Cách đấu nối máy phát điện

Dây quấn phần ứng trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng trong mỗi máy phát và mỗi cách đấu dây phù hợp với từng yêu cầu sử dụng khác nhau. Chính vì vậy, dưới đây chúng tôi thông tin đến bạn 2 cách đấu dây máy phát điện 1 pha cơ bản, thường được thợ lắp đặt lựa chọn.

Đấu dây máy phát điện 1 pha gì?

Đấu dây quấn phần ứng máy phát điện 1 pha hay còn được người trong nghề gọi tắt là đấu dây (máy phát điện 1 pha). 

Phần dây quấn của các máy phát gồm nhiều bối dây đấu nối tiếp nhau theo 2 cách: dạng xếp hoặc sóng. Và dù cho đấu dây máy phát theo cách nào, trước hết chúng ta cần làm rõ một vài thông số liên quan như sau:

  • Số rãnh chứa cặp cạnh tác dụng Zₙₜ = u. Z . Z là số rãnh thực
  • Số bối dây (S) = số phiến góp (G) = u . (Z)
  • Bước dây quấn được kí hiệu là y – là khoảng cách giữa cạnh tác dụng thứ nhất của bối dây đầu và bối dây thứ 2. y₁ là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của một bối dây. y₂ là khoảng cách giữa cạnh tách dụng thứ 2 của bối dây đầu với cạnh tác dụng thứ 1 của bối dây hai. 

Cách đấu dây máy phát điện 1 pha dạng xếp đơn giản

  • Muốn đấu dây theo dạng xếp cơ bản, ta cần tính số bước dây quấn thứ nhất y₁ theo công thức y₁= Zₙₜ /(2p)±𝜀
  • Trong cách đấu dạng xếp đơn giản, bước dây y = số bước phiến góp = 1
  • Khoảng cách y₂ = y₁ – y

Sau khi tính toán đầy đủ các bước dây, ta nối các bối dây theo giản đồ như sau:

Cách đấu nối máy phát điện

Sơ đồ cách đấu dây mát phát điện 1 pha

  • Nét liền tương ứng với cạnh bối dây lớp trên, nét đứt biểu thị cạnh của lớp dưới. Bạn cũng cần chú ý các cực từ phải đặt đố xứng, lắp đúng chiều quay.
  • Với cách quấn dạng xếp cơ bản, bạn chỉ cần lắp lần lượt từng bối dây theo thứ tự từ bối số 1-16.

Cách đấu dây máy phát điện 1 pha dạng sóng đơn giản

  • Với cách đấu máy phát dạng sóng đơn giản, số bước dây quấn y = (G±1)/ p. Trong đó, dây quấn trái là (G-1)/ p và dây quấn phải là (G+1)/ p.
  • Số bước dây quấn thứ nhất y₁ vẫn được tính theo công thức y₁= Zₙₜ /(2p)±𝜀
  • Khoảng cách y₂ = y –  y₁

Theo đó, ta có cách đấu nối dạng sóng như sau:

Cách đấu nối máy phát điện

sơ đồ cách đấu dây máy phát điện 1 pha dạng sóng

  • Bối dây thứ 1 nối với bối dây thứ 8 và 15, cách đều nhau 7 bối dây, nằm ở vị trí dưới cực nam S. 
  • Nối đến phần tử thứ 5 sao cho chúng đều ở dưới cực bắc N. 

Nghĩa là, cách mắc dạng sóng sẽ nối hết các bối nằm dưới các cực cùng là nam (hoặc bắc). Sau đó, nối các cực ở dưới cực bắc (hoặc nam) cho đến hết bối dây.

Một số cách đấu dây khác

Ngoài 2 cách đấu cơ bản, trong một số trường hợp, các kỹ thuật viên sẽ lựa chọn đấu theo cách dạng như: đấu dây xếp phức tạp, đấu dây sóng phức tạp hoặc phương pháp hỗn hợp cả sóng và xếp. Máy phát được đấu theo các phương pháp khác nhau sẽ sản sinh ra hiệu điện thế khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi người đấu có tay nghề, kỹ thuật xử lí thành thục.

Chúng tôi đã đưa ra 2 cách đấu dây máy phát điện 1 pha để bạn đọc tham khảo. Bạn có thể tự thực hành đấu dây với máy phát của mình hoặc nhờ tới sự trợ giúp từ các kỹ thuật viên lành nghề của công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh. Chúng tôi luôn ở đây, sẵn sàng để hỗ trợ bạn một cách nhanh nhất! Bình Minh – đơn vị phân phối độc quyền chính hãng máy phát điện của các thương hiệu top đầu thế giới. Hãy liên hệ với chúng tôi và trải nghiệm!

Tủ điện ATS ( Automatic Transfer Switches) là một hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, nó có tác dụng theo dõi khi nguồn chính bị mất thì ATS sẽ khởi động và đồng thời chuyển sang nguồn dự phòng .

Hướng dẫn đấu nối ATS vào máy phát điện

Về nguyên lý thì việc đấu nối mạch lực rất đơn giản , Nếu ATS – máy phát điện có bảng điều khiển là bộ điện tử thì có 3 hình thức kết nối phổ thông nhất trên tất cả các dòng máy phát điện như sau :

– Kết nối tủ ATS với máy phát điện qua cổng truyền thông hiện đại: – Kết nối tín hiệu điều khiển tủ ATS với nmáy phát điện qua cổng điều khiển từ bên ngoài( remostart).

