Cá voi xanh có bao nhiêu răng năm 2024

Các nhà khoa học Australia phát hiện, tổ tiên của loài cá voi xanh to lớn và hiền lành ngày nay từng là những kẻ đi săn nguy hiểm, có thể bắt và giết con mồi bằng hàm răng sắc nhọn, theo International Business Times.

Cá voi tấm sừng hàm là một trong số những loài động vật lớn nhất đại dương. Chúng gồm cá voi xanh, cá voi đầu bò phương nam, cá voi lưng gù và một số loại khác. Chúng ăn bằng cách dùng những sợi dài trong miệng, gọi là tấm sừng hàm, lọc các loài động vật nhỏ như nhuyễn thể.

Phương pháp này khiến cá voi tấm sừng hàm trở thành một trong số những loài vật ăn uống hiệu quả nhất Trái Đất, giúp cá voi xanh đạt được kích thước cơ thể ấn tượng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ cơ chế tiến hóa tạo nên hệ thống hiệu quả này.

Cá voi xanh có bao nhiêu răng năm 2024

Tấm sừng hàm giúp cá voi lọc thức ăn hiệu quả. Ảnh: Alchetron.

Giả thuyết phổ biến nhất về quá trình cá voi có răng tiến hóa thành cá voi tấm sừng hàm là, răng của cá voi cổ đại tạo thành kiểu zig-zag cho phép những chiếc răng cứng có thể hoạt động tương tự như chức năng sàng lọc.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Australia phủ nhận giả thuyết này. Khi tiến hành quét 3D hóa thạch cá voi Janjucetus, một loài cá voi xanh đã tuyệt chủng, tại Bảo tàng Victoria và Đại học Monash, các nhà khoa học nhận thấy răng của chúng không thể đóng vai trò như vậy.

"Các kết quả lần đầu tiên cho thấy, cá voi tấm sừng hàm cổ đại có răng cực kỳ sắc nhọn với chức năng duy nhất là xẻ thịt con mồi", Erich Fitzgerald, quản lý cấp cao của bộ phận sinh vật cổ có xương sống tại Bảo tàng Victoria cho biết.

"Trái với những gì nhiều người nghĩ, cá voi chưa bao giờ dùng răng làm bộ phận sàng lọc. Kỹ thuật lọc thức ăn đặc trưng của chúng được tiến hóa sau này, có lẽ là khi những chiếc răng hoàn toàn biến mất", ông bổ sung. Điều này rất giống hành vi ở những loài cá voi có răng ngày nay, ví dụ như cá voi sát thủ.

Răng của cá voi tấm sừng hàm cổ đại sắc nhọn như những loài săn mồi trên mặt đất. "Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện răng của Janjucetus sắc nhọn như những con sư tử châu Phi", Guardian dẫn lời Fitzgerald

Nhiều người lầm tưởng rằng, động vật có kích thước, trọng lượng cơ thể càng lớn thì càng có nhiều răng. Tuy nhiên, trên thực tế, động vật có nhiều răng nhất không nhất thiết liên quan đến trọng lượng cơ thể hay kích thước miệng.

Chính vì vậy, đối với động vật thân mềm, ốc sên, sên trần là hai trong số những loài vật có nhiều răng nhất thế giới. Cụ thể, sên trần là loài vật có nhiều răng nhất với khoảng 30.000 răng.

Mặc dù ốc sên không có hàm nhưng lại có tới 14.000 răng sắc như dao cạo. Răng của ốc sên, sên trần được được sắp xếp thành hàng trăm hàng trên các thớ cơ gọi là radula, có thể gọi là răng bao phủ trên lưỡi.

Hàng ngàn chiếc răng giống như một lưỡi dao cạo, bào mỏng thức ăn sau mỗi lần liếm. Do vậy, ốc sên có thể ăn mọi thứ từ rau cho đến thịt.

Trong khi đó, ở động vật có xương sống, không phải cứ động vật nào to lớn cũng có nhiều răng nhất. Bởi lẽ, cá voi xanh có kích thước và trọng lượng "khủng" nhưng lại không có răng nào.

Ngược lại, cá mập và cá heo nằm top đầu danh sách động vật có xương sống có nhiều răng nhất.

Cụ thể, một số loài cá mập có thể có tới 30.000 cái răng trong cuộc đời. Thông thường, khi răng cá mập bị rụng thì răng mới sẽ được thay thế sau 8 ngày.

Trong số những loài cá mập có nhiều răng thì cá mập voi có khoảng 300 hàm răng, với mỗi hàng có hàng trăm chiếc răng nhỏ.

Cá mập sử dụng hàm răng lớn này để săn mồi và ăn thịt "chiến lợi phẩm" mà chúng bắt được.

Ngoài cá mập, cá heo cũng có nhiều răng khi có tới 100 chiếc. Một số loài động vật có xương sống khác có nhiều răng có thể kể đến như: cá chó phương Bắc 300 răng, cá sấu mõm ngắn 80 răng, cá nhà táng có 60 răng, sư tử có 30 răng, gấu trúc trưởng thành 40 răng, loài chó có 42 răng...

Theo các nghiên cứu hóa thạch thì cá voi tấm sừng trước kia cũng có răng, sau này mới tiến hóa thành tấm sừng, vì vậy để phân loại 2 phân bộ này các nhà khoa học không thể chỉ dựa vào răng mà phải so sánh nhiều đặc điểm khác nữa.

Cá voi xanh không có răng; thay vào đó, chúng có những tấm lớn bao gồm lá cải, có kết cấu tương tự như móng tay. Sau khi nuốt một lượng nước biển khổng lồ, cá voi xanh sử dụng các tấm sừng làm sàng lọc để lọc nhuyễn thể khi nước biển đẩy ra khỏi con vật.

Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất trên Trái đất, dài tới 100 feet và nặng tới 200 tấn trở lên. Trong một ngày, một con cá voi xanh trưởng thành có thể ăn tới 4 tấn nhuyễn thể. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 10.000 đến 25.000 con cá voi xanh sống ở các đại dương trên thế giới.

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Thư giãn
  • Tag
  • Mới nhất
  • Cũ nhất