Dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Ðây là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, và là một bệnh thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính. Chứng viêm mũi, họng tuy nhẹ dễ khỏi trong vòng 8-10 ngày, nhưng dễ lây sang những người xung quanh trong gia đình, lớp học.

Viêm mũi, họng cấp là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm khoảng 50-70% số trẻ bị bệnh. Vì trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong khi trẻ lớn và người lớn thở cả qua mũi và miệng, nên chỉ cần nghẹt mũi thì đã gây triệu chứng khó thở nặng.

Biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là sốt nhẹ hoặc không, kèm theo ho, chảy mũi, quấy khóc, khó bú, khó ngủ và thường thở há miệng do tắc đường thở chính ở mũi. Khi trẻ mắc bệnh này, bệnh có thể chuyển sang những biến chứng nặng hơn như viêm tai, viêm xoang, viêm họng, sưng họng tới mức nghẹt thở, viêm phổi.

Bác sĩ CKII. Hoàng Thị Thanh Bình - Phó trưởng Khoa Tai mũi, họng (BVÐK tỉnh) cho biết: “Trung bình mỗi ngày có hơn 10 trẻ đến khám và điều trị tại Khoa khám Tai, mũi, họng, đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi. Riêng trong quý I/2017, số liệu thống kê tại BVÐK tỉnh cho thấy, số trẻ em bị viêm mũi, họng cấp, viêm VA chiếm khoảng 60 ca. Ðây là bệnh thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính, do mũi, họng là phần đầu của đường hô hấp trên, không khí bị ô nhiễm là tác nhân gây bệnh chính!”.

Ở chứng bệnh này biện pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ làm thông mũi, họng bằng cách nhỏ các dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý rồi hút sạch dịch mũi, làm sạch đường hô hấp trên. Ngoài ra còn có thể dùng thuốc co mạch chống phù nề niêm mạc mũi, họng. Nên chú ý thời gian dùng thuốc co mạch không nên quá 3-5 ngày. Nếu trẻ có sốt trên 38,50C thì cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

Ðể phòng tránh viêm mũi, họng cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, khi trời nóng không nên để quạt thốc vào người trẻ; tránh để trẻ gặp nóng, lạnh đột ngột; vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra, cần để trẻ tránh thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi vì điều này cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi, họng.

Bác sĩ CKII.Hoàng Thị Thanh Bình lưu ý: “Viêm mũi, họng thật ra là bệnh phản ứng tạo miễn dịch ở trẻ, do đó cần giữ ấm cho trẻ, chăm sóc, làm các vệ sinh mũi, họng trước, có thể nhỏ mũi với các thuốc co mạch thông thường. Không nên dùng ngay các kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có dấu hiệu biến chứng; thuốc hạ nhiệt chỉ dùng khi có sốt cao kéo dài và có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nên phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách nâng cao thể trạng, sức đề kháng của trẻ, đảm bảo đủ dinh dưỡng, chống ô nhiễm môi trường chủ yếu ở gia đình, nhà trẻ như người lớn không nên hút thuốc lá, chỗ ở phải thoáng khí, sạch. Nếu có biểu hiện viêm mũi, họng nặng cần đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời”.

MINH ANH (Trung tâm TT - GDSK tỉnh)

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi bao gồm những triệu chứng phổ biến như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,… thường thấy ở trẻ dưới 6 tháng. Viêm mũi là một phản ứng xảy ra ở mắt, mũi và cổ họng khi các chất gây dị ứng trong không khí kích hoạt giải phóng histamine trong cơ thể. Histamine gây ngứa, sưng tấy và chất lỏng tích tụ trong lớp niêm mạc mỏng manh của đường mũi, xoang và mí mắt.

Khi bé bị viêm mũi có thể do bị viêm mũi dị ứng hoặc không. Dị ứng mũi có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm và thường xuyên hơn ở trẻ nhỏ. Thông thường các triệu chứng xảy ra là do gia đình có tiền sử bị loại bệnh này.

1/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng cấp là gì

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh là căn bệnh vẫn thường gặp. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng cấp phổ biến nhất:

+ Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, ho khan, ho có đờm

+ Sốt từ 38-39 độ, nước mũi chuyển sang màu đục

+ Biếng ăn, bú kém, quấy khóc, khó thở, nôn, đi ngoài phân lỏng

+ Co rút lồng ngực nếu tình trạng viêm lan xuống đường hô hấp dưới

2/ Nguyên nhân gây viêm mũi họng ở trẻ em

Viêm mũi là tình trạng viêm và sưng màng nhầy của mũi, gây ra bởi chảy nước mũi và nghẹt mũi và thường do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng theo mùa.

Viêm mũi được phân loại là dị ứng hoặc không dị ứng. Nguyên nhân của viêm mũi không dị ứng thường là do nhiễm virut do mũi là bộ phận thường bị nhiễm trùng nhất của đường hô hấp trên.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

+ Do phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể với tác nhân gây bệnh từ môi trường: bụi, nấm mốc, phấn hoa, cỏ, cây cối, động vật

+ Do tiền sử gia đình có người bị viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi không phải dị ứng

+ Viêm mũi cấp tính do virus: Thường là do cảm lạnh thông thường

+ Viêm mũi mãn tính: Do viêm hoặc nhiễm virut. Viêm mũi mãn tính gây tắc nghẽn mũi và trong trường hợp nghiêm trọng, đóng vảy, chảy máu thường xuyên và chảy mủ đặc, có mùi hôi, đầy mủ từ mũi.