– Kết nối trực tiếp điện lưới vào các bảng điều khiển của máy phát điện.

Chi tiết từng kiểu đấu nối

Kiểu 1 : khi dùng kiểu kết nối này bạn cần một khả năng về lập trình và chỉ nên kết nối khi nhà máy của bạn có mạng điều khiển nội bộ ,  có ít các đơn vị dùng hình thức này .

Kiểu 2 : Tất cả các bảng đều có chức năng này không những máy phát điện mà bao gồm các loại máy như máy nén khí, máy làm lạnh nước….

Nếu bạn sử dụng chức năng điều khiển từ xa cho máy phát điện thì bạn cần để lại kiểu kết nối này cho chức năng đó. Bạn tham khảo bài viết điều khiển từ xa cho máy phát điện,máy nén khí, máy làm lạnh nước.

Kiểu 3 : kiểu kết nối này chỉ được hỗ trợ khi bảng điều khiển của máy phát điện có hỗ trợ chức năng ATS control.

Khi kết nối tủ ATS-máy phát điện theo kiểu 3 bạn không cần bất kì bộ lập trình, nguồn nuôi, hay phần tử điều khiển nào trong tủ ATS bạn chỉ cần duy nhất hai MCCB cùng một khóa chéo về điện + cơ khí (nếu cần) 2 quận hút của MCCB sẽ được cấp nguồn nuôi từ bảng điều khiển xuống.

Với những tủ ATS đặt xa máy phát điện hoặc MCCB quá lớn không nên cho dòng nuôi quận hút MCCB đi qua tiếp điểm bảng điều khiển. Cần qua một rơ le trung gian trong trường hợp này.

Lưu ý khi Tủ ATS sử dụng phần động lực là ATS nguyên khối hoặc máy cắt

Khi tủ ATS sử dụng phần động lực là ATS nguyên khối hoặc máy cắt thì việc kết nối không có gì thay đổi vẫn áp dụng 3 kiểu kết nối trên.

Lưu ý các ATS dạng khối vd: ATS osung thì có sẵn trung tâm điều khiển nhưng bạn nên dùng trung tâm điều khiển của máy phát cho việc đóng cắt ATS được ăn khớp với toàn hệ thống.

Khi lắp tủ ATS cần lưu ý đến phần tử bảo vệ đầu phát điện .

Một số hãng máy phát điện có tích hợp MCCB bảo vệ đầu phát có nhà cung cấp lại đề là options. Nếu khi lắp ATS mà không lưu ý đến việc bảo vệ ngắn mạch cho đầu phát. Khi dùng máy phát có thể làm cháy đầu phát máy phát điện.

Trên đây Techway Việt Nam hướng dẫn các bạn cách đấu nối tủ ATS vào máy phát điện , các thiết bị , phụ kiện đấu nối cho hệ thống các bạn có thể tham khảo ở mục : https://techway.vn/thiet-bi-dong-cat-bao-ve/

Máy phát điện là một thiết bị vô cùng cần thiết trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế. Bởi vì máy phát điện chính là nguồn năng lượng điện dự phòng dành cho sinh hoạt và sản xuất khi nguồn điện tổng bị ngắt đột ngột. Nhất là trong các hộ gia đình, khi sử dụng máy phát điện phải lắp đặt như thế nào để đảm bảo an toàn và đúng quy tắc. Bài viết hôm nay siêu thị Hải Minh sẽ hướng dẫn các bạn lắp đặt máy phát điện trong gia đình một cách an toàn.

  • Dựa vào nhu cầu sử dụng và công suốt điện năng của nguồn điện trong gia đình để lựa chọn chiếc máy phát điện phù hợp.
  • Kiểm tra kết nối, các đấu nối của nguồn điện có an toàn và đảm bảo hay chưa rồi mới tiến hành lắp đặt máy phát điện.

Lựa chọn vị trí lắp đặt máy phát điện gia đình phù hợp: Vị trí đặt máy phát điện phải là một nơi an toàn, khô ráo, thoáng mát. Mặt đất phải có từ 15m2 là mặt đất bằng phẳng. Tốt nhất là nên đặt máy phát điện trong nhà kho, không nên đặt máy phát điện trong nhà. Bởi vì khi hoạt động máy sẽ thải ra khí độc, có hại cho hệ hô hấp.

Chọn tiết diện cáp tiếp đất: Đối với nhiều loại máy phát điện vỏ máy tiếp xúc với mặt đất bằng cáp mềm nhiều ruột, nhiều loại lại tiếp đất bằng các bảng đồng. Tùy loại máy mà ta chọn tiết diện phù hợp. Tiết diện thích hợp nhất có thể lớn hơn hoặc bằng 16mm2.

Cân nhắc điện trở tiếp đất: Điện trở tiếp đất phải được cân nhắc nhỏ hơn 5Ω.

Kiểm tra lưới điện và cầu dao: Khi lắp đặt hoặc sử dụng máy phát điện cần chú ý cầu dao điện trong nhà. Nên tắt cầu dao ở trạng thái điện lưới. Hãy đảm bảo các thiết bị ở trạng thái OFF.

Cách đấu nối máy phát điện

Lắp đặt thêm các thiết bị hỗ trợ: Các bạn nên lắp đặt tủ chuyển nguồn hay cầu dao đảo nguồn điện để tránh trường hợp máy phát điện rơi vào tình trạng “xông điện” bất ngờ điện có trở lại.