Do bị bệnh tâm thần không kiểm soát được hành vi a 18 tuổi đảm trong thường b tổn hại 40% sức khỏe

Nhiều người cho rằng chứng rối loạn hành vi, cảm xúc chỉ xuất hiện ở những người sử dụng các chất kích thích. Tuy nhiên, bệnh lý này ngày xuất hiện càng nhiều, không những chỉ ở giới trẻ mà còn ở những người có độ tuổi lớn hơn.

Bệnh lý rối loạn hành vi là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường bắt đầu từ thời niên thiếu hoặc vị thành niên. Mắc phải chứng rối loạn này, trẻ em và trẻ vị thành niên thường gặp khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường được xã hội chấp nhận

Rối loạn cảm xúc là trạng thái cảm xúc bị trầm trọng quá mức, người bệnh ít có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng trầm cảm, khả năng học tập, làm việc bị suy yếu. Chứng bệnh rối loạn cảm xúc thường dễ chữa khỏi.

Khi mắc chứng rối loạn hành vi, cảm xúc cần phải được điều trị sớm. Việc điều trị cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các chuyên gia y tế và cả cộng đồng.

Người mắc chứng rối loạn hành vi thường khó kiểm soát và không tuân theo nguyên tắc nào cả. Bệnh rối loạn hành vi có thể được nhận biết thông qua một số hành vi sau:

  • Người mắc bệnh cư xử hung hãn với những người và đồ vật xung quanh
  • Uống rượu, hút thuốc, làm những hành động gây hại cho bản thân
  • Người mắc bệnh thường xuyên có những hành vi tiêu cực, không tuân theo các quy định, quy tắc xã hội
  • Thường gây gổ, đánh nhau, nói dối, ăn cắp...
  • Việc hòa nhập với xã hội trở nên khó khăn

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc thường sẽ có những biểu hiện và triệu chứng sau đây:

  • Người bệnh thường có cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực
  • Luôn cảm thấy vô dụng, bất tài
  • Sức khỏe sụt giảm
  • Khó tập trung và ghi nhớ
  • Bồn chồn, đứng ngồi không yên, dễ cáu giận
  • Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, rối loạn tiêu hóa
  • Người mắc chứng rối loạn cảm xúc sẽ thấy chán ăn, hoặc ăn quá nhiều

Người mắc chứng rối loạn cảm xúc sẽ thường bồn chồn, đứng ngồi không yên, dễ cáu giận

Chứng rối loạn hành vi thường có rất nhiều nguyên nhân. Một số yếu tố gây ra bệnh gồm:

  • Do gen di truyền
  • Do não bị tổn thương hoặc do các chấn thương khác
  • Do các yếu tố về môi trường như bị lạm dụng, hoặc do tác động từ gia đình ( gia đình không hạnh phúc...)

Hiện nay, chứng rối loạn cảm xúc vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân. Nhìn chung, các chứng rối loạn cảm xúc phát sinh từ cả yếu tố di truyền và kết hợp với các yếu tố môi trường khác.

Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn hành vi, cảm xúc trước hết sẽ gây hại cho chính sức khỏe bản thân của người bệnh. Bên cạnh đó, những bệnh nhân này có thể có những hành vi ảnh hưởng tới những người xung quanh:

  • Làm những hành động gây hại cho bản thân, ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Có những hành động phá phách, hung hãn gây ảnh hưởng tới những người xung quanh
  • Khó thích nghi với xã hội, cô lập mình
  • Hay gây gổ, không thực hiện theo nguyên tắc xã hội
  • Hay cáu gắt, tức giận
  • Không tự chủ được hành vi và cảm xúc cá nhân

Người mắc chứng rối loạn hành vi, cảm xúc hay gây gổ, không thực hiện theo nguyên tắc xã hội

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn hành vi, cảm xúc cần được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra các bài kiểm tra tâm lý để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra các phương án điều trị chứng rối loạn hành vi khác nhau. Các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp trị liệu về hành vi hoặc trò chuyện để giúp người bệnh bày tỏ và kiểm soát cảm xúc đúng mực.

  • Phương pháp trị liệu hành vi tâm lý: giúp bệnh nhân nhận thức rõ ảnh hưởng của cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi. Suốt quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ học được cách kiểm soát và thay đổi suy nghĩ tiêu cực đến hành vi của mình.
  • Trong trường hợp rối loạn tâm thần khác nhau, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị các bệnh này

Hiện nay, chứng rối loạn hành vi, cảm xúc ngày càng gia tăng. Để điều trị hiệu quả cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, gia đình là nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, cũng với nhà trường có các phương pháp giáo dục hợp lý. Bên cạnh đó, khi các đối tượng mắc chứng rối loạn cần phải được đến ngay các cơ sở uy tín để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhiều vấn đề rối loạn phát triển về cả tâm lý và phát triển.

Hoạt động từ tháng 4/2019, Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, tiếp nhận năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần.

Phòng khám có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ là các giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, có khả năng triển khai thực hiện các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ khám chữa bệnh về tâm thần, trong đó có điều trị rối loạn hành vi, cảm xúc.

  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi - Chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với kinh nghiệm 07 năm làm việc tại vị trí là giảng viên Đại học Y Hà Nội đồng thời là thành viên của Hội Tâm thần học Việt Nam.
  • ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân - Bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 05 năm kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý, được đào tạo tại các trường Đại học uy tín, thực hành chuyên sâu về chuyên môn tại Cộng Hòa Pháp.
  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến - Bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 06 năm là giảng viên Bộ môn Tâm Lý - Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương cùng kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý như: Rối loạn cảm xúc, Các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ....

Khách hàng có thể trực tiếp tại Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ theo số hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Khi bị người tâm thần đánh gây thương tích, người bị hại sẽ phải khởi kiện người bị tâm thần để chịu trách nhiệm hay người nào khác, để đòi quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn nội dung trên qua bài viết sau.

Trách nhiệm khi bị người tâm thần gây thương tích

1. Người tâm thần được hiểu như thế nào?

  • Là những người có tâm lý hoặc hành vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường.
  • Để khẳng định một NGƯỜI BỊ TÂM THẦN hay không thì căn cứ Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
  • Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần). Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

2. Hình phạt Tội cố ý gây thương tích

Tội phạm được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Phiên tòa xét xử tội phạm

Người nào cố ý gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa “bệnh” cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm

Khung hình phạt cho hành vi cố ý gây thương tích

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134.

Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134.

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

  • Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm

3. Người bị tâm thần có bị xử lý hình sự không ?

  • Căn cứ Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 thì khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Tuy nhiên, khi họ thực hiện hành vi phạm tội Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
  • Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng bị tâm thần thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Như vậy, tùy vào thời điểm nào người phạm tội bị tâm thần thì sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Trách nhiệm bồi thường khi bị người tâm thần đánh gây thương tích

Bồi thường thường thiệt hại cho người khác

  • Căn cứ Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 thì khi bị người tâm thần “đánh” gây thương tích gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
  • Nếu người giám hộ cho người bị tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
  • Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

5. Mức bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì người gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại cho người đó những chi phí sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;

Trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Video liên quan

Chủ đề