3/ Trẻ sơ sinh bị viêm mũi có nguy hiểm không?

Trẻ em bị hen suyễn có nguy cơ cao bị viêm mũi. Viêm mũi dị ứng là một vấn đề phổ biến có thể liên quan đến bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, mối liên kết này không được chứng minh rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng vì viêm mũi khiến trẻ khó thở bằng mũi nên mũi khó hoạt động bình thường. Thở bằng miệng không làm ấm, lọc hoặc làm ẩm không khí trước khi đi vào phổi. Điều này có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn.

Do vậy, nói một cách dễ hiểu, tình trạng viêm mũi ở trẻ nhỏ sẽ có thể bị hen suyễn dẫn đến các nguy cơ bệnh nặng, sau cùng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh viêm mũi có thể gây ra các biến chứng như viên xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới… hoặc viêm cơ tim, viêm khớp ở những tình trạng bệnh nặng hơn.

Vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không nên để các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi kéo dài ngày qua ngày, mà hãy tìm cách để khắc phục ngay.

4/ Cách điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh

Làm thế nào để thuyên giảm các triệu chứng khi bé bị viêm mũi họng. Nếu tình trạng của bé còn nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi thấy con không đỡ mà triệu chứng còn nặng hơn, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp nhất.

Vệ sinh mũi và họng cho trẻ

Để cải thiện dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi, ba mẹ có thể vệ sinh mũi và họng cho con. Đây là cách cơ bản và thiết yếu nhất để bệnh của bé nhanh chóng tiến triển tốt. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con, sau đó dùng khăn mềm để lau mũi.

Chú ý vệ sinh cho con 2 lần một ngày và thực hiện thật nhẹ nhàng tránh gây tổn thương niêm mạc non nớt của con.

Thực hiện cách hạ sốt

Khi trẻ có biểu hiện sốt, đầu tiên hãy cho con nằm ở nơi thông thoáng với nhiệt độ phòng bình thường. Mẹ dùng khăn ngâm nước ấm và lau người cho bé, chủ yếu lau ở phần nách và bẹn.

Giúp bé dễ thở hơn

Ba mẹ có thể giúp trẻ bị viêm mũi dễ thở hơn nếu bé đang bị nghẹt bằng một số cách như:

+ Xông hơi cho bé bằng tinh dầu

+ Đặt máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ

+ Xoa tinh dầu vào gan bàn chân, phần ngực…

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Có nhiều loại thuốc sẽ hỗ trợ tốt trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi. Dưới sự chỉ định của bác sĩ, ba mẹ hãy dùng đúng loại thuốc để trị viêm mũi tốt cho con. Chú ý không tự ý dùng loại thuốc mình cho là đúng để tránh gây nên những tác dụng không mong muốn.

5/ Cách chăm sóc và phòng chống viêm mũi họng cho bé

Trong quá trình nuôi dưỡng con, bạn rất khó tránh khỏi những lần con bị ốm. Tuy nhiên, chỉ cần bản thân để ý và thực hiện những mẹo chăm sóc thật tốt, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở con, đặc biệt là bệnh viêm mũi họng qua những gợi ý sau.

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi như thế nào?

Nếu dịch mũi lỏng, ba mẹ hãy dùng khăn mềm lau cho bé thường xuyên. Khi dịch mũi đặc, hãy dùng nước muối sinh lý có tác dụng làm loãng để lấy gỉ mũi dễ dàng. Trong quá trình chăm sóc, ba mẹ không được lạm dụng bất kỳ dụng cụ gì vì có thể gây tổn thương niêm mạc.

Để giúp bé mau khỏi bệnh, mẹ hãy tăng cường dinh dưỡng cho bé trong các bữa ăn hàng ngày. Trong thực đơn, hãy thêm những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất vitamin tốt nhằm giúp bé nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, khi con quấy khóc nhiều do viêm mũi, các mẹ nên vỗ về và dỗ dành bé, không nên cáu gắt với con.

Phòng bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh

Trước khi phải đối phó với các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng, ba mẹ có nhiều thứ để làm nhằm giúp phòng tránh nó. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên làm để hạn chế nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh.

+ Giữ ấm cho bé vào thời tiết lạnh, nhất là vùng cổ, ngực và gan bàn chân

+ Vệ sinh miệng, họng, mũi cho bé đúng cách

+ Loại bỏ thói quen dùng tay ngoái mũi của con

+ Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

+ Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng

+ Tiêm vắc xin phòng đầy đủ cho bé

Nhìn chung, các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi là tình trạng vẫn thường xuyên xảy ra vì sức đề kháng của bé còn rất yếu. Ngoài việc cố gắng thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà hiệu quả, ba mẹ cũng cần theo dõi triệu chứng của bé để biết được những biểu hiện lạ. Khi đó, đã đến lúc cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị tốt.

Video liên quan

Chủ đề