Đi xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu năm 2024

Xe không chính chủ đã đăng ký biển 5 số thì mặc định là biển số định danh của người đứng tên trên giấy đăng ký xe chứ không phải của người đang sử dụng.

Từ 15/8, khi thông tư 24/2023 của Bộ Công an có hiệu lực, biển số ôtô, xe máy được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe, còn gọi là biển số định danh. Những người đang sở hữu biển 5 số sẽ mặc định là biển số định danh.

Xưa nay biển số đi theo xe, còn sắp tới khái niệm biển số định danh ra đời để quản lý theo kiểu "biển số đi theo người". Bởi thế những xe 5 số không chính chủ thì biển đó mặc định là biển số định danh của người đang đứng tên trên giấy đăng ký xe. Chủ xe trong trường hợp này được xác định là chủ cũ chứ không phải người đang sử dụng.

Người đang sử dụng xe không chính chủ sẽ bị xử phạt nếu không làm thủ tục sang tên. Người đi sang tên phải nộp giấy khai đăng ký xe, trong đó ghi rõ quá trình mua bán và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xe; nộp thêm chứng từ chuyển quyền sở hữu của chủ xe và người bán cuối cùng (nếu có) và nộp lệ phí trước bạ.

Đi xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu năm 2024

Biển số ôtô có hai loại là dài và ngắn. Ảnh: Ngọc Thành

Từ sau 15/8, người sở hữu xe không chính chủ sẽ xảy ra hai trường hợp khi đi sang tên. Một là, họ nếu còn giấy tờ mua bán sẽ bị xử phạt hành chính, sau đó làm thủ tục đăng ký sang tên.

Hai là không còn giấy tờ mua bán, công an sẽ phải niêm yết công khai trong 30 ngày rồi gửi thông báo cho người đang đứng tên trên đăng ký xe. Khi không có khiếu kiện, công an sẽ ra quyết định xử phạt hành chính sau đó làm thủ tục sang tên.

Chủ cũ liên đới thế nào nếu người đi xe không chính chủ gây tai nạn?

Thông tư 24 quy định từ ngày 15/8 khi bán xe, chủ xe phải nộp lại đăng ký, biển số cho công an để làm thủ tục thu hồi chứ không được giao cho chủ mới. Trong 30 ngày, kể từ khi làm giấy tờ bán xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi nếu không sẽ bị xử phạt hành chính. Với xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 800.000 đến 2 triệu đồng; với ôtô, mức phạt 2-4 triệu đồng, tổ chức bị phạt gấp đôi.

Ngoài bị xử phạt như trên, khi bán xe nhưng không sang tên, biển số định danh vẫn quản lý theo chủ cũ thì trường hợp xảy ra tai nạn sẽ giải quyết thế nào?

Theo thông tư 24, chủ xe phải chịu trách nhiệm pháp lý với xe được gắn với biển số định danh của mình. Do đó, khi xe có liên quan đến tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật... thì chủ xe phải chịu trách nhiệm liên quan. Khi xác minh, điều tra, công an sẽ làm việc với chủ xe đầu tiên.

Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo, khi thực hiện chuyển nhượng, mua bán xe cần thực hiện sang tên đổi chủ ngay theo đúng quy định để tránh các vấn đề về pháp lý.

Rất nhiều quy định mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn chưa nắm rõ, đặc biệt, lỗi xe chính chủ hay không sang tên khi mua bán, biếu tặng. Vì vậy, không ít trường hợp vẫn còn nhiều thắc mắc khi đề cập đến lỗi phạt xe không chính chủ.

Hiểu đúng về lỗi phạt xe không chính chủ

Đi xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu năm 2024

Không có lỗi xe không chính chủ. Ảnh ST.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hiện nay không có lỗi nào gọi là lỗi đi "xe không chính chủ" như thói quen mà nhiều người vấn đề cập đến. Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ quy định về xử phạt đối với hành vi "không làm thủ tục đăng ký sang tên xe" để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.

Theo đó, khi mua xe, cho hoặc quà biếu tặng người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt lỗi xe không chính chủ. Do đó, người dân đi xe của người thân, bạn bè hay xe của bố mẹ thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

Chứng minh xe mượn bằng cách nào?

Nhiều người hiện nay bằn khoăn làm sao để CSGT biết được đó là xe đi mượn, hay sẽ phải chứng minh bằng cách nào khi bị dừng xe kiểm tra.

Theo đó, tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách sau.

- Thông qua việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông

- Công tác đăng ký xe.

Để không bị CSGT xử phạt lỗi không làm thủ tục sang tên, người dân khi tham gia giao trên đường cần mang đầy đủ các loại giấy tờ sau là được, dù tên trên Giấy đăng ký xe và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

- CMND/CCCD

- Giấy đăng ký xe

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô

- Bằng lái xe

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Mức phạt lỗi không sang tên xe mới nhất năm 2023

Theo quy định tại Điều 30, 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe sẽ bị xử phạt lỗi không sang tên xe như sau:

- Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với cá nhân và từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

- Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng đối với cá nhân và từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

Đi xe không chính chủ bị phạt thế nào?

Vì vậy, điều khiển xe không chính chủ không chỉ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân và từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức, mà còn có thể bị thực hiện tạm giữ phương tiện nếu vi phạm nằm trong các quy định nêu trên.

Cấm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, người có hành vi nhận cầm xe không chính chủ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn buộc phải nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm. Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Đi xe không chính chủ cần mang theo những giấy tờ gì?

Giấy đăng ký xe..

Giấy phép lái xe..

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới..

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ô tô)..

Chưa đủ tuổi lái xe 150cc phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo.