Dinh dưỡng lâm sàng là gì năm 2024

Để tăng cường hoạt động dinh dưỡng lâm sàng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh, chiều ngày 30/08/2022, BVĐK Thanh Vũ Medic Bạc Liêu phối hợp cùng công ty Dinh dưỡng 3A tổ chức hội thảo khoa học “Tăng cường dinh dưỡng lâm sàng trong điều trị bệnh nhân nặng” . Chương trình hân hạnh được đón tiếp BS.CKII Dương Thị Kim Loan - Trưởng khoa dinh dưỡng - Bệnh viện Thống Nhất đến chia sẻ những kiến thức quan trọng về tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Cùng các bác sĩ, điều dưỡng đang công tác tại BVĐK Thanh Vũ Medic (tại 3 cơ sở) tham dự trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu.

Dinh dưỡng lâm sàng là gì năm 2024

Dinh dưỡng lâm sàng là gì năm 2024

Tại hội thảo, BS.CKII Dương Thị Kim Loan trình bày báo cáo về tối ưu hóa dinh dưỡng lâm sàng trong điều trị bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Thống Nhất; BS. Châu Hoàng Phi trình bày báo cáo ca lâm sàng can thiệp dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng tại khoa ICU tại Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Bạc Liêu; Đại diện Công ty 3A trình bày giải pháp dinh dưỡng tiêu hóa giúp tối ưu hiệu quả điều trị trên bệnh nhân nặng. Qua đó cho thấy người bệnh nội trú nếu được hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với những người chỉ được chăm sóc thông thường.

Dinh dưỡng lâm sàng là gì năm 2024

Dinh dưỡng lâm sàng là gì năm 2024

Dinh dưỡng lâm sàng là gì năm 2024

Dịp này, các đại biểu cũng cùng nhau trao đổi, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dinh dưỡng lâm sàng cho bệnh nhân nặng. Theo đó đưa ra những góp ý, đề xuất như: cần xây dựng chế độ ăn và lưu ý chế biến thức ăn đa dạng; khuyến khích dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa sớm cho người bệnh nặng và người bệnh sau phẫu thuật khi có chỉ định để nâng cao thể trạng, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng; người bệnh có bệnh lý đái tháo đường, tim mạch cần ăn theo chế độ bệnh lý nhằm kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, lipid máu… từ đó giảm tiến triển của bệnh; nhân viên phụ trách dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng cần tiếp tục nâng cao kỹ năng tư vấn dinh dưỡng để người bệnh hiểu và áp dụng chế độ ăn bệnh lý phù hợp với sức khỏe.

Nếu như trước đây chúng ta chỉ tập trung vào phác đồ điều trị và thuốc sử dụng như thế nào khi điều trị một người bệnh thì hiện nay dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị một người bệnh, mà nhất là người bệnh tại các khoa nặng như ICU.

Dinh dưỡng điều trị (hay còn gọi là dinh dưỡng lâm sàng) là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp. Vì thế việc duy trì chế độ dinh dưỡng đúng và đủ liều lượng rất quan trọng. Đặc biệt ở những người bệnh đang điều trị cần phải dựa vào một số yếu tố như sự tổn thương của cơ quan bị bệnh, phản ứng, quá trình hồi phục, cơ chế điều hòa, thích nghi của cơ thể,.... Ngoài ra dinh dưỡng hợp lý còn nhằm mục đích phòng bệnh. Khi bệnh còn ở giai đoạn phát triển kín đáo, nếu chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Thông qua buổi hội thảo đã giúp các đại biểu nhận thức rõ hơn vai trò của dinh dưỡng lâm sàng, và tích cực triển khai các biện pháp phù hợp để hoạt động dinh dưỡng lâm sàng cho bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Thanh Vũ đạt hiệu quả tối ưu./.

[VOV2] - Hiện số lượng, tỷ lệ cử nhân dinh dưỡng trên giường bệnh còn thiếu theo quy định của Bộ Y tế. Cử nhân dinh dưỡng chưa có quyền chủ động trong việc thăm khám tư vấn dinh dưỡng, hầu hết phụ thuộc vào bác sĩ dinh dưỡng.

Trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Viện Dinh Dưỡng quốc gia đã phối hợp với Quỹ Ajinomoto tổ chức hội thảo quốc tế về “Phát triển năng lực hệ thống trong công tác Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế tại Việt Nam”. Hội thảo có sự tham gia của gần 300 đại biểu trong nước và quốc tế. Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ thông tin về những kết quả đạt được và khó khăn thuận lợi của hoạt động dinh dưỡng lâm sàng tiết chế tại Việt Nam.

Theo PGS. TS Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế là một trong những hoạt động quan trọng của công tác dinh dưỡng. Tại nước ta, chương trình đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế được bắt đầu từ năm 2013, hiện đã đào tạo được 785 cử nhân dinh dưỡng. Tuy nhiên, với gần 1.500 bệnh viện, số lượng cử nhân dinh dưỡng hiện nay chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế.

“Những yếu tố về nguồn lực đầu tư, công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cũng như truyền thông dinh dưỡng với người dân còn hạn chế. Hiện số lượng, tỉ lệ cử nhân dinh dưỡng trên giường bệnh còn thiếu theo quy định của Bộ Y tế, kỹ năng đánh giá dinh dưỡng, tư vấn phục hồi chức năng từng bệnh nhân, từng loại bệnh cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở tuyến cơ sở..." - PGS. TS Trần Thanh Dương nói.

Bên cạnh đó, theo GS.TS Lê Danh Tuyên, Chủ tịch Hội Tiết chế dinh dưỡng Việt Nam, hiện nay chúng ta chưa có quy định rõ ràng về việc cử nhân dinh dưỡng sau tốt nghiệp cần trang bị thêm cái gì để được cấp chứng chỉ hành nghề. Cử nhân dinh dưỡng cũng chưa có quyền chủ động trong việc thăm khám tư vấn dinh dưỡng, hầu hết phụ thuộc vào bác sĩ dinh dưỡng. Tại các bệnh viện, cử nhân dinh dưỡng chưa được coi trọng, khoa dinh dưỡng còn mới và đặc biệt "một số lãnh đạo bệnh viện không nghĩ khoa dinh dưỡng là một phần để giúp đỡ bệnh nhân khỏe mạnh, chưa coi dinh dưỡng là phương tiện điều trị...".

Tham luận tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản trong ngành Dinh dưỡng tiết chế đã chia sẻ thông tin về kinh nghiệm, quy trình cấp chứng chỉ hành nghề đối với cử nhân dinh dưỡng và công tác phối hợp đa khoa trong điều trị dinh dưỡng cho người bệnh ở các lĩnh vực ngoại khoa, hồi sức tích cực.

"Đây là những kinh nghiệm vô cùng quý báu cho Việt Nam để thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng tiết chế, bởi dinh dưỡng tiết chế đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện các tuyến" - PGS. TS Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khẳng định.

Làm sao để biết mình bị suy dinh dưỡng?

Triệu chứng bệnh Suy dinh dưỡng.

Mệt mỏi, uể oải, giảm vận động..

Teo dần lớp mỡ dưới da..

Lớp cơ lỏng lẻo, giảm khối lượng..

Vết thương lâu lành hơn bình thường..

Dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng do sức đề kháng giảm..

Giảm hoạt động tình dục..

Khả năng sinh sản kém..

Khoa Dinh dưỡng lâm sàng là gì?

Dinh dưỡng lâm sàng: khám, tư vấn, điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Tiết chế: cung cấp suất ăn cho bệnh nhân phù hợp bệnh lý và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Số bệnh nhân được cung cấp suất ăn tận giường 300- 500 bệnh nhân ngày, trên 1000 suất ăn, gồm 3-6 bữa/ngày, chế độ dinh dưỡng theo bệnh lí.

Tại sao cần bổ sung dinh dưỡng?

Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm đúng cách. Thực phẩm là nguồn cung các dinh dưỡng tích cực cho mọi vận động của cơ thể. Nhờ sự bổ sung đúng và đủ cơ thể sẽ phát triển và khỏe mạnh hơn. Mọi hoạt động của cơ thể dù chỉ là thở hay tiêu hóa thức ăn cũng cần có năng lượng để hoạt động bình thường.

Dinh dưỡng là gì cho ví dụ?

Dinh dưỡng là việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo dạng thức ăn cho các tế bào để duy trì sự sống. Dinh dưỡng bao gồm các hoạt động như: Ăn, uống, hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng, sự bài tiết chất thải.