Điểm giống nhau giữa giải thể và phá sản

Phá sản và giải thể là hai trong số các hình thức chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân. Nhìn chung, phá sản và giải thể có một số điểm giống nhau nhưng về đặc điểm, bản chất pháp lý thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

Điểm giống nhau giữa giải thể và phá sản

So sánh giải thể và phá sản doanh nghiệp

Theo Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

1. Điểm giống nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Những điểm giống nhau:

– Đều là phương thức làm chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp (trừ trường hợp sau khi tuyên bố phá sản có người mua doanh nghiệp);

– Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản, thoanh toán các khoản nợ (nhưng thanh toán như thế nào thì tùy loại phương thức).

2. So sánh sự khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Dưới đây là các tiêu chí so sánh giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp để bạn đọc có thể tham khảo:

Tiêu chí so sánh Giải thể Phá sản
Căn cứ Luật Doanh nghiệp  2014 Luật Phá sản 2014
Lý do – Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Phá sản 2014, các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ; phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro. Như vậy, doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ.
Điều kiện – Chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài Không yêu cầu
Người có quyền, nghĩa vụ yêu cầu – Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn)

– Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần);

– Các thành viên hợp danh (nếu là công ty hợp danh).

– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Chủ DNTN, Chủ tịch HĐQT của CTCP, Chủ tịch HĐTV của Công ty TNHH2TV trở lên, chủ sở hữu công ty TNHHMTV, thành viên hợp danh của CTHD

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Tính chất của thủ tục Thủ tục hành chính thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Thủ tục tư pháp thực hiện theo Luật phá sản
Nơi thực hiện Cơ quan đăng ký kinh doanh Tòa án
Trình tự, thủ tục – Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

– Tổ chức thanh lý tài sản:

– Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức liên quan

– Thông báo tình trạng doanh nghiệp

– Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

– Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh

– Nộp đơn và nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

– Thương lượng rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

– Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do thương lượng không thành

– Quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ để mở

– Tổ chức Hội nghị chủ nợ

– Tòa án tuyên bố công ty phá sản

– Thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án

Thứ tự thanh toán tài sản – Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

– Nợ thuế;

– Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

– Chi phí phá sản;

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Sau khi thanh toán xong phần còn lại sẽ được chia cho chủ doanh nghiệp (Chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ sở hữu công ty TNHH1TV; Thành viên của công ty TNHH2TV trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; Thành viên của Công ty hợp danh)

Hậu quả pháp lý Bị xóa tên doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thành công phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động

Hạn chế của chủ doanh nghiệp sau khi thực hiện Không quy định Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản (không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản với lý do bất khả kháng)

Trên đây là những chia sẻ của HAVIP LAW về thủ tục phá sản và giải thể doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên có thề giúp bạn biết thêm các thông tin pháp lý luật liên quan khi doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện.

Link bài viết: https://havip.com.vn/so-sanh-giai-the-va-pha-san-doanh-nghiep

Link trang chủ: https://havip.com.vn/

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể chỉ sự không còn hoặc làm cho không còn đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể, một tổ chức nữa. Theo đó, giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Khoản 6Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CPquy định về tình trạng của doanh nghiệp đã giải thể

"là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp”.

Khi thực hiện xong thủ tục giải thể doanh nghiệp, tình trạng này sẽ được cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Khi nào được giải thể doanh nghiệp?

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có 04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, bao gồm:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Theo đó, doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo hai hình thức chính:

- Giải thể tự nguyện;

- Giải thể bắt buộc (Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan, bao gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước …

3. Khái niệm phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản

Hiện tượng phá sản phát sinh từ rất sớm. Lịch sử phá sản của thế giới ghi nhận rằng Italia là nước khai sinh ra đạo luật phá sản đầu tiên từ thời kì La Mã. Đến thời kì Trung cổ, các quốc gia châu Âu cũng ban hành luật phá sản. Lúc đầu luật này được áp dụng vào lĩnh vực thương nghiệp, sau đó mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tượng phá sản trở nên phổ biến trong thời kì tư bản chủ nghĩa, nó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hình thành nên những tập đoàn kinh tế tư bản độc quyền.

Về phương diện ngôn ngữ hiện có khá nhiều thuật ngữ dùng để thể hiện khái niệm này: Trong tiếng La tinh có hai từ: Rum, Banca Rotta; trong tiếng Anh có các từ như Insolvency, Bankruptcy;

Trong tiếng Việt, theo tinh thần của Luật Thương mại năm 1972 của chính quyền Sài Gòn trước đây, thuật ngữ “khánh tận” dùng để chỉ phá sản thương gia còn “vỡ nợ” dùng để chỉ sự phá sản của cá nhân, ngoài ra phá sản còn được nhìn nhận là một thủ tục tư pháp thanh toán tài sản. Hiện nay, trên cơ sở Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật Phá sản năm 2004 vàLuật Phá sản năm 2014, khái niệm phá sản được xem xét dưới hai bình diện:

1. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và

2. Phá sản là thủ tục phục hồi hoặc xử lý nợ đặc biệt.

4. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi nào?

