Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên

Trong âm nhạc, đệm hát là cách thức dùng cây đàn đệm nhạc cho tiếng hát của ca sĩ sao cho giữa tiếng hát và tiếng đàn có sự hòa quyện hài hòa với nhau mà không bị phô.

Tất cả các bài hát đều được tạo nên bởi một giọng điệu chính ( tone). Đôi khi có những bài hát có nhiều giọng ( mỗi đoạn một giọng). Vì vậy  khi đệm hát, cần xác định được tone bài hát thì mới có thể đệm hát hay và không bị phô.


Giọng (Tone) của một bài hát được hiểu là việc chọn những nốt nhạc chính cho giai điệu thuộc một âm giai


Ta thường nghe những nhạc công hoặc ca sĩ, nhạc sĩ nhắc tới giọng Rê trưởng (D), Đô trưởng (C), Mi thứ (Em)… Đó sẽ là Giọng chính của bài hát mà họ sẽ hát hoặc chơi đàn.

Làm thế nào xác định giọng chính trong đệm hát?

Đối với những người giỏi chơi nhạc, họ thường xác định giọng chuẩn bằng cách lắng nghe âm giai và tìm ra từng nốt tương ứng với âm giai được nghe rồi suy ra hợp âm chính của bài và đệm đàn theo quy luật vòng hòa âm.


Khi đệm hát, cách nhanh nhất để xác định giọng cho một bài hát là nghe những nốt nhạc cuối cùng của bài hát đó. Nốt kết thúc là nốt gì, thì bài hát đó sẽ chơi ở giọng trưởng hoặc thứ mang tên nốt đó


Ví dụ: Bạn nhận ra được nốt cuối cùng của bài đó là nốt Rê, thì bài hát đó có thể sẽ chơi được ở giọng Rê trưởng (D) hoặc Rê thứ (Dm). Bạn thử hát những câu cuối và đệm hợp âm Rê trưởng hoặc Rê thứ  và lắng nghe, sau đó chọn ra hợp âm phù hợp, nghe không bị phô.


Tuy nhiên cách này cũng chưa thật sự chính xác, vì cũng có những bài hát có nốt kết thúc không tuân thủ theo quy luật hòa âm.


Ví dụ: bài hát ở giọng Rê trưởng, nốt kết thúc phải là nốt Rê. Tuy nhiên vì mục đích nào đó của tác giả mà nốt kết thúc lại là nốt La…


Vì vậy để chắc chắn, ta cần xác định thêm dấu hóa đặt ở đầu khuông nhạc của bản nhạc

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên


Dấu thăng (#): Trình tự dấu thăng:    1   ->   2    ->   3   ->  4   ->  5  ->   6  ->   7

Fa   –   Do   –   Sol   –  Re   –  La   –  Mi   –  Si


Dấu giáng (b): Trình tự dấu giáng:    1   ->  2  ->   3  ->  4   -> 5  ->  6  ->  7

Si   –  Mi  –   La  –  Re  –  Sol  –  Do  – Fa

Trình tự trên được hiểu như sau: nếu sau khóa nhạc,  bản nhạc có 1 dấu thăng, bạn sẽ ngầm hiểu nốt Fa sẽ được tăng lên nửa cung xuyên suốt toàn bài. 2 dấu thăng thì nốt Fa và Do được tăng lên nửa cung, 3 dấu thăng thì Fa, Do, Sol tăng lên nửa cung…

Tương tự như vậy đối với dấu giáng: 2 dấu giáng thì  nốt Si và Mi sẽ giảm xuống nửa cung …

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên


Nếu sau khóa nhạc không có dấu hóa thì bản nhạc được chơi ở giọng Do trưởng ( C )hoặc La thứ (Am). Kết hợp với nốt nhạc cuối cùng là Do hay La, bạn sẽ chắc chắn được bản nhạc chơi ở giọng Do trưởng hay La thứ


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu thăng: Bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng +1, thì sẽ có được giọng trưởng chính của bài


Ví dụ: Đầu khuông nhạc có 2 dấu thăng, tương ứng với trình tự bên trên sẽ là Fa và Do, thì bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng là Do + 1. Vậy thì bạn sẽ biết rằng bài này chơi ở giọng Rê trưởng.


Ví dụ khác: 3 dấu thăng, ngầm hiểu là Fa – Do – Sol.  Giọng chính của bài sẽ là La trưởng (A) do dấu thăng cuối cùng là Sol + 1 = La


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu giáng. Bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng làm giọng trưởng chính của bài


Ví dụ 1: Hai dấu giáng,  bạn ngầm hiểu trình tự 2 dấu giáng là Si – Mi. Bạn lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng là Mi làm giọng trưởng chính. Bạn sẽ có được giọng Si giáng trưởng


Ví dụ 2:  Ba dấu giáng, tức là Si – Mi – La. Áp dụng cách hướng dẫn trên, giọng chính của bài này sẽ là Mi giáng trưởng


Khi xác định được giọng chính của bài hát rồi bạn chỉ cần áp dụng quy luật vòng hợp âm vào thì bạn đã có thể đệm hát được rồi!

Chúc các bạn thành công!

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Tiết 5:Ôn tập bài hát: Lý dĩa bánh bò, Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ & Tập đọc nhạc: TĐN số 2 trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 8.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Tiết 5

- Ôn tập lại bài hát “ Lí dĩa bánh bò” và giúp HS hát tốt bài hát đồng thời biết chuyển động nhẹ nhàng khi hát bài hát.

- Nhận biết được cấu tạo gam thứ, giọng thứ. Phân biệt được tính chất của giọng trưởng và giọng thứ.

- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 2, kết hợp đánh đúng nhịp 3/4.

Tóm tắt lý thuyết Âm nhạc lớp 8 Tiết 5

1. ND1: Nhạc lí Giọng thứ

Hầu hết các bản nhạc bài hát mà các em biết đều được viết trên hai hệ thống giọng trưởng và giọng thứ. Bài hát viết giọng trưởng thường mang tính chất sôi nổi, tươi sáng. Bài viết ở giọng thứ mang tính chất du dương, tha thiết (điều này có tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào tốc độ của bài nhạc)

Một vài ví dụ về giọng trưởng:

- Chú chim nhỏ dễ thương, Tiếng ve gọi hè

- Tiếng chuông và ngọn cờ, Chiếc đèn ông sao

Một vài ví dụ về giọng thứ:

  • Xuân về trên bản, Quê hương

  • Ca chiu sa

Giọng trưởng và giọng thứ khác nhau ở cấu tạo cung và nửa cung.

Công thứ giọng trưởng là

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên

Công thức giọng thứ là:

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên

Dấu hiệu để nhận biết giọng thứ ở khuông nhạc không có hoá biểu là nốt nhạc kết thúc bài là nốt LA sẽ cho ta biết bài hát được viết ở giọng La thứ.

=> Giọng thứ là khái niệm để chỉ các tác phẩm / đoạn nhạc được xây dựng bởi một hệ thống gồm 7 bậc âm. Khi sắp xếp các bậc âm này theo thứ tự liền bậc từ thấp đến cao, bắt đầu và kết thúc bằng âm chủ có cấu tạo như sau:

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên

2. ND2: Tập đọc nhạc- Bài số 2

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên

* Tìm hiểu bài

=> + Nhịp 4/4, giọng Cdur.

+ 4 câu ( câu 1 và câu 3 có giai điệu giống nhau).

+ Cao độ: C, D, E, F, G, A, B

+ Trường độ:

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên

Hướng dẫn Soạn Âm nhạc lớp 8 Tiết 5

Câu 1: Tập thể hiện bài hát Lí dĩa bành bò với tính chất vui, dí dỏm.

Dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết ở giọng La thứ tự nhiên

Câu 2: Tìm một vài bài hát viết ở giọng thứ.

Trả lời:

Khúc hát chim sơn ca: Mi thứ

Chiều thu nhớ trường : Rê thứ

Khi vui xuân sang: La thứ

Nối vòng tay lớn: Mi thứ

Lý kéo chài: Rê thứ

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Tiết 5:Ôn tập bài hát: Lý dĩa bánh bò, Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ & Tập đọc nhạc: TĐN số 2 trong SGK Âm nhạc lớp 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Âm nhạc. Chúc các bạn học giỏi!