Đền ơn đáp nghĩa là gì

“Đền ơn đáp nghĩa” là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nghĩa cử tri ân, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tình cảm xuất phát từ trái tim mỗi người. Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), phóng viên Báo Thái Nguyên phỏng vấn đồng chí Vũ Văn Mão, Phó Giám đốc Sở Lao động - TB&XH (Sở) về các hoạt động tri ân; chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Đền ơn đáp nghĩa là gì
Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 2 từ trái vào), thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công với cách mạng dịp Tết Nguyên đán 2023.

P.V: Xin đồng chí cho biết kết quả công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm lo gia đình chính sách, gia đình người có công với cách mạng của tỉnh trong những năm qua?

Đ/c Vũ Văn Mão: Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, những năm qua, việc chăm lo đời sống cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được các cấp, ngành và đông đảo nhân dân tỉnh Thái Nguyên tích cực thực hiện. Từ đó kịp thời động viên, tạo điều kiện cho gia đình người có có công từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Hiện nay, Thái Nguyên đang quản lý trên 130.000 hồ sơ người có công (chiếm trên 11% dân số), với hơn 10.000 liệt sĩ, trên 93.000 người tham gia kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương; hơn 12.000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; hơn 2.600 bệnh binh, trên 13.500 người tham gia kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học; khoảng 300 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày; 3.500 cán bộ lão thành, tiền khởi nghĩa và người có công với cách mạng. Đặc biệt, toàn tỉnh có 582 Mẹ Việt Nam Anh hùng (hiện có 17 mẹ còn sống).

Tính từ năm 2018 đến năm 2022, toàn tỉnh đã đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được gần 38 tỷ đồng, trong đó sửa chữa 81 công trình ghi công liệt sĩ trị giá trên 35,7 tỷ đồng; hỗ trợ làm nhà ở cho 125 người có công với kinh phí gần 7,5 tỷ đồng.

Trợ cấp hàng tháng cho gần 20.000 người có công và thân nhân người có công; thăm và tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày 27/7 hàng năm với số tiền trên 86 tỷ đồng…

Cùng với đó, các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, tạo việc làm cho bản thân và con em gia đình chính sách. Qua đó giúp hàng nghìn người được chăm sóc sức khỏe, có nghề nghiệp và việc làm ổn định, cuộc sống ngày càng tốt hơn.

P.V: Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Sở đã tham mưu cho tỉnh tổ chức những hoạt động cụ thể như thế nào, thưa đồng chí?

Đ/c Vũ Văn Mão: Tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ ý nghĩa, trang trọng, thiết thực, như: Tổ chức triển khai Kế hoạch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức hoạt động kỷ niệm một cách thiết thực, sâu rộng; xây dựng chuyên mục Đền ơn đáp nghĩa trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, tuyên truyền trên Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh về các chủ trương, chính sách, chế độ hiện hành, các gương điển hình, mô hình người tốt - việc tốt trong thực hiện chính sách.

Tham mưu tổ chức đoàn lãnh đạo tỉnh đi thăm, tặng quà các gia đình chính sách và người có công ở các huyện, thành, thị; thăm, tặng quà người có công tại các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công trong và ngoài tỉnh; tổ chức tặng quà của Chủ tịch nước và trợ cấp của địa phương kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng; tổ chức dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử trong tỉnh và thắp nến tri ân...

P.V: Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, Sở tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp gì, thưa đồng chí?

Đ/c Vũ Văn Mão: Sở tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ưu đãi người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc và các hoạt động tri ân thiết thực đối với người có công.

Thường xuyên tôn vinh, đề cao vai trò gương mẫu, tích cực, ý chí tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống của các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công; nhân rộng các điển hình, tấm gương thương binh “tàn nhưng không phế”; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”…

Tập trung giải quyết những tồn đọng, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công; tiếp tục thực hiện tốt công tác tìm kiếm, quy tập, an táng mộ liệt sĩ; xây dựng, nâng cấp các nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ trở thành công trình văn hóa - lịch sử, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ…

Đền ơn có nghĩa là gì?

- Đền ơn đáp nghĩa là đạo lý, lòng nhân ái đã có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đạo lý đó được hình thành và phát triển từ đời này sang đời khác, thế hệ này đến thế hệ khác và đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay.

Biểu hiện của Đền ơn đáp nghĩa là gì?

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa cử thiêng liêng cao đẹp của Nhân dân ta nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ và những người đã cống hiến hy sinh một phần xương máu của mình để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc; đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về phẩm chất đạo đức cách mạng, truyền thống yêu nước ...

Hoạt động Đền ơn đáp nghĩa có ý nghĩa như thế nào?

Có thể khẳng định, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công trên địa bàn huyện là những hoạt động ý nghĩa, thể hiện sự tri ân, tình cảm và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với những mất mát, hy sinh của thế hệ cha anh đi trước.

Một phong trào truyền thống của đội để Đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh liệt sĩ neo đơn có công với nước đó là phong trào gì?

“Đền ơn đáp nghĩa” được toàn xã hội quan tâm Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, 76 năm qua, tại TPHCM và cả nước phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công được Đảng, Nhà nước và được toàn xã hội quan tâm.