TheoLuật Phá sản năm 2014:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán".

Như vậy, khái niệm này được Luật Phá sản năm 2014 xác định theo tiêu chí định lượng và dấu hiệu duy nhất để xác định khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đó là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Như vậy, tương tự như pháp luật phá sản các nước trên thế giới, Luật Phá sản coi việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để xem xét mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mà không cần phải xem xét đến các dấu hiệu khác như Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định. Tuy nhiên, cách xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ở các nước trên thế giới không hoàn toàn giống nhau.Ví dụ-.Theo pháp luật của Singapore, con nợ có thể bị tuyên bố phá sản khi không trả được khoản nợ từ 2000 đôla Singapore trở lên; theo Luật Phá sản của Nhật Bản, khi một người mắc nợ ngừng trả tiền thì người đó coi được coi là không trả được nợ; Còn theo pháp luật phá sản của Cộng hoà Pháp, mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi lâm vào tình trạng ngừng thanh toán thi đều phải khai báo trong thời hạn 15 ngày để mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý doanh nghiệp ...

Khác với Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Phá sản không quy định các dấu hiệu cụ thể để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Điều đó thể hiện sự tiến bộ của Luật Phá sản, phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu dâu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn cần xem xét một số khía cạnh cụ thể sau:

Thứ nhất,mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản. Doanh nghiệp có thể còn rất nhiều tài sản mà vẫn mất khả năng thanh toán, chỉ vì tài sản đó không thể bán được, cho nên doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ.

Thứ hai,mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là không thể trả được nợ, không có lối thoát, trừ phi cỏ sự can thiệp của Toà án hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ.

Thứ ba,đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có giao kết bất kì hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì những khoản nợ này được coi là cơ sở để đánh giá tình hạng phá sản của doanh nghiệp. Nhưng ở đây cũng cần phân biệt với các khoản nợ do chủ doanh nghiệp tư nhân xác lập trên cơ sở những hợp đồng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình họ vì nó không xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư,pháp luật không nhất thiết quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi vì tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau, có thể có những doanh nghiệp nợ vài ba chục triệu nhung không có cách gì để trả, trong lúc cũng có những doanh nghiệp nợ tới vài ba trăm triệu vẫn có khả năng thanh toán bình thường.

Thứ năm,bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ làtráhình, che đậy tình hạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều phương tiện gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản nhiều lần để vay tiên ngân hàng...

Tóm lại,theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở bình diện tình hình tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, phá sản là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hay doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục giải quyết yêu cầu và có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án. Dấu hiệu này của khái niệm phá sản được Luật Phá sản năm 2014 ghi nhận, theo đó:

"Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phả sản”(khoản 2 Điều 4).

5.So sánh giải thể và phá sản?

câu hỏi:Thưa luật sư: Do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, doanh thu của công ty không đảm bảo cho hoạt động của công ty, công ty tôi đang tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động công ty nhưng không biết đó là giải thể hay phá sản. Mong luật sư so sánh giúp tôi!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

- Cơ sở pháp lý:

-Luật doanh nghiệp năm 2014

- Luật sư tư vấn:

So sánh giải thể và phá sản

Giống nhau:Phá sản và giải thể doanh nghiệp đều đưa đến một hậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Khác nhau:

Tiêu chí

Phá sản

Giải thể

Chủ thể có yêu cầu, nộp đơn

Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên,

Cổ đông/ nhóm cổ đông (từ 20% vốn liên tục trong 06 tháng).

Công đoàn, người lao động.

Chủ nợ

Người đại diện theo pháp luật.

Thành viên hợp danh.

Chủ doanh nghiệp

Hội đồng thành viên,

chủ sở hữu công ty

Đại hội đồng cổ đông.

Tất cả thành viên hợp danh.

Bản chất của thủ tục

Là thủ tục tư pháp, là hoạt động của một cơ quan nhà nươc duy nhất- Tòa án có thầm quyền tiến hành theo những trình tự, thủ tục quy định tại LPS

Là thủ tục hành chính, là giải pháp mang tính chất tổ chức do doanh nghiệp tự mình quyết hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định giải thể

Lý do

Do sự mất khả năng thanh toán đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu

Do không đồng nhất với các các loại hình doanh nghiệp và rộng hơn lý do phá sản

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết

Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Các đối tượng có quyền yêu cầu có quyền ra quyết định giài thể (chủ doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông…)

Thứ tự thanh toán

Chi phí phá sản;

Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,

Bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động

Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

khoản nợ phải trả cho chủ nợ.

Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động

Nợ thuế;

Các khoản nợ khác

Hậu quả pháp lý

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

Bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Việc hạn chế với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành

Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành

Trong khoảng 3 năm.

Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành không bị hạn chế

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê