Đi một ngày đàng, học một sàng khôn nghĩa là gì

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam được biết đến là vô cùng đa dạng, mỗi câu tục ngữ đều có những ý nghĩa riêng về một vấn đề trong cuộc sống. Và tiêu biểu nhất chính là câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” luôn được mọi người truyền tai nhau để khuyến khích việc học tập mỗi ngày để tiến lên. Vậy câu tục ngữ này thực sự có những ý nghĩa như thế nào và muốn phê phán điều gì? Hãy cùng xem những phân tích chi tiết bên dưới.

Ý nghĩa của câu tục  ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Với câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nghĩa đen có thể được hiểu như sau: đi một ngày đàng có nghĩa là hành động đi đó đây của con người, sàng không chính là những kiến thức những kinh nghiệm mà chúng ta tiếp thu được. Vậy xét về mặt nghĩa đen, câu ca dao tục ngữ muốn nói đến việc muốn học hỏi và mở rộng kiến thức thì chúng ta cần phải đi nhiều và tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vô cùng nổi tiếng

Xét về mặt nghĩa bóng, câu tục ngữ gửi đến chúng ta một lời khuyên vô cùng giá trị. Đó chính là thế giới bên ngoài còn rất nhiều điều để học hỏi và kiến thức cần phải luôn được cập nhật mỗi ngày. Chính vì vậy mỗi người hãy nâng cao tinh thần tự học hỏi, luôn biết nắm bắt các cơ hội để trao dồi cho bản thân.

Bình luận về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Đây là một câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc học của mỗi người. Lời khuyên nên tích cực học tập và nên đi đó đây để trao dồi kiến thức là vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên, việc học phải đúng cách và đúng hướng mới đem lại hiệu quả cuối cùng. Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì thông tin xung quanh con người cũng đa dạng hơn và đến từ nhiều nguồn khác nhau. Muốn học hỏi thì cũng cần phải chọn lọc đâu là nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất.

Xách balo lên và đi để học được nhiều kiến thức mới

Tương tự điều đó, phương pháp học hỏi của con người cũng có rất nhiều cách khác nhau có thể ngồi ngay tại nhà là cũng học hỏi được bằng việc kết nối với Internet. Điều này có thể ảnh hưởng một phần đối với ý nghĩa của câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Bởi thời điểm ông cha ta cho ra đời câu tục ngữ này, khi đó công nghệ chưa phát triển nên con người được khuyến khích nên đi học hỏi đó đây. Ngày nay, khi ta có nhiều lựa chọn hơn thì nên bổ sung các phương pháp học tập của mình. Nhưng bạn đừng quên giá trị của câu “Đi một ngày đàng, học một sàn khôn” vẫn được giữ trọn vẹn và việc học hỏi bằng cách ra ngoài giao lưu mở mang kiến thức là một phương pháp học tốt.

Tự học không chỉ mang lại giá trị cho bản thân, đó còn là cách đóng góp cho xã hội. Bản thân bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều hành trang hơn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời đây cũng là cách để bạn mở rộng mối quan hệ xã hội của mình.  Và bạn dễ dàng hơn trong việc hướng đến thành công của chính mình. Mỗi người thành công chính là cách góp phần để toàn xã hôi thành công, phát triển và ngày càng tiến bộ hơn. Vậy làm thế nào để ta học tập đúng đắn?

Đó chính là cần phải xác định mục tiêu của việc học tập. Từ mục tiêu này ta mới dễ dàng tìm được đâu sẽ là phương pháp và cách thức học tốt nhất. Ví dụ, ngoài công việc văn phòng, bạn muốn tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác cho mình. Vậy thì đã đến lúc bạn cần ra ngoài để học hỏi. Khi đó bạn có thể tham gia vào các hội nhóm, các khóa học, các buổi giao lưu chia sẻ cùng các doanh nhân, … để tìm kiếm cho mình cách thức phù hợp. Đó cũng là một cách để bạn học tập.

Bên cạnh việc khuyến khích mỗi chúng ta nên thường xuyên ra ngoài để học tập, rèn luyện thì câu tục ngữ này còn mang một ý nghĩa phê bình những ai không tích cực học tập và rèn luyện. Nhất là những người có thói quen học vẹt, học tủ hoặc học nhưng không có định hướng và không có mục tiêu riêng cho bản thân. Và câu tục ngữ cũng phê phán những ai ngại học tập và không có tinh thần học hỏi người khác, luôn thu mình và không muốn giao tiếp đối với xã hội.

Hãy luôn học hỏi và kết nối với thế giới bên ngoài

Xã hội ngày nay càng hiện đại, con người sẽ không còn bị hạn chế việc học tập như thời xa xưa. Các kiến thức và nhiều điều lạ ở xung quanh vẫn còn rất nhiều, không phải chúng ta đều biết được mọi việc. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên tự chủ trong việc học tập của mình. Càng học nhiều càng có lợi cho bản thân khi tích góp được nhiều kinh nghiệm khác nhau. Mỗi kinh nghiệm đều sẽ là một hành trang vô cùng quý giá trong cuộc sống.

Những câu tục ngữ khác nói về việc học tập

Việc học tập là vô cùng quan trọng, ngoài kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam cũng có rất nhiều các câu tục ngữ nước ngoài hoặc những câu nói của các người nổi tiếng cùng ý nghĩa với “Đi một ngày đàng, học một sàn khôn”. Bạn cũng có thể tham khảo thêm hiểu hiểu rõ nhất giá trị của việc học.

Đầu tiên là một trong những câu nói kinh điển của Lenin “Học, học nữa, học mãi”. Cho thấy sự học của con người là không bao giờ dừng lại vì mỗi ngày xã hội phát triển thêm một bậc thì sẽ càng có nhiều điều để học. Do đó, việc học cần tiếp diễn mỗi ngày và liên tục không có điểm dừng.

Thứ hai, đó là một câu nói cũng cho thấy ý nghĩa về sự vô hạn của việc học của Yên Tử “Đời sống có hạn mà sự học thì vô hạn”.

Thứ ba, là một câu nói khuyến khích nên học tập từ một người khuyết danh “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Cho thấy, một người không biết cách học hỏi thường sẽ bị phê phán nhiều hơn là một người không biết nhưng cố gắng học hỏi từ người khác.

Thứ tư, “Đọc sách không bằng suy ngẫm. Học trường không hơn được trường đời” – Immanuel Kant. Câu nói một lần nữa nhấn mạnh rằng ngoài việc học ở trường thì việc học ngoài xã hội không kém phần quan trọng. Nơi đây có thể cho ta nhiều bai học đắc giá hơn cả những bài học trên trường lớp, trên giảng đường.

Thứ năm, “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phục” – Ngạn ngữ Gruzia. Câu ngạn ngữ này cho chúng ta thấy hạnh phúc sẽ được đơn hoa kết trái nếu ta là một người luôn cầu tiến, luôn không ngừng học hỏi.

Thứ sáu, “Hỏi một câu chỉ chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời” – Ngạn ngữ phương Tây. Đây là một câu ngạn ngữ có tính phê phán cực mạnh đối với những ai ngại ngần trong việc học hỏi, không biết nhưng vẫn cố tình không hỏi vì sợ người khác thấy được điểm yếu của mình. Tuy nhiên, chính sự dấu dốt ấy chính là nguyên nhân khiến bạn trượt dài trong việc thiếu hụt kiến thức dẫn đến thành công.

Hãy suy ngẫm thật kỹ về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và đồng thời tìm ra được cho mình cách thức học tập phù hợp. Từ hôm nay hãy luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi cơ hội mà bạn được học tập. Đừng ngần ngại mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, bạn chắc chắn sẽ nhận lại được nhiều giá trị nếu luôn luôn có tinh thần học hỏi từ mọi người.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn có ý nghĩa là gì? Đây là lời khuyên chúng ta không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết.

Trong cuộc sống này, nếu như không bắt kịp với xu hướng thời đại bạn sẽ trở thành người lạc hậu. Xã hội luôn cần những con người có trí tuệ, có đầu óc, có sự sáng tạo. Nếu như bạn cứ lủi thủi một mình, không đi đây đi đó, không giao tiếp quan hệ với mọi người, không chịu tiếp thu những kiến thức mới bạn sẽ sớm trở thành “ếch ngồi đáy giếng”. Ông cha ta từ xưa đã lưu truyền câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” để nói đến trí thức nhân loại là vô tận, luông có sự đổi mới con người phải luôn có ý thức tiếp thu học hỏi để nâng cao sự hiểu biết cho bản thân.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì?

Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người.

“Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân.

“Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe dễ hình dung về số lượng. Bởi lẽ, nhân dân ta từ xa xưa chủ yếu làm nông nghiệp nên cách nói “sàng khôn” phù hợp, dễ hiểu và mang tính chất dân dã đối với mọi người.

“Sàng” dùng để sàng lọc lúa gạo, ngũ cốc nên cách nói “sàng khôn” cũng ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức một cách có chọn lọc chứ không vơ cả. Bởi vậy, nhân dân ta mới nói “sàng khôn”, chứ không nói “rổ khôn” hay “túi khôn”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa, con người cứ đi “một ngày đàng” thì sẽ học được cả “một sàng khôn”, còn loanh quanh mãi lũy tre làng thì không khôn lên được.

Từ việc cắt nghĩa hình ảnh trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu phải luôn không ngừng học hỏi, đi khắp đó đây, từng trải cuộc sống để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được sự rộng lớn của tri thức là mênh mông, vô bờ, nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình trở nên kém hiểu biết, bởi vậy luôn đề cao sự chăm chỉ học hỏi, mở rộng kiến thức.

Câu tục ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có con ếch cả đời chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong cái giếng nên tầm nhìn hạn chế, kém hiểu biết. Đến khi được ra khỏi cái giếng thì vẫn giữ thái độ huênh hoang, không sợ ai cả, không chịu nhìn nhận thế giới rộng lớn bên ngoài nên đã bị có trâu dẫm bẹp.

Trong xã hội phát triển hội nhập như ngày nay, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lại càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Khoa học kỹ thuật, y học…trên thế giới ngày càng phát triển tiến bộ bượt bậc, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng, điều đó càng cần chúng ta phải nỗ lực không ngừng, chịu khó học hỏi, đi khắp năm châu các nước tiên tiến trên thế giới để học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất.

Liên tục học hỏi, liên tục tiếp thu tri thức nhân loại. Có thế thì đất nước ta mới trở nên giàu mạnh, nhân dân mới ấm no, hạnh phúc. Nếu không chịu học hỏi, tiếp thu thì đất nước sẽ bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh này, thì câu tục ngữ cùng lời răn dạy của cha ông ta là bài học quý báu hơn bao giờ hết.

Qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời đời phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Thế hệ trẻ ngày nay, sống trong một kỷ nguyên về công nghệ có rất nhiều điều kiện để phát triển bản thân. Do đó cần phải biết tận dụng những điều kiện vốn có để học tập, tiếp thu những hiểu biết về thế giới, tăng cường khả năng sáng tạo của bản thân. Góp phần hướng tới xây dựng một đất nước văn minh, giàu mạnh.

Video liên quan

Chủ đề