi nhận giao dịch nhận tiền, nếu số tiền sẽ nhận liên quan đến một giao dịch chưa tạo ra doanh thu nghĩa là chưa chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, chưa hoàn thành chuyển giao dịch vụ => Ghi nhận là “Người mua trả tiền trước”

Trong quá trình hạch toán, điều quan trọng là kế toán cần nắm được chính xác bản chất nghiệp vụ phát sinh hơn là chỉ quan tâm hết hình thức chứng từ, từ đó xác định các định khoản phù hợp và trình bày báo cáo tài chính trung thực nhất, chính xác nhất. Mọi vấn đề cần tư vấn liên quan đến nghiệp vụ, vui lòng tham khảo dịch vụ kế toán trọn gói chúng tôi để cùng tìm ra giải pháp chuẩn nhất cho bạn.

Bài viết hữu ích cho bạn?

Các cách để doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19Kế toán nội bộ hay Kế toán chuyên nghiệp thuê ngoài: Làm sao quyết định?

Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

1. Nguyên tắc kế toán

  1. Tài khoản này được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.
  2. Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau: – Số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng, khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ (gọi là doanh thu nhận trước); Các khoản doanh thu, thu nhập chưa thực hiện.
  3. Các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ hoặc việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác đó phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo nguyên tắc: – Khi phát sinh các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh: (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch); – Khi thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh; – Cuối kỳ, kế toán phải đánh giá lại số dư các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập báo cáo (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch) và được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính. Riêng khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ, nếu không có bằng chứng chắc chắn cho thấy doanh nghiệp sẽ phải trả lại khoản tiền nhận trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì không được đánh giá lại.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Bên Nợ: – Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản; Bên Có: – Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ; Số dư bên Có: – Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán;

– Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống… Không hạch toán vào tài khoản này các khoản: + Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; + Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư (trừ trường hợp được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước):

– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ các TK 111, 112,… (tổng số tiền nhận trước) Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311). – Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117). – Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá cho thuê chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không thực hiện được) Có các TK 111, 112,…(số tiền trả lại).

3.2. Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

– Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi: Nợ các TK 111, 112,131,… Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331). – Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. – Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi: Nợ các TK 111, 112,… Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. – Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán: + Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có các TK 154 (631), 155, 156, 157,… + Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147) (số hao mòn luỹ kế – nếu có) Có TK 217- BĐS đầu tư.

3.3. Trường hợp bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại:

– Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ các TK 111, 112,… (tổng giá thanh toán) Có TK 711- Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Đồng thời ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) (nếu có) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ). – Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có các TK 623, 627, 641, 642,…

3.4. Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Chủ